05/02/2018, 12:29

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. C. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH. ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. C. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH. D. cho khí flo tác dụng cới dung dịch NaOH. Câu 2: Trong công nghiệp, nước Gia-ven được điều chế bằng cách A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn. C. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH. D. cho khí flo tác dụng với dung dịch NaOH. Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai? A. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO. B. Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp, có tính oxi hóa mạnh. C. Nước Gia-ven dung để tẩy trắng vải, sợi và tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. D. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một loại gốc axit. Câu 4: Cho các phản ứng sau: Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + HClO Trong các phản ứng trên, số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 5: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí gồm N2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn lại 1,12 lít khí thoát ra. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp trên là A. 88,38% B. 75,00% C. 25,00% D. 11,62% Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nông độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là A. 0,5M B. 0,1M C. 1,5M D. 2,0M Câu 7: Trong một loại nước clo ở 25℃, người ta xác định được nồng độ của clo là 0,06M, còn nồng độ của HCl và HClO đều là 0,03M. Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để điều chế 5 lít nước clo trên là A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 10,08 lít. D. 13,44 lít. Câu 8: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có khối lượng 82,3 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Thành phần phần trăm khối lượng KCl trong X là A. 25,62% B. 12,67% C. 18,10% D. 29,77% Đáp án 1. C 2. B 3. D 4. A 5. B 6. C 7. C 8. C Câu 6: nCl2 = 0,1; nNaOH (dư) = 0,2. 0,5 = 0,1 mol Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O => nNaOH (bd) = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol => CM NaOH = 0,3 / 0,2 = 1,5 M Câu 7: nCl2 dư = 0,06. 5 = 0,3 mol, nHCl = 0,03. 5 = 0,15 mol Cl2 + H20 → HCl + HClO => nCl2 (bd) = 0,3 + 0,15 = 0,45 (mol) => V = 0,45.22,4 = 10,08 (lít) Câu 8: nO2= 0,6 mol; nK2CO3= 0,3 mol => nCaCl2= nK2CO3 = 0,3 mol Bảo toàn khối lượng: mY = 82,3 – 0,6.32 = 63,1 (gam). => mKCl (Y) = 63,1 – 0,3.111 = 29,8 (gam) => nKCl (Y)= 0,4 mol => nKCl (Z) = nKCl (Y) + 2nK2CO3 = 0,4 + 2.0,3 = 1 (mol) => nKCl (X) = 1/5.1= 0,2 (mol) => %mKCl = 0,2.74,5/82,3.100% = 18,10% Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Điện tích – Định luật Cu-lông (phần 1)Giải thích ý nghĩa câu nói của nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 – 264 TCN) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” – Bài tập làm văn số 4 lớp 11Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 15Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 13Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 1: EsteBài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 42Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 37: Mác và Ăngghen sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (phần 1)


Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, nước Gia-ven được điều chế bằng cách

A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.

C. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.

D. cho khí flo tác dụng cới dung dịch NaOH.

Câu 2: Trong công nghiệp, nước Gia-ven được điều chế bằng cách

A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.

C. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.

D. cho khí flo tác dụng với dung dịch NaOH.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO.

B. Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp, có tính oxi hóa mạnh.

C. Nước Gia-ven dung để tẩy trắng vải, sợi và tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh.

D. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một loại gốc axit.

Câu 4: Cho các phản ứng sau:

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O

CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + HClO

Trong các phản ứng trên, số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 2    B. 3    C. 4    D. 1

Câu 5: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí gồm N2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn lại 1,12 lít khí thoát ra. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp trên là

A. 88,38%    B. 75,00%    C. 25,00%    D. 11,62%

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nông độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là

A. 0,5M    B. 0,1M    C. 1,5M    D. 2,0M

Câu 7: Trong một loại nước clo ở 25℃, người ta xác định được nồng độ của clo là 0,06M, còn nồng độ của HCl và HClO đều là 0,03M. Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để điều chế 5 lít nước clo trên là

A. 6,72 lít.    B. 3,36 lít.    C. 10,08 lít.    D. 13,44 lít.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có khối lượng 82,3 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Thành phần phần trăm khối lượng KCl trong X là

A. 25,62%    B. 12,67%    C. 18,10%    D. 29,77%

Đáp án

1. C 2. B 3. D 4. A 5. B 6. C 7. C 8. C

Câu 6:

nCl2 = 0,1; nNaOH (dư) = 0,2. 0,5 = 0,1 mol

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

=> nNaOH (bd) = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

=> CM NaOH = 0,3 / 0,2 = 1,5 M

Câu 7:

nCl2 = 0,06. 5 = 0,3 mol, nHCl = 0,03. 5 = 0,15 mol

Cl2 + H20 → HCl + HClO

=> nCl2 (bd) = 0,3 + 0,15 = 0,45 (mol) => V = 0,45.22,4 = 10,08 (lít)

Câu 8:

nO2= 0,6 mol; nK2CO3= 0,3 mol => nCaCl2= nK2CO3 = 0,3 mol

Bảo toàn khối lượng: mY = 82,3 – 0,6.32 = 63,1 (gam).

=> mKCl (Y) = 63,1 – 0,3.111 = 29,8 (gam) => nKCl (Y)= 0,4 mol

=> nKCl (Z) = nKCl (Y) + 2nK2CO3 = 0,4 + 2.0,3 = 1 (mol)

=> nKCl (X) = 1/5.1= 0,2 (mol)

=> %mKCl = 0,2.74,5/82,3.100% = 18,10%

0