06/02/2018, 10:26

Liệt kê

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Để miêu tả một sự vật, sự việc nào đó, diễn tả một ý nào đó, nếu chỉ dùng một từ, một cách nói thì khó có thể khắc hoạ được sự vật, sự việc, ý tưởng đó. Biện pháp sử dụng, sắp đặt nhiều từ, cụm từ đứng cạnh nhau, theo quan hệ hàng ngang ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Để miêu tả một sự vật, sự việc nào đó, diễn tả một ý nào đó, nếu chỉ dùng một từ, một cách nói thì khó có thể khắc hoạ được sự vật, sự việc, ý tưởng đó. Biện pháp sử dụng, sắp đặt nhiều từ, cụm từ đứng cạnh nhau, theo quan hệ hàng ngang nhằm diễn tả đầy đủ các khía cạnh khác nhau của sự vật, sự việc, tư tưởng, tình cảm, nhằm làm cho sự miêu tả thêm đậm nét, sự biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ thêm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc, người nghe,… chính là biện pháp liệt kê.

2. ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người, cần phân biệt hai hiện tượng này, để một mặt học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê, mặt khác khắc phục loại lỗi kể lể rườm rà, trùng lặp trong cách nói, cách viết.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Những dẫn chứng được tác giả sử dụng trong bài Tinh thẩn yêu nước của nhân dân ta nhằm chứng minh, minh hoạ cho luận điểm: "Yêu nước là một truyền thống của nhân dân ta". Những dẫn chứng này được trình bày dưới dạng liệt kê. Đó là những trường hợp sử dụng sau (phép liệt kê được in đậm):

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

2. a) Muốn tìm được những từ ngữ để thể hiện phép liệt kê trong đoạn trích của tác giả Nguyễn Ái Quốc, em đọc kĩ đoạn trích, chú ý những từ ngữ liệt kê các sự vật, sự việc. Các từ ngữ này được phân cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy. Đó là những từ ngữ sau (được in đậm):

Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo, xe tay phóng cật lực, đôi chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng ; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm ;… ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo.

b) Cũng tương tự, muốn tim được phép liệt kê trong đoạn thơ của Tố Hữu (trích trong bài Người con gái Việt Nam), cần đọc kĩ đoạn thơ, chú ý các từ ngữ liệt kê các hành động tra tấn dã man của kẻ thù đối với chị Lí. Các từ ngừ này được phân cách nhau bằng dấu phẩy. Đó là:

Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi em đã sống!

Điện giật, dùi đâm,, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

3. Bài tập này yêu cầu đặt câu (câu trong đoạn) để miêu tả cảnh sinh hoạt (câu a) ; để phân tích nội dung truyện (câu b); để nêu cảm xúc, cảm tưởng của bản thân về hình tượng nhân vật (câu c). Trong câu văn, cần chú ý sử dụng phép liệt kê. Ví dụ:

a) Trên sân trường, mấy bạn nam đá cầu, mấy bạn nữ nhảy dây, còn các bạn khác thì chuyện trò, cười nói thật ồn ã.

b) Truyện ngắn "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch, đạo đức giả, mị dân của Va-ren.

c) Qua truyện ngắn này, hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu đã gây cho em và độc giả nói chung sự cảm phục, kính trọng sâu sắc. Trước những lời lẽ thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn của Va-ren, Phan Bội Châu đã im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mắt.

Mai Thu

0