05/02/2018, 12:29

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Câu 1: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn? A. IIA B. IIB C. IA D. IB Câu 2: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Câu 1: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn? A. IIA B. IIB C. IA D. IB Câu 2: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng? Số hiệu nguyên tử Chu kì Nhóm A 4 2 IV B 8 2 IV C 16 3 VI D 25 4 V Câu 3: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng? A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì. B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên. C. X là phi kim. D. R có 3 lớp electron. Câu 4: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là A. 14 B. 16 C. 33 D. 35 Câu 5: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng? A. L và M đều là những nguyên tố kim loại. B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn. C. L và M đều là những nguyên tố s. D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng. Câu 6: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần theo thứ tự: A. X < Y < Z < T. B. T < Z < X < Y. C. Y < Z < X < T. D. Y < X < Z < T. Câu 7: X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai? A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. B. X và Y đều là những kim loại. C. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn. D. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa. Câu 8: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A và thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. X là một kim loại và Y là một phi kim. Tổng số electron hóa trị của X và Y là 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu X là Al thì Y có thể là Cl. B. Nếu Y là Se thì X có thể là Zn. C. X và Y có thể tạo thành hợp chất có công thức hóa học XY. D. X và Y có thể là những nguyên tố thuộc nhóm IVA. Câu 9: Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là A. 96 B. 78 C. 114 D. 132 Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là A. O B. S C. Mg D. P Đáp án 1. D 2. C 3. D 4. A 5. D 6. C 7. D 8. C 9. D 10. D Câu 6: Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố lần lượt là: X: 1s22s22p4 => 6 electron hóa trị. Y: 1s22s22p63s1 => 1 electron hóa trị. Z: 1s22s22p63s23p64s2 => 2 electron hóa trị. T: 1s22s22p63s23p63d64s2 => 8 electron hóa trị. Câu 7: Ta tính được eX = 9 và eY = 19 Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s1 Cấu hình electron nguyên tử của Y: 1s22s22p63s23p64s1 X có 2 lớp electron bão hòa, Y có 3 lớp electron bão hòa. Câu 9: Xét ion X+: có 5 nguyên tử, tổng số proton là 11. Vậy số proton trung bình là 2,2. => Có 1 nguyên tử có số proton nhỏ hoặc bằng 2 và tạo thành hợp chất. Vậy nguyên tử đó là H. Ion X+ có dạng AaHb. Vậy a.pA + b = 11 và a + b = 5 a 1 2 3 4 b 4 3 2 1 pA 7 4 3 2,5 Chọn được nghiệm thích hợp a = 1 , b = 4 và pA = 7 => Ion X+ là NH4+. Xét ion Y2- có dạng MXLY2-: x.eM + y.eL + 2 = 50 Vậy x.eM + y.eL = 48 và x + y = 5. Số electron trung bình của các nguyên tử trong Y2- là 9,6 => Có 1 nguyên tử có số electron nhỏ hơn 9,6 => Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì II. => Nguyên tử của nguyên tố còn lại thuộc chu kì III. Nếu 2 nguyên tố cùng thuộc một nhóm A thì sẽ hơn kém nhau 8 electron Vậy eM – eL = 8 Ta chọn được nghiệm: eM = 16 và eL = 8. Ion có dạng SO42-. Chất A là: Phân tử khối của A là 132. Câu 10: Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ. X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp => Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9. Ta xét từng trường hợp: Nếu pX – pY = 1 => pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na) Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại). Nếu pX – pY = 7 => pX = 15 (P), pY = 8 (O) Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận). Nếu pX – pY = 9 => pX = 16 (S), pY = 7 (N) Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại). Vậy X là P. Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa họcBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Ôn tập cuối chương 2 (phần 2)Thuyết minh về cái kéo – Bài tập làm văn số 3 lớp 8Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 37: Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắtBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (phần 3)Đề luyện thi đại học môn Địa lý số 7Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 2: Ấn Độ (phần 3)


Câu 1: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?

A. IIA    B. IIB    C. IA    D. IB

Câu 2: Các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Kết luận nào dưới đây về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là đúng?

  Số hiệu nguyên tử Chu kì Nhóm
A 4 2 IV
B 8 2 IV
C 16 3 VI
D 25 4 V

Câu 3: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.

B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.

C. X là phi kim.

D. R có 3 lớp electron.

Câu 4: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là

A. 14    B. 16    C. 33    D. 35

Câu 5: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?

A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.

B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.

C. L và M đều là những nguyên tố s.

D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.

Câu 6: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần theo thứ tự:

A. X < Y < Z < T.

B. T < Z < X < Y.

C. Y < Z < X < T.

D. Y < X < Z < T.

Câu 7: X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.

B. X và Y đều là những kim loại.

C. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.

D. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.

Câu 8: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A và thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. X là một kim loại và Y là một phi kim. Tổng số electron hóa trị của X và Y là 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu X là Al thì Y có thể là Cl.

B. Nếu Y là Se thì X có thể là Zn.

C. X và Y có thể tạo thành hợp chất có công thức hóa học XY.

D. X và Y có thể là những nguyên tố thuộc nhóm IVA.

Câu 9: Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là

A. 96    B. 78    C. 114    D. 132

Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

A. O    B. S    C. Mg    D. P

Đáp án

1. D 2. C 3. D 4. A 5. D 6. C 7. D 8. C 9. D 10. D

Câu 6:

Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố lần lượt là:

X: 1s22s22p4 => 6 electron hóa trị.

Y: 1s22s22p63s1 => 1 electron hóa trị.

Z: 1s22s22p63s23p64s2 => 2 electron hóa trị.

T: 1s22s22p63s23p63d64s2 => 8 electron hóa trị.

Câu 7:

Ta tính được eX = 9 và eY = 19

Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s1

Cấu hình electron nguyên tử của Y: 1s22s22p63s23p64s1

X có 2 lớp electron bão hòa, Y có 3 lớp electron bão hòa.

Câu 9:

Xét ion X+: có 5 nguyên tử, tổng số proton là 11. Vậy số proton trung bình là 2,2.

=> Có 1 nguyên tử có số proton nhỏ hoặc bằng 2 và tạo thành hợp chất. Vậy nguyên tử đó là H.

Ion X+ có dạng AaHb. Vậy a.pA + b = 11 và a + b = 5

a 1 2 3 4
b 4 3 2 1
pA 7 4 3 2,5

Chọn được nghiệm thích hợp a = 1 , b = 4 và pA = 7 => Ion X+ là NH4+.

Xét ion Y2- có dạng MXLY2-: x.eM + y.eL + 2 = 50

Vậy x.eM + y.eL = 48 và x + y = 5.

Số electron trung bình của các nguyên tử trong Y2- là 9,6

=> Có 1 nguyên tử có số electron nhỏ hơn 9,6

=> Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì II.

=> Nguyên tử của nguyên tố còn lại thuộc chu kì III.

Nếu 2 nguyên tố cùng thuộc một nhóm A thì sẽ hơn kém nhau 8 electron

Vậy eM – eL = 8

Ta chọn được nghiệm: eM = 16 và eL = 8. Ion có dạng SO42-.

Chất A là: Phân tử khối của A là 132.

Câu 10:

Vì pX + pY = 23 nên x và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

=> Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.

Ta xét từng trường hợp:

Nếu pX – pY = 1 => pX = 12 (Mg), pY = 11 (Na)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Nếu pX – pY = 7 => pX = 15 (P), pY = 8 (O)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).

Nếu pX – pY = 9 => pX = 16 (S), pY = 7 (N)

Ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau(loại).

Vậy X là P.

0