05/02/2018, 12:48

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Mắt (Phần 2)

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Mắt (Phần 2) Câu 11. Một người bị cận thị có khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến điểm cực cận là OCc và điểm cực viễn OCv. Để sửa tật của mắt người này thì người đó phải đeo sát mắt một kính có tiêu cự là A.f=OCc B. f= –OCc C. f=OCv. D. f= ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Mắt (Phần 2) Câu 11. Một người bị cận thị có khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến điểm cực cận là OCc và điểm cực viễn OCv. Để sửa tật của mắt người này thì người đó phải đeo sát mắt một kính có tiêu cự là A.f=OCc B. f= –OCc C. f=OCv. D. f= –OCv. Câu 12. Một người cận thị phải đeo sát mắt kính cận số 0,5. Nếu xem ti vi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn A. 0,5m B. 1m C. 1,5m D. 2m Câu.13. Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25cm phải đeo sát mắt kính số 2. Điểm cực cận của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt A. 25cm B. 50cm C. 1m D.2m Câu 14. Một người cận thị đeo sát mắt một kính có độ tụ -1,5dp thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Điểm cực viễn của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt A. 50cm B. 67cm C. 150cm D. 300cm Câu 15. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Khi đeo sát mắt một kính có độ tụ +1dp, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt A. 40cm B. 33,3cm C. 27,5cm C. 26,7cm Câu.16. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ là A. -2,5dp B. 2,5dp C. -1,5dp D. 1,5dp Câu 17. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt ) chữa tật của mắt để khi nhìn vật ở vô cực mà mắt không điều tiết, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt A. 15cm B. 16,7cm C. 17,5cm D. 22,5cm Câu 18. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ -1dp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là A. từ 13,3cm đến 75cm B. từ 14,3cm đến 75cm C. từ 14,3cm đến 100cm D. từ 13,3cm đến 100cm Câu 19. Một người viễn thị nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đătk cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( kính cách mắt 1cm) có độ tụ là A. 1,4dp B. 1,5dp C. 1,6dp D. 1,7dp Câu 20. Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12cm đến 51cm. Người đó sửa tật bằng cách đeo kính phân kì cách mắt 1cm. Biết năng suất phân li của mắt là 1’. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn có thể phân biệt được là A. 0,033mm B. 0,043mm C. 0,067mm D. 0,044mm Hướng dẫn giải và đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D B B B D B B C B Câu 12: D Kính cận số 0,5 có D=-0,5dp => f=-2m => OCv=2m Câu 13: B Kính cận về giá số 2 có D=2dp => f=0,5m Quan sát vật cách mắt 25cm qua kính => OCc= -d’=-df/(d+f)=50cm Câu 14: B Kính cần có D= -1,5dp => f= -67cm= -OCv Câu 15: B Kính cận về già sô 2 có D=1dp => f=1m Quan sát vật cách mắt 50cm qua kính => OCc= -d’ => d=d'f/(d'-f)=33.3cm Câu 16: D Theo công thức thấu kính: D=1/f=1/d+1/d'=1/0,25+1/(-0,4)=1,5dp Câu 17: B Người đó sửa tật khi đeo kính có f= -OCv= -50cm Quan sát ở cực cận: d’= -OCc= -12.5cm => d=d'f/(d'-f)=16,7cm Câu 18: C Người đó đeo kính có f= -1m => Quan sát ở cực cận: d’= -OCc= -12,5cm => dc=(d' f)/(d'-f)=14,3cm => Quan sát ở cực viễn: d’= -OCv= -50cm => dv=(d' f)/(d'-f)=100cm Câu 19: C Người đó sửa tật khi đeo kính có d’= -OCv+

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Mắt (Phần 2)

Câu 11. Một người bị cận thị có khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến điểm cực cận là OCc và điểm cực viễn OCv. Để sửa tật của mắt người này thì người đó phải đeo sát mắt một kính có tiêu cự là

A.f=OCc      B. f= –OCc      C. f=OCv.      D. f= –OCv.

Câu 12. Một người cận thị phải đeo sát mắt kính cận số 0,5. Nếu xem ti vi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn

A. 0,5m      B. 1m      C. 1,5m      D. 2m

Câu.13. Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25cm phải đeo sát mắt kính số 2. Điểm cực cận của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt

A. 25cm      B. 50cm      C. 1m      D.2m

Câu 14. Một người cận thị đeo sát mắt một kính có độ tụ -1,5dp thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Điểm cực viễn của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt

A. 50cm      B. 67cm      C. 150cm      D. 300cm

Câu 15. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Khi đeo sát mắt một kính có độ tụ +1dp, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt

A. 40cm      B. 33,3cm      C. 27,5cm      C. 26,7cm

Câu.16. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ là

A. -2,5dp      B. 2,5dp      C. -1,5dp      D. 1,5dp

Câu 17. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt ) chữa tật của mắt để khi nhìn vật ở vô cực mà mắt không điều tiết, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt

A. 15cm      B. 16,7cm      C. 17,5cm      D. 22,5cm

Câu 18. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ -1dp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là

A. từ 13,3cm đến 75cm      B. từ 14,3cm đến 75cm

C. từ 14,3cm đến 100cm      D. từ 13,3cm đến 100cm

Câu 19. Một người viễn thị nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đătk cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( kính cách mắt 1cm) có độ tụ là

A. 1,4dp      B. 1,5dp      C. 1,6dp      D. 1,7dp

Câu 20. Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12cm đến 51cm. Người đó sửa tật bằng cách đeo kính phân kì cách mắt 1cm. Biết năng suất phân li của mắt là 1’. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn có thể phân biệt được là

A. 0,033mm      B. 0,043mm      C. 0,067mm      D. 0,044mm

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D D B B B D B B C B

Câu 12: D

Kính cận số 0,5 có D=-0,5dp => f=-2m => OCv=2m

Câu 13: B

Kính cận về giá số 2 có D=2dp => f=0,5m

Quan sát vật cách mắt 25cm qua kính => OCc= -d’=-df/(d+f)=50cm

Câu 14: B

Kính cần có D= -1,5dp => f= -67cm= -OCv

Câu 15: B

Kính cận về già sô 2 có D=1dp => f=1m

Quan sát vật cách mắt 50cm qua kính

=> OCc= -d’ => d=d'f/(d'-f)=33.3cm

Câu 16: D

Theo công thức thấu kính: D=1/f=1/d+1/d'=1/0,25+1/(-0,4)=1,5dp

Câu 17: B

Người đó sửa tật khi đeo kính có f= -OCv= -50cm

Quan sát ở cực cận: d’= -OCc= -12.5cm => d=d'f/(d'-f)=16,7cm

Câu 18: C

Người đó đeo kính có f= -1m

=> Quan sát ở cực cận: d’= -OCc= -12,5cm => dc=(d' f)/(d'-f)=14,3cm

=> Quan sát ở cực viễn: d’= -OCv= -50cm => dv=(d' f)/(d'-f)=100cm

Câu 19: C

Người đó sửa tật khi đeo kính có d’= -OCv+

0