Bài văn phân tích Tựa "Trích diễm thi tập" số 8 - 8 Bài văn phân tích Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương
Hoàng Đức Lương là văn thần và là nhà thơ Việt Nam thời Lê Sơ. Ông là người biên soạn bộ Trích diễm thi tập có tiếng trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Tựa là bài đứng đầu sách ra đời sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh, như một lời nói đầu, lời giới thiệu nêu rõ lí do tuyển chọn và quá ...
Hoàng Đức Lương là văn thần và là nhà thơ Việt Nam thời Lê Sơ. Ông là người biên soạn bộ Trích diễm thi tập có tiếng trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Tựa là bài đứng đầu sách ra đời sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh, như một lời nói đầu, lời giới thiệu nêu rõ lí do tuyển chọn và quá trình tuyển chọn. Cùng với đó ông muốn nói lên sự trân trọng và niềm tự hào với thơ ca của dân tộc.
Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cần tìm hiểu Tựa là gì?. Như đã biết thì tựa đặt ở đầu sách giới thiệu với độc giả mục đích, động cơ sáng tác, kết cấu, bố cục nội dung hoặc tâm tư, tâm sự của tác giả muốn gửi đến độc giả. Bài tựa có thể là do tác giả viết, hoặc là một người nào đó yêu quý tác giả, tác phẩm mà viết lên. Để biết rõ chúng ta đọc đến cuối bài tựa sẽ có tên và địa chỉ người viết. Bài Tựa Trích diễm thi tập do tác giả viết, qua đó ta còn thấy được đôi nét về thời đại và quan niệm văn chương của tác giả.
Bài tựa của Hoàng Đức Lương có thể chia làm hai phần rõ ràng, phần đầu tác giả nêu được những nguyên nhân khiến thơ ca không thể lưu truyền rộng rãi. Theo như tác giả phân tích thì có bốn nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khiến thơ văn không được lưu truyền. Bốn nguyên nhân chủ quan cụ thể là: Xem thêm: Giải thích câu nói của Bác Hồ có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Lí do thứ nhất là do chỉ có người thích và yêu thơ ca thì mới hiểu được cái hay cái đẹp của thơ ca, nhưng ở đời có mấy ai hiểu được. Thơ ca chỉ có thi nhân mới hiểu được cái hay cái đẹp của nó, vì thơ ca không thể như đồ ăn ngon hay miếng vải đẹp nhìn là có thể biết được, mà nó cần hiểu từ tâm hồn. Nguyên nhân thứ hai, người có học thì lận đận chốn quan trường với các kì thi cử nào đâu có tâm trí mà lo cho thơ ca nữa.
Tiếp đến lí do thứ ba, lí do này khá phổ biến, có vài người đam mê thơ ca cũng tìm tòi và học hỏi nhưng cũng chỉ được một thời gian mà thôi, rồi họ cũng chán và bỏ cuộc. Và lí do cuối cùng là do triều đình không quan tâm, các bài thơ cứ viết ra rồi thất lạc mà không hề được lưu giữ. Không có lệnh vua không in hành vì vậy mà thơ ca lại càng mai một. Bốn yếu tố gộp lại khiến thơ văn của chúng ta ngày càng mai một và mất dần. Góp phần với bốn lí do đó còn có lí do khách quan là thời gian trôi qua, triều đại này rồi triều đại khác làm sách vở bị hủy hoại, tan nát, chiến tranh, hỏa hoạn làm sách vở rách nát, mai một.
Tác giả đã sử dụng phép liệt kê và phép quy nạp để giải thích và chứng minh các lí do khiến thơ văn thất lạc không được lưu truyền. Dẫn đến một thực trạng đau xót, tổn thương đến lòng tự tôn và tự hào dân tộc của tác giả. Xem thêm: Nghị luận về hiện tượng quá tin vào thần thánh mê tín dị đoan của một số người. Phần thứ hai của Tựa tác giả trình bày lí do và quá trình soạn cuốn sách, nêu ra những nội dung trọng điểm mà cuốn sách đề cập tới, tác giả nêu lí do ở phần đầu để cho người đọc thấy được, việc tác giả biên soạn cuốn sách không chỉ là ý muốn của tác giả mà là yêu cầu của thời đại. Từ lí do trên làm thơ ca mai một, ông vô cùng đau xót cho nền thơ ca của nước nhà, không được trân trọng và bảo tồn.
Nhờ lòng yêu thơ ca vô hạn, tác giả đã cố gắng sưu tầm và tìm kiếm lại những bài thơ, quá trình đó vô cùng khó khăn và gian khổ. Vì có bài đã bị rách nát, có bài bị cháy, bị mờ nát,tác giả phải tìm kiếm nhiều nơi, từ các vị quan đương triều. Phải có một sự đam mê rất mãnh liệt thì tác giả mới có thể kiên trì như vậy. Trải qua quá trình không dễ dàng gì cuốn Trích diễm thi tập đã ra đời tuyển tập những bài thơ có giá trị từ thời Trần đến thời Lê của mình và một phần có những bài thơ do tác giả sáng tác. Đây là tuyển tập thơ gồm sáu quyển, nó là tâm huyết và niềm tự hào thơ ca mãnh liệt của tác giả.
Bằng phương pháp lập luận quy nạp, luận điểm rõ ràng, từ ngữ mạch lạc, bài Tựa phần nào cho ta thấy không khí thời đại, tâm tư và tình cảm của tác giả, đặc biệt là tấm lòng trân trọng, tự hào, ý thức, trách nhiệm của tác giả.
Đây là một bài Tựa hay bởi sự trình bày mạch lạc, cảm xúc và lập luận chặt chẽ đã nổi bật lên bốn nguyên nhân chủ quan và những yếu tố khách quan của thời đại. Qua đó cho thấy ý chí và tâm huyết của tác giả khi hoàn thành cuốn sách. Nhờ bài Tựa này mà em thêm yêu nền thơ văn của dân tộc, mỗi cá nhân cần cần bảo vệ và tự hào vì sống trong nền văn học phong phú.