Bài soạn "Mùa xuân nho nhỏ" số 4 - 6 Bài soạn "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải lớp 9 hay nhất
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM - Thanh Hải (1930 - 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp và là một trong những cấy bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ ...
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
- Thanh Hải (1930 - 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp và là một trong những cấy bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Ông đã xuất bản các thi phẩm: Những dồng chí trung kiên (1962), Huế mùa xuân (hai tập 1970 và 1975), Dấu võng Trường Sơn (1977).
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết trên giường bệnh trước khi nhà thơ qua đời không bao lâu. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống, với đất nước và bày tỏ khát vọng muốn sống hữu ích cho đời. Từ điển văn học tập II trang 350 nhận định:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là một thành công tiêu biểu hơn cả, thể hiện sự phát triển tích cực trong tiếng thơ vốn đậm đà tình yêu cuộc sống của ông. Thơ Thanh Hải nói chung chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành.
II. GỢl Ý ĐỌC HIỂU
Câu 1. Tim hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc và suy nghĩ như sau:
Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mạch cảm xúc và tư tưởng của tác giả dẫn đến mùa xuân của đất nước, của cách mạng và sau cùng là mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước. Nói một cách khác, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước trong lao động và chiến đấu, nghĩ về đất nước vất vả gian lao nhưng vẫn đi lên phía trước, nhà thơ nêu lên ước nguyện làm một Mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời, góp vào mùa xuân lớn của đất nước.
Bài thơ có thể chia làm hai phần:
1) Ba khổ thơ đầu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- Với màu sắc của hoa và âm thanh tiếng chim hót (khổ một).
- Về mùa xuân của cuộc sống chiến đấu và sản xuất đầy chất thơ (khổ hai).
- Nhận ra thế đi lên không gì ngăn cản nổi của đất nước trong quá khứ và hiện tại (khổ ba).
2) Ba khổ còn lại: Mỗi cá nhân phải đóng góp phần mình vào mùa xuân chung ấy. Nhà thơ tự nguyện đóng góp một phần khiêm tốn một nốt trầm vào bản nhạc mùa xuân chung của đất nước.
Câu 2. Khổ thơ đầu với sáu dòng thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân. Với nhịp điệu ngắn gọn, lời thơ hàm súc, chấm phá được cảnh sắc thiên nhiên:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời!
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng...”
“Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc”. Tại sao lại là“dòng sông xanh” mà không phải là “dòng sông trong mát” Vàm cỏ Đông của Hoài Vù hay “dòng sông đỏ nặng phù sa” của Nguyễn Đình Thi? Phải chăng màu xanh của dòng sông và sắc tím của bông hoa hòa hợp làm nên một cảm giác dịu mát lạ thường và đặc biệt là rất Huế. Chỉ với đôi nét điển hình đặc sắc đó của đất kinh đô thơ mộng đã đủ để nhà thơ dựng lên một không gian mùa xuân. Không gian ấy phóng khoáng, bay bổng, nhưng đằm thắm dịu dàng, tươi mát và đầy chất thơ. Tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện - một loài chim quen thuộc thường xuất hiện vào mùa xuân - càng làm cho không gian ấy thêm náo nức lạ thường. Tấm lòng của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tưởng như hiện rõ ra mồn một:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng...”
Tiếng chim nao nức được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp và thật gợi cảm. Giọt gì mà long lanh rơi! Tiếng chim hay mùa xuân đang nhỏ giọt? Âm thanh vốn chỉ được nghe thấy, ở đây nhà thơ cảm nhận được, nhìn thây được “long lanh rơi” và dặc biệt hơn nữa là tiếp xúc được: “Tôi đưa tay tôi hứng”. “Hứng” là một động tác thể hiện sự trân trọng, nâng niu của nhà thơ đốì với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa.
Qua đoạn thơ mở đầu này trong khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân tới.
Câu 3. Từ cảm xúc dạt dào trên, nhà thơ đã tâm niệm về mình:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Ta ở đây là nhà thơ mà cũng có thể là mọi người. Bốn câu thơ phải chăng là một lời ước nguyện. Ta làm con chim, ta làm cành hoa, làm một nốt nhạc trầm nhập vào bản hòa ca, mang niềm vui đến cho cuộc đời. Ước nguyện ấy sao mà nhỏ bé và khiêm tốn! Trong cái lớn lao của cả một mùa xuân đẹp, nhà thơ chỉ tự nguyện làm một tiếng chim hòa trong giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong hương sắc của muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người... Nghĩa là ta là người góp phần mang đến niềm vui cho đời. Chỉ là một nốt trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người. Bốn câu thơ là một lời bày tỏ khát vọng muốn sông hữu ích cho đời.
Nôt trầm xao xuyến ấy cũng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con người muôn công hiến sức mình cho nhân dân đất nước.
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...”
Nhà thơ muốn mình là một “mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu đang chớm bạc. Điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, hay tự nhủ lòng mình kiên định dù phải đổì mặt với tuổi già hay là bệnh tật. Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội. “Lặng lẽ dâng cho đời” là như vậy.
Cao quý xiết bao tấm lòng của nhà thơ!
Đó cũng chính là cách hiểu về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” của bài thơ.
Câu 4. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật phù hợp.
Trước tiên là thể thơ. ông dùng thể thơ ngũ ngôn, một thể thơ gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, vốn có âm hưởng dìu dặt, nhẹ nhàng, tha thiết. Ở đây, Thanh Hải lại khéo dùng lối gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo thành sự liền mạch cảm xúc cho cả bài thơ.
Nhà thơ cũng đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, những hình ảnh tự nhiên và giản dị giàu ý nghĩa tượng trưng khái quát để nói lên ước nguyện thiết tha của mình. “Ta làm con chim hót. Ta làm một cành hoa”. Nên nhớ từ đầu bài thơ ông đã phác họa hình ảnh mùa xuân cũng bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Sự lặp lại, có nâng cao đổi mới của hệ thống hình ảnh cũng là nét đặc sắc đáng chú ý của bài thơ.
Nhìn chung, Mùa xuân nho nhỏ được câu tứ chặt chẽ với giọng điệu thể hiện đáng trân trọng, cảm xúc chân thành tha thiết của tác giả. Theo sát nội dung của từng đoạn, giọng điệu bài thơ có sự biến hóa phù hợp đoạn đầu vui tươi say mê, trầm lắng, nghiêm trang ở đoạn giữa và sôi -nổi thiết tha ở đoạn khép lại.
Câu 5. Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của con người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu chớm bạc.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc...
Điệp từ dù là như một lời khẳng định, tự nhủ lòng mình kiên định, dù phải đôi mặt với tuổi già hay bệnh tật. Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc hữu ích cho xã hội.
Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ này. Và ý nghĩa của nhan đề bài thơ cũng là như vậy.
Ghi nhớ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ dược cống hiến cho đất nước, góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xụân lớn của dân tộc. Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc diệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh dẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.