Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Từ trường
Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Từ trường Câu 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau. B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gân nhau D. Một thanh nam châm ...
Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Từ trường Câu 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau. B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gân nhau D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau. Câu 2. Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đâu là đúng? A. các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau C. các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau D. nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt Câu 3. Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh )? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức B. các đường sức là những đường cong khép kín ( hoặc vô hạn ở hai đầu) C. chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định D. chỗ nào từ trường ( hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường ( hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa. Câu.4.Xung quạnh vật nào sau đây không có từ trường? A. dòng điện không đổi B. hật mang điện chuyển động C. Hạt mang điện đứng yên D. nam châm chữ U Câu 5. Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện A. xung quanh dòng điện thẳng B. xung quạnh một thanh nam châm thẳng C. trong long của một nam châm chữ U D. xung quanh một dòng điện tròn Câu 6. Trong các hình vẽ ở hình 19.1, đường thẳng biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng biểu diễn một đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả không đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ? Câu.7.Trong các hình vẽ ở hình 19.2, đường tròn biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường thẳng đi qua tâm đường tròn và vuông góc với mặt phẳng chứa đường tròn biểu diễn đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ? Câu 8. Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình 19.3), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của vecto Câu 9. Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình 19.4), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A,M và có chiều từ M đến A. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O ( là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với hướng của vecto Hướng dẫn giải và đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C B B C C C D B B-C Câu 9: B – Áp dụng quy tắc bàn tay phải, tìm chiều của đường sức đi qua N C – Áp dụng quy tắc bàn tay phải, tìm chiều của đường sức đi qua O Từ khóa tìm kiếm:giải bài tập trắc nghiệm câu 1 tính chất cơ bản của từ trường Bài viết liên quanNghị luận xã hội về bệnh thành tích trong học tập – Bài tập làm văn số 2 lớp 12Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (phần 5)Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 17Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vậtĐề kiểm tra số 6 (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (phần 3)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (phần 4)Đề kiểm tra Hóa học lớp 11 số 3 (tiếp)
Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Từ trường
Câu 1. Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau
C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gân nhau
D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Câu 2. Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đâu là đúng?
A. các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau
B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau
C. các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau
D. nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt
Câu 3. Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh )?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
B. các đường sức là những đường cong khép kín ( hoặc vô hạn ở hai đầu)
C. chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định
D. chỗ nào từ trường ( hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường ( hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa.
Câu.4.Xung quạnh vật nào sau đây không có từ trường?
A. dòng điện không đổi B. hật mang điện chuyển động
C. Hạt mang điện đứng yên D. nam châm chữ U
Câu 5. Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện
A. xung quanh dòng điện thẳng
B. xung quạnh một thanh nam châm thẳng
C. trong long của một nam châm chữ U
D. xung quanh một dòng điện tròn
Câu 6. Trong các hình vẽ ở hình 19.1, đường thẳng biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng biểu diễn một đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả không đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?
Câu.7.Trong các hình vẽ ở hình 19.2, đường tròn biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường thẳng đi qua tâm đường tròn và vuông góc với mặt phẳng chứa đường tròn biểu diễn đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn gây ra. Hình vẽ nào mô tả đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?
Câu 8. Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình 19.3), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với hướng của vecto
Câu 9. Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình 19.4), một dòng điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A,M và có chiều từ M đến A. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm O ( là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với hướng của vecto
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | C | B | B | C | C | C | D | B | B-C |
Câu 9:
B – Áp dụng quy tắc bàn tay phải, tìm chiều của đường sức đi qua N
C – Áp dụng quy tắc bàn tay phải, tìm chiều của đường sức đi qua O