Luyện tập cách làm văn biểu cảm
Hướng dẫn HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP 1. Chuẩn bị ở nhà * Đề bài: Loài cây em yêu. * Các em chuẩn bị bài văn này theo các bước đã được gợi ý trong SGK. Bước 1: Tìm hiểu đề vả tìm ý a) Đề bài này yêu cầu viết về một loài cây nào đó mà em yêu thích. Vậy cần chú ý: – Bài này ...
Hướng dẫn
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Chuẩn bị ở nhà
* Đề bài: Loài cây em yêu.
* Các em chuẩn bị bài văn này theo các bước đã được gợi ý trong SGK.
Bước 1: Tìm hiểu đề vả tìm ý
a) Đề bài này yêu cầu viết về một loài cây nào đó mà em yêu thích. Vậy cần chú ý:
– Bài này yêu cầu viết về một loài cây cụ thể mà em yêu thích chứ không phải là một loài cây được trồng trong vườn, trong nhà, hay là một loài cây chung chung. Bài này không phải là bài viết về đồ vật hoặc động vật.
– Bởi vậy, các em phải xác định cụ thể, rõ ràng loài cây mà em yêu thích là loài cây gì.
b) Khi đã xác định được loài cây mà em yêu thích, các em cần phải tìm ý phuc vụ cho nội dung bài viết. Có thể dựa vào việc trả lời một số câu gợi ý dưới đây để tìm ý:
– Vì sao em yêu thích loài cây đó hơn những loài cây khác?
– Loài cây đó có những đặc điểm gì về hình dáng, màu sắc, hoa trái, lợi ích,… khiến em yêu thích?
– Em thường chăm sóc cây như thế nào? Em quan tâm đến sự phát triển của cây ra sao?
– Tình cảm của em dành cho loài cây này được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Bước 2: Lập dàn bải
Các em tham khảo dàn bài đã đươc lâp trong SGK để tự lập dàn bài cho bài viết của mình.
Có thể tham khảo thêm một dàn bài khác dưới đây:
a)Mở bài
Giới thiệu tên loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó.
b) Thân bải
– Vị trí của cây trong vườn, hoặc trong nhà.
– Miêu tả một số đặc điểm nổi bật, rất đáng chú ý của cây khiến em có cảm tình và yêu thích:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Hương hoa
+ Những đặc điểm nổi bật khác
– Suy nghĩ của em về lợi ích của cây đối với cuộc sông vật chất và tinh thần của em nói riêng và của con người nói chung.
– Sự chăm sóc thường ngày của em đối với loài cây này.
c) Kết bài
Tình cảm của em đối với loài cây em yêu.
2. Thưc hành trên lớp
Các em thực hành nói, viết trên lớp theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Dưới đây là một số đoạn trích tham khảo.
CÂY BÀNG
– Vảo mùa hè
Cái cây ấy, mùa hè này hết tầng lá nọ đến tầng lá kia, che kín không cho một tia nắng nhỏ rọi được xuống đất, để cho chúng nó chơi đùa. Mùa hè này, những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!
– Vào mùa thu
Sang cuối thu, lá của nó ngả thành màu tía, và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tía kì diệu không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác kia càng nhìn càng đẹp. Đố anh hoạ sĩ nào pha được đúng cái màu tía ấy của lá bàng cuối thu! Những lá ấy rụng xuống mỗi ngày một nhiều. Cái Thuỳ cứ đi học về là ra nhặt sạch từng cái. Nó xếp thành từng chồng, to ra to, nhỏ ra nhỏ, để gọn lại vào góc nhà.
– Vào mùa đông
Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một lá, cành như khô lại in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám cành trơ trụi đó như cố co mình vào để chịu cho được cái rét buốt của mùa đông. Trông những cành trơ trụi ấy,.cái Thuỳ và các bạn nhỏ của nó thấy thương xót trong lòng, chúng nghĩ rằng mình có áo, còn rét, những cành trụi hết lá kia trơ trơ ngoài trời chắc là rét lắm!
– Vào mùa xuân
Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm kín tất cả các cành to, cành nhỏ. Và chỉ một đêm sau, rồi từng ngày từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác, hầu như mỗi lúc mỗi khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của chúng nó vậy.
(Đào Vũ)
CÂY SẦU RIÊNG
– Hương vị của trái sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. sầu riêng thơm mùi thơm của mít chúi quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
– Hoa của cây sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hướng cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngát. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
– Dáng của cây sầu riêng
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưổng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến dam mê.
(Mai Văn Tạo)
CÂY GẠO
– Cảnh cây gạo khi mùa hoa nỏ
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đây!
… Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp.
– Cảnh cây gạo khi mùa hoa tàn
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây gạo đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trỏ thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên ; những mảnh vỏ tách ra cho những múi bông nở đều, chín như nồi cơm chúi đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như reo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
… Cây gạo rất thảo hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng góp với bốn phương kết quả dòng nhựa quý của mình.
(Vũ Tú Nam)
Mai Thu