31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" số 1 - 6 Bài soạn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Thân Nhân Trung lớp 10 hay nhất

I. Kiến thức cơ bản bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia a. Tác giả Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469. Thân Nhân Trung từng là Tao Đàn Phó Nguyên suý trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng ...

I. Kiến thức cơ bản bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia
a. Tác giả

Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469. Thân Nhân Trung từng là Tao Đàn Phó Nguyên suý trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. Ngoài bài văn bia này ông còn sáng tác thơ.

b. Tác phẩm

Bài trích này nằm trong tác phẩm có tên là Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội.
Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc và bia lăng mộ. Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba thuộc loại văn bia đề danh, ghi công đức. Bia ghi công đức thường có phần tựa nêu lên lí do, quá trình làm bia; có phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết bằng văn xuôi) và phần minh (viết bằng văn vần). Dần dần, phần tựa hoặc kí trở thành nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan điểm của người dựng bia. Bài văn bia này giữ vai trò như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu.


c. Nhận định

Khẳng định Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả Thân Nhân Trung đã phân tích vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ.


II. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Hiền tài là người có đức độ, tài cao

- Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật

Người hiền tài là nguyên khí của đất nước, đóng vai trò quan trọng, quyết định hưng thịnh, suy vi của quốc gia

- Nhà nước từng trọng đãi hiền tài, đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc... chưa xưng với vai trò, vị trí của hiền tài, cần khắc bia tiến sĩ lưu danh sử sách


Câu 2 (Trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Ý nghĩa việc khác bia tiến sĩ:

- Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ nhìn vào đó để rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua

- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: ý xấu được ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm điều răn

- Lấy dĩ vãng, chí lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh lâu dài, rèn danh tiếng cho sĩ phu, củng cố sức mạnh cho Nhà nước


Câu 3 (Trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Ý nghĩa lịch sử của việc khắc bia:

- Thời nào “hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia”, cần biết quý trọng nhân tài

- Thấm nhuần quan điểm nhà nước: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài

- Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu

- Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có chính sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, tránh chảy máu chất xám

- Vinh danh thủ khoa các trường đại học ở Văn Miếu


Câu 4 (trang 32 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Sơ đồ kết cấu của bài văn bia:

Vai trò, tầm quan trọng của người hiền tài -> Những chính sách khuyến khích người hiền tài của đất nước (việc làm, việc đang làm) -> Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ


Tổng kết:
Nội dung: Tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước; những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài và ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc triết, giàu sức thuyết phục.
Ý nghĩa: Bài học về việc trọng dụng nhân tài cho đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0