06/02/2018, 10:26

Bánh trôi nước (Tự học có hướng dẫn)

Hướng dẫn I – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống, vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4. 2. Bánh trôi nước là một món ăn quen thuộc của ...

Hướng dẫn

I – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống, vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

2. Bánh trôi nước là một món ăn quen thuộc của nhân dân ta trong dịp lễ tết. Tuy nhiên, bài thơ này có hai ý nghĩa rõ rệt.

a) Về nghĩa đen, đúng là Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước nhưng không phải trong trạng thái bình thường mà tả lúc nó đang bị luộc chín, hết nổi lên lại chìm xuống. Mặc dù vậy, các chi tiết chủ yếu được miêu tả vẫn rất xác thực:

vừa trắng lại vừa tròn: lớp bột bao ngoài và hình dạng chiếc bánh.

bảy nổi ba chìm: bánh bị luộc, hết nổi lên lại chìm xuống.

rắn nát: tuỳ sự khéo léo của người nặn bánh.

lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh.

b) Miêu tả chiếc bánh trôi nước khi đang bị luộc chín, Hồ Xuân Hương đã thể hiện rất tài tình và độc đáo phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Hai chữ thân em là một cách nói quen thuộc trong ca dao khi muốn nói đến một thân phận. Hồ Xuân Hương mượn cách nói dân gian nhưng không phải chỉ để nói về thân phận. Điều chủ yếu là qua thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, bà đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng vừa ngợi ca. Thân em vừa trắng lại vừa tròn là hàm ý ca ngợi vẻ đẹp. Và rồi, mặc dù phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, thậm chí rắn hay t cũng là do ai đó sắp đặt nhưng điều kì diệu là em vẫn giữ tấm lòng son. Đó là tình thương, sự thông cảm và thái độ khẳng định, ngợi ca mà chỉ có những người cùng cảnh phụ nữ như Hồ Xuân Hương mới có được.

c) Hồ Xuân Hương còn có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt Quả mít,… nhưng trong các bài thơ này, bà đều mượn các sự vật đó để cất lên tiếng nói bênh vực, ngợi ca người.phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước cũng như vậy, việc tả chiếc bánh chỉ là cái cớ, nghĩa thứ hai (nghĩa bóng), tả người con gái, mới quyết định giá trị của bài thơ.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Về mối liên hệ giữa những câu hát than thân trong ca dao và bài Bánh tiôi nước của. Hồ Xuân Hương, xem phần II.2.

Mai Thu

0