31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích Tựa "Trích diễm thi tập" số 2 - 8 Bài văn phân tích Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương

Có những người phải sáng tác lên một tác phẩm thật sự có ý nghĩa và đi sâu vào lòng người đọc thì mới được người ta biết đến thế nhưng cũng có người chỉ sưu tầm biên soạn lại những bài thơ của người khác làm nên một cuốn sách mà lại có thể được nhiều người biết đến. Không đơn giản là ...

Có những người phải sáng tác lên một tác phẩm thật sự có ý nghĩa và đi sâu vào lòng người đọc thì mới được người ta biết đến thế nhưng cũng có người chỉ sưu tầm biên soạn lại những bài thơ của người khác làm nên một cuốn sách mà lại có thể được nhiều người biết đến. Không đơn giản là việc cóp của người ta lại để làm nên một quyển sách mà công việc ấy mang ý nghĩa lớn lao đó là gìn giữ những tin hoa văn hóa thơ ca để giữ gìn nền văn hiến dân tộc. Chỉ có thế thì người ta mới biết đến chứ. Và Hoàng Đức Lương và tác phẩm trích diễm thi tập thể hiện rõ điều đó.


Trích diễm thi tập là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Tuyển tập này bao gồm thơ của các nhà thơ từ đời trần thế kỉ XV đời Lê (cuối tập là thơ của chính tác giả). Việc biên soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa của các nhà văn hóa nước ta ở thế kỉ XV.


Bài tựa của trích diễm thi tập được Hoàng Đức Lương nêu rõ nhưng quan điểm của mình và lý do biên soạn sách. Chính vì thế mà hiểu hơn được ở con người này những đức tính tốt đẹp đại diện cho phẩm chất con người Việt Nam. Ở đoạn thứ nhất hoàng Đức Lương đã thể hiện được những nguyên nhân khiến cho thơ ca bị thất truyền. Chính những nguyên nhân ấy đã khiến cho ta biết được cần phải làm những gì để thơ ca còn mãi. Thơ ca ở đây không chỉ là thơ ca mà còn là văn hóa văn hiến dân tộc từ bao ngàn đời nay.


Trước hết là nguyên nhân chủ quan, tác giả nêu lên bốn nguyên nhân lý do khiến cho thơ ca không được lưu truyền. Thứ nhất là nguyên nhân ít người am hiểu. chỉ có thi sĩ nhà thơ mới thấy được cái hay trong thi ca của họ mà thôi. Đồng thời cả những cái đẹp cũng chỉ có những người nhà thơ mới thấy được chính vì thế mà thơ ca không được lưu truyền, bởi vì nếu như đã không ai hiểu chỉ có những nhà thơ mới hiểu thì làm sao có thể truyền lưu được. Cái hay của thơ phải được cảm nhận bằng một tâm hồn đồng điệu với cuộc sống để rồi qua những câu thơ ấy ta thấy được những cái hay của bài thơ. Thế mà nhân dân ta không thể hiểu được thì làm sao có thể thích thơ mà lưu truyền nó cho được.


Thứ hai là người có học thì bận rộn trong quan trường và khoa cử cho nên ít có thời gian dành cho thơ ca. tác giả gọi đây là "danh sĩ bận rộn". Thời xưa quan trường cũng giống như ngày nay đi thi đại học vậy. nếu như ngày nay mong muốn có bằng cấp để thoát nghèo thì ngày xưa cũng lao vào quan trường để được hưởng cuộc sống tốt đẹp. Thế nhưng kì thi xưa thì lại ngặt nghèo hơn bây giờ. Tất cả những người đi thi thì chỉ được chọn một người duy nhất. Chính vì thế mà quan trường hiện lên thật sự rất khó khăn, sĩ tử bận thì sẽ không thể nào bận tâm đến thơ ca được.


Thứ ba là có người quan tâm về thơ ca nhưng lại không đủ năng lượng và kiên trì. Đây là nguyên nhân "thiếu người tâm huyết". Sự tâm huyết đối với một người làm nghề thơ ca hay biên soạn là một yếu tố quyết định rất lớn cho nên thiếu tâm huyết kiên trì thì làm sao có thể hiểu được cái hay cái đẹp của thơ ca. Thứ tư là triều đình chưa quan tâm và nguyên nhân này tác giả đặt tên là "chưa có lệnh vua". Triều đình khi ấy cũng bận lo triều chính và cuộc sống của nhân dân cho nên không quan tâm đến thơ ca nhiều. các bậc minh quân cũng phần lớn là quan tâm đến sự bảo vệ và xây dựng quốc gia là chính.


Không những thế việc thất truyền thơ ca còn do nguyên nhân khách quan mà chủ yếu ở đây là thời gian và bom đạn. Chúng ta không thể nào biết được những sức hủy diệt của chiến tranh không chỉ là chết người mà nó còn mang đi cả những thơ ca nữa. Thời gian làm cho thơ ca bị mai một đi không còn ai nhớ đến bài thơ đó nữa.Sang đoạn tiếp theo Hoàng Đức Lương thể hiện những động cơ thôi thúc ông làm nên việc biên soạn của ông.


Động lực ấy chính là do thơ ca Việt nam không có những sách vở tra cứu. Vả lại nếu như Hoàng Đức Lượng muốn làm thơ thì phải dựa vào thơ Đường chính vì thế mà ông ý thức được việc sưu tầm. Không những thế còn xuất phát từ những nhu cầu bức thiết trong việc gìn giữ những văn hiến của dân tộc. Có thể nói việc làm của ông là hết sức lớn lao nó mang tầm vóc của một dân tộc với nền văn hiến cần được gìn giữ phát huy.


Tiếp đến Hoàng Đức Lượng bày tỏ những khó khăn trong việc sưu tầm biên soạn lại thơ ca của ông cha. Và chính từ những khó khăn ấy mà ông thể hiện được những động lực để cho ông vượt qua những khó khăn ấy. Niềm động lực ấy chính là niềm tự hào tự tôn về những giá trị của dân tộc. Đồng thời nó còn là ý thức trách nhiệm của cá nhân tác giả về giữ gìn bảo vệ những văn hóa. Và ý thức độc lập tự cường của ông trong việc biên soạn sưu tầm. Không những thế ông còn nêu lên những ý kiến giống mình như Nguyễn Trãi trong bình ngô đại cáo có viết:


"Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"


Chính nguyên nhân ấy đã khiến cho chúng ta nhớ ta biết được những tâm tư của Hoàng Đức Lương với những người xưa. Họ đều ý thức được việc gìn giữ văn hiến dân tộc. Như vậy Hoàng Đức Lượng đã thể hiện được tầm quan trọng của việc sưu tầm những bài thơ của ông cha ta. Nguyên nhân thất truyền có cả những chủ quan và khách quan. Trích diễm thi tập đã thể hiện được tâm huyết của những người như Hoàng Đức Lượng về việc gìn giữ văn hóa dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0