Bài 5 trang 156 sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11: Bài 1. Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm...
Bài 5 trang 156 sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11: Bài 1. Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm. 5. Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong Bài 5. Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong (y = x^3): a) Tại điểm có tọa độ ((-1;-1)); b) Tại điểm có hoành độ bằng (2); c) Biết hệ ...
Bài 5. Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong (y = x^3):
a) Tại điểm có tọa độ ((-1;-1));
b) Tại điểm có hoành độ bằng (2);
c) Biết hệ số góc của tiếp tuyến bằng (3).
Giải:
Bằng định nghĩa ta tính được (y’ = 3x^2).
a) (y’ (-1) = 3). Do đó hệ số góc của tiếp tuyến bằng (3). Vậy phương trình tiếp tuyến tại điểm ((-1;-1)) là (y – (-1) = 3[x – (-1)]) hay (y = 3x+2).
b) (y’ (2) = 12). Do đó hệ số góc của tiếp tuyến bằng (12). Ngoài ra ta có (y(2) = 8). Vậy phương trình tiếp tuyến tại điểm có hoành độ bằng (2) là: ( y – 8 = 12(x – 2))
hay (y = 12x -16).
c) Gọi (x_0) là hoành độ tiếp điểm. Ta có:
(y’ (x_0) = 3 Leftrightarrow 3{x_0}^2= 3Leftrightarrow {x_0}^2= 1Leftrightarrow x_0= ±1).
+) Với (x_0= 1) ta có (y(1) = 1), phương trình tiếp tuyến là
( y – 1 = 3(x – 1)) hay (y = 3x – 2).
+) Với (x_0= -1) ta có (y(-1) = -1), phương trình tiếp tuyến là
(y – (-1) = 3[x – (-1)]) hay (y = 3x + 2).