06/02/2018, 10:26

Ôn tập truyện và kí

Hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Các tác phẩm đã học – Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài. – Sông nước Cà Mau trích từ truyện dài Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. – Bức tranh của em gái tôi – truyện ngắn của ...

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Các tác phẩm đã học

Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.

Sông nước Cà Mau trích từ truyện dài Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

Bức tranh của em gái tôi – truyện ngắn của Tạ Duy Anh.

Vượt thác trích từ truyện dài Quê nội của Võ Quảng.

Buổi học cuối cùng – truyện ngắn của An-Phông-xơ Đô-đê (Pháp).

Cô Tô trích kí của Nguyễn Tuân.

Cây tre Việt Nam – kí của Thép Mới.

Lòng yêu nước – trích từ bài báo Thử lửa trong tập tùy bút Thời gian ủng hộ chúng ta của I-li-a Ê-ren-bua (Nga).

Lao xao trích từ truyện dài Tuổi thơ im lặng của Duy Khán.

2. Tóm tắt nội dung (đại ý) các tác phẩm đã học

Bài học đường đời đầu tiên: Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình kiêu căng, xốc nổi. Trò nghịch ranh của Dế Mèn đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn ân hận rút ra bài học đường đời đầu tiên.

Sông nước Cà Mau: Vùng Cà Mau có sông ngòi, kênh rạch chi chít, rừng đước trùng điệp, chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp cả trên mặt sông.

Bức tranh của em gái tôi: Khi biết em gái có tài hội họa, người anh có mặc cảm tự ti, ghen tị. Nhờ sự độ lượng, nhân hậu của em gái, người anh nhận ra lỗi lầm của mình.

Vượt thác: Dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác trên sông Thu Bồn. Sông nước thật giàu đẹp, hùng vĩ. Con người có vẻ đẹp rắn chắc, mạnh mẽ, chiến thắng thiên nhiên.

Buổi học cuối cùng: Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát bị cắt cho nước Phổ và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

Cô Tô: Vẻ đẹp trời sáng, độc đáo của thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và cảnh sinh hoạt của nơười dân trên đảo qua cách nhìn khám phá của người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp tài hoa Nguyễn Tuân.

Cây tre Việt Nam: Cây tre Việt Nam giàu sức sống, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm, gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam trong lao động, chiến đấu và đời sống. Cây tre là biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những vật bình thường, gần gũi với gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được bồi đắp và mở rộng như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

Lao xao: Các loài chim ở vùng quê rất phong phú, mỗi loài có tập tính riêng. Chúng được miêu tả gắn liền với kỉ niệm tuổi thợ và đậm màu sắc văn hoá dân gian.

II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Đọc lại các tác phẩm truyện kí đã học, căn cứ vào mục I ở trên để điền vào bảng kê. Có thể điền vào vở bài tập, nếu không có vở thì em tự kẻ bảng theo mẫu trong sách giáo khoa (trang 117).

2. Câu này yêu cầu phân biệt thể loại truyện và kí về các yếu tố cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện. Căn cứ vào nội dung cụ thể của tác phẩm đã học, em hãy điền vào các cột các dấu (x).

Một điều cần lưu ý là với truyện dài, đoạn trích quá ngắn, nên không thể hiện rõ yếu tố cốt truyện và nhân vật (Sông nước Cà Mau). Đối với thể kí thường có cốt truyện, có khi không có nhân vật.

3. Từ ấn tượng về các tác phẩm khác nhau, nói về các vùng quê ở Bắc – Trung – Nam, em có thể nêu lên ấn tượng của em về đất nước, cuộc sống, con người. Hai tác phẩm nước ngoài của Pháp và Nga cũng có thể gợi cho em so sánh về tình yêu nước của những con người chân chính trên thế giới.

4. Trước hết cần nhớ lại những nhân vật em đã học qua các tác phẩm. Có thể nêu một nhân vật chính như: Dế Mèn hoặc Dế Choắt hoặc Chị Cốc (Bài học đường đời đầu tiên)…

Sau khi chọn nhân vật, hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật đó.

Mai Thu

0