05/02/2018, 12:29

Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh (tiếp theo)

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh (tiếp theo) Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại A. Al B. Fe C. Mg D. Ca Câu 10: Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh (tiếp theo) Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại A. Al B. Fe C. Mg D. Ca Câu 10: Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 13,9 B. 47,8 C. 71,7 D. 51,0 Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít H2S (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối trong X là A. 5,82% B. 11,84% C. 11,65% D. 9,61% Câu 12: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl2 2M cần 500 ml dung dịch Na2SO4 a (mol/l). Giá trị của a là A. 0,1 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,2 Câu 13: Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 3,36 B. 1,12 C. 4,48 D. 2,24 Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là A. 36,84% B. 73,68% C. 55,26% D. 18,42% Câu 15: Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là A. 20 B. 40 C. 30 D. 10 Câu 16: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 12 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 3,36 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 10,08 B. 16,80 C. 5,60 D. 8,40 Đáp án 9. A 10. B 11. C 12. B 13. D 14. A 15. B 16. A Câu 9: Bảo toàn khối lượng: nO2 = (20,4-10,8)/32 = 0,3 mol Bảo toàn electron: 10,8/M.n = 4.0,3 => M=9n => n=3; M=27(Al). Câu 10: nFe = 11,2/56 = 0,2 mol ; nS = 9,6/32 = 0,3(mol) => nFeS = 0,2 mol => nPbS = nH2S = nFeS = 0,2 mol => m = 0,2.239 = 47,8 (gam) Câu 12: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl nBaCl2 = nNa2SO4 => 0,5a =2.0,1 => a = 0,4 (mol/l) Câu 13: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl nSO2 = nH2SO4 = nBaSO4 = 23,3/233 = 0,1 mol => V = 0,1.22,4 = 2,24 (lít) Câu 14: nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol => mhh = mCu + mFe Bảo toàn electron: 2nCu + 3nFe = 2nSO2 => 64nCu + 56nFe = 15,2; 2nCu + 3nFe = 2.0,3 => nCu = 0,15; nFe = 0,1 => %mFe = 0,01.56/15,2.100% = 36,84% Câu 15: nH2SO4.3SO3 = 1,69/338 = 0,005 mol H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4 H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O => V = 0,04 lít =40 ml Câu 16: nSO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol => mhh = mFe + mO Bảo toàn electron:3nFe = 2nO + 2nSO2 => 56nFe + 16nO = 12; 3nFe – 2nO =2.0,15 => nFe = 0,18; nO = 0,12 => m = 0,18.56 = 10,08 (gam) Bài viết liên quanPhân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương – Bài tập làm văn số 7 lớp 9Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệpBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 29Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật (phần 8)Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vậtBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Đặc trưng vật lí của âm (phần 2)Đề luyện thi đại học môn Vật lý số 15


Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại

A. Al    B. Fe    C. Mg    D. Ca

Câu 10: Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 13,9    B. 47,8    C. 71,7    D. 51,0

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít H2S (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối trong X là

A. 5,82%    B. 11,84%    C. 11,65%    D. 9,61%

Câu 12: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl2 2M cần 500 ml dung dịch Na2SO4 a (mol/l). Giá trị của a là

A. 0,1    B. 0,4    C. 0,5    D. 0,2

Câu 13: Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 3,36    B. 1,12    C. 4,48    D. 2,24

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Cu và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 đăc, nong, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là

A. 36,84%    B. 73,68%    C. 55,26%    D. 18,42%

Câu 15: Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

A. 20    B. 40    C. 30    D. 10

Câu 16: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 12 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 3,36 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

A. 10,08    B. 16,80    C. 5,60    D. 8,40

Đáp án

9. A 10. B 11. C 12. B 13. D 14. A 15. B 16. A

Câu 9:

Bảo toàn khối lượng: nO2 = (20,4-10,8)/32 = 0,3 mol

Bảo toàn electron: 10,8/M.n = 4.0,3 => M=9n => n=3; M=27(Al).

Câu 10:

nFe = 11,2/56 = 0,2 mol ; nS = 9,6/32 = 0,3(mol) => nFeS = 0,2 mol

=> nPbS = nH2S = nFeS = 0,2 mol => m = 0,2.239 = 47,8 (gam)

Câu 12:

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

nBaCl2 = nNa2SO4 => 0,5a =2.0,1 => a = 0,4 (mol/l)

Câu 13:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

nSO2 = nH2SO4 = nBaSO4 = 23,3/233 = 0,1 mol

=> V = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

Câu 14:

nSO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

=> mhh = mCu + mFe

Bảo toàn electron: 2nCu + 3nFe = 2nSO2

=> 64nCu + 56nFe = 15,2; 2nCu + 3nFe = 2.0,3

=> nCu = 0,15; nFe = 0,1 => %mFe = 0,01.56/15,2.100% = 36,84%

Câu 15:

nH2SO4.3SO3 = 1,69/338 = 0,005 mol

H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

=> V = 0,04 lít =40 ml

Câu 16:

nSO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol

=> mhh = mFe + mO

Bảo toàn electron:3nFe = 2nO + 2nSO2

=> 56nFe + 16nO = 12; 3nFe – 2nO =2.0,15

=> nFe = 0,18; nO = 0,12

=> m = 0,18.56 = 10,08 (gam)

0