Bài soạn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" số 6 - 6 Bài soạn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Thân Nhân Trung lớp 10 hay nhất
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 32) Hiền tài có vai trò quan trọng đối với quốc gia: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. => Hiền tài ...
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 32)
Hiền tài có vai trò quan trọng đối với quốc gia:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.
=> Hiền tài có vai trò quyết định đến sự hưng thịnh hay suy vi, sự tồn tại và phát triển của quốc gia.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 32)
Lưu danh lâu dìa cho hiền tài có ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần coi trọng và khuyến khích nhân tài.
- Nêu lên những tấm gương sáng để kẻ sĩ và người đời sau noi theo, ý thức trách nhiệm phò vua giúp nước.
- Ngăn ngừa việc ác, khuyến khích việc thiện, chỉ đường dẫn lối cho tương lai.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 32)
Bài học lịch sử rút ra:
- Giáo dục là quốc sách và chủ trương trọng người hiền tài là con đường quan trọng bậc nhất trong việc phát triển đất nước.
- Phải có chính sách tương xứng để kêu gọi và phát triển người hiền tài, tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”.
- Người hiền tài cần phải có ý thức trách nhiệm với quốc gia dân tộc.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 32)
Sơ đồ:
Vai trò, tầm quan trọng của người hiền tài -> Những chính sách khuyến khích người hiền tài của đất nước (việc làm, việc đang làm) -> Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Vai trò quan trọng của hiền tài
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:
+ Hiền tài: người có tài cao, học rộng và có đạo đức.
+ Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
à Người tài cao, học rộng, có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
à Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh – suy của đất nước.
- Phương pháp lập luận: diễn dịch.
Luận điểm được triển khai qua cách so sánh đối lập:
Nguyên khí thịnh >< Nguyên khi suy
Đ/n nhiều hiền tài >< Đ/n hiếm hiền tài
Thế nước mạnh >< Thế nước suy
à Khẳng định tính chất rõ ràng, hiển nhiên của chân lí.
2. Những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương
- Những việc đã làm:
+ Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng.
+ Ban chức tước.
+ Ban yến tiệc...
à Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà không lưu truyền được lâu dài.
- Việc sẽ làm: Khắc bia tiến sĩ.
3. Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
- Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, ra sức rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, giúp nước.
- Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác, ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
- Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho đất nước.