Quan hệ từ
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Thế nào là quan hệ từ? là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận câu hay giữa câu này với câu khác trong đoạn văn như: – Quan hệ sở hữu. Ví dụ: Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều . (Khánh Hoài) ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Thế nào là quan hệ từ?
là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận câu hay giữa câu này với câu khác trong đoạn văn như:
– Quan hệ sở hữu. Ví dụ:
Đồ chơicủachúng tôi cũng chẳng có nhiều. (Khánh Hoài)
– Quan hệ so sánh. Ví dụ:
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
– Quan hệ nhân quả. Ví dụ:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. (Tô Hoài)
2. Sử dụng quan hệ từ
a) Trong khi nói, viết, có trường hợp buộc phải dùng quan hệ từ, có trường hợp có thể dùng hoặc không đều được. Ví dụ:
– Buộc phải dùng:
gà của mẹ (khác với: gà mẹ)
làm việc ở nhà (khác với: làm việc nhà)
– Có thể dùng hoặc không:
Khuôn mặt của cô gái thật bầu bĩnh, (giống với: Khuôn mặt cô gái thật bầu bĩnh)
Cha của tôi đã nhiều tuổi, (giống với: Cha tôi đẵ nhiều tuổi)
b) Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. Ví dụ:
• vì, bởi vì, bởi / nên, cho nên
– Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. (Tô Hoài)
• nếu, ví như, giá như /thì
– Giá như tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nổi Choắt việc gì. (Tô Hoài)
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Để tìm chính xác các quan hệ từ, cần chú ý:
là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu này với câu khác trong đoạn văn như: quan hệ sở hữu, quan hệ so sánh, quan hệ nhân quả,… Dựa vào định nghĩa này, các em sẽ tìm những quan hệ từ có trong đoạn văn theo yêu cầu của bài tập.
Các quan hệ từ có trong đoạn văn là:
– vào (đêm trước ngày)
– của (con)
– với (con dễ dàng)
– như (uống một li sữa)
– trên (gối mềm)
– như (đang mút kẹo)
– mà (không sao nằm yên được)
– và (thỉnh thoảng chúm lại)
– nhưng (mẹ chỉ dỗ một lát)
– của (ngày khai trường)
– trong (lòng con)
– cho (kịp giờ)
2. Điền các quan hệ từ vào chỗ trống, các em sẽ được đoạn văn hoàn chỉnh như dưới đây:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi với nó ít khỉ gặp nhau. Tôi đi lảm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hanh phúc.
3. Muốn biết câu nào đúng, câu nào sai, các em có thể tiến hành theo trình tự sau:
– Đọc cả câu.
– Tìm hiểu nghĩa của câu và xác định:
+ Câu nào hiểu được rõ ràng
+ Câu nào khó hiểu hoặc không thể hiểu được
– Thử điều chỉnh những câu khó hiểu hoặc không thể hiểu được đó bằng cách bỏ hoặc thêm quan hệ từ ; hoặc thay quan hệ từ này bằng quan hệ từ khác.
– Rút kết luận câu đúng, câu sai.
Kết quả các em sẽ được:
* Câu đúng:
– Nó rất thân ái với bạn bè.
– Bố mẹ rất lo lắng cho con
– Mẹ thương ỵêu nhưng không nuông chiều con.
– Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
– Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
– Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
* Câu sai:
– Nó rất thân ái bạn bè.
– Bố mẹ rất lo lắng con.
– Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
– Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
4. Đoạn văn tham khảo có sử dụng các quan hệ từ:
"Một mảng kỉ niệm lớn của đứa trẻ – đó là món ăn, đặc biệt là cái thứ mà người dân Bắc gọi là quà bánh. Hồi nhỏ chúng tôi không được cho tiền đến trường ăn quà, vì ba mẹ tôi cho rằng trẻ con sử dụng tiền sẽ hư! Đó quả là một thiệt thòi, vì dù trong cặp hoặc sau mui xe luôn xếp sẵn những quả chuối, quýt, bánh mật… thì những quả cấm vẫn là của quý. Đặc biệt là cái món thịt bò khô, anh chàng đi bán rao hàng, bằng cách lắp xắp cái kéo, trên thùng gỗ bày đủ nước châm, ớt, đu đủ xanh. Những sợi đu đủ màu ngọc thạch trắng, giòn, ớt đỏ và lá thơm xanh hợp thành một bức tranh tĩnh vật – kiệt tác đốỉ với tuổi học trò".
(Đặng Anh Đào)
5. Ở bài tập này, các em chú ý:
Trong câu tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhẩn mạnh. Vì vậy:
– Ở câu: Nó gầy nhưng khoẻ.
bộ phận được nhân manh là khoẻ.
– Ở câu: Nó khoẻ nhưng gầy.
bộ phận được nhấn mạnh là gầy.
Mai Thu