Bài soạn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" số 5 - 6 Bài soạn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Thân Nhân Trung lớp 10 hay nhất
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả: Thân Nhân Trung Thân Nhân Trung (1418 – 1499), nguyên là phó soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập. 2. Tác phẩm : Bài kí được khắc bia năm 1418. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tô ...
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả: Thân Nhân Trung
Thân Nhân Trung (1418 – 1499), nguyên là phó soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.
2. Tác phẩm :
Bài kí được khắc bia năm 1418. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tô dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê tuy đều có chú ý bồi dưỡng nhân tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Cuối phần trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442.
Bài bia này giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?
Bài làm:
Vai trò của hiền tài đối với đất nước:
Hiền tài là những người học rộng, tài cao, thông minh, sáng suốt,đức độ, tài cao, khẳng định những người có tài cao, học rộng và có đạo đức chính là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển xã hội.
Một đất nước có hưng thịnh, phát triển hay lạc hậu thụt lùi đều phụ thuộc vào những người hiền tài. Như vậy muốn cho nguyên khí thịnh, đất nước phát triển thì không thể không chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.
Câu 2: trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Ý nghĩa của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau?
Bài làm:
Ý nghĩa của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau:
Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của “thánh minh”.
Để kẻ sĩ trông vào những gương hiền tài được lưu danh mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Việc lưu danh bia đá không những để nêu gương mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, cống hiến cho đất nước.
Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác: ý xấu được ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm điều răn, người thiện xem đó mà cố gắng
Câu 3: trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Theo anh (chị) bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?
Bài làm:
Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ :
Thời nào „hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia“, phải biết quý trọng nhân tài.
Hiền tài có mối quan hệ sống còn, thịnh suy của đất nước (triều đại Lê Thánh Tông rất quý trọng hiền tài, biết dùng nhân tài nên đây cũng là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiên Việt Nam).
Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.
Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, trán chảy máu chất xám. Vinh danh các thủ khoa đỗ đầu trong các kì thi
Câu 4: trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Sơ đồ về kết cấu của bài văn bia ghi tên tiến sĩ:Vai trò, tầm quan trọng của người hiền tài -> Những chính sách khuyến khích người hiền tài của đất nước (việc làm, việc đang làm) -> Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Tầm quan trọng của những người tài năng đức độ
Ý nghĩa gửi gắm khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.
2. Giá trị nghệ thuật
Lập luận chặt chẽ.
Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý.