Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta – Lịch sử 6
Các nhà lịch sử học tìm ra dấu tích của Người tối cổ sống cách chúng ta 40 – 30 vạn năm và sống rải rác khắp trên đất nước. Chúng ta hãy cùng đọc những thông tin dưới đây để biết được đặc điểm sự tiến hóa cũng như lao động để kiếm ăn và quá trình tiến hóa thành Người tinh khôn của họ nhé! A. Tìm ...
Các nhà lịch sử học tìm ra dấu tích của Người tối cổ sống cách chúng ta 40 – 30 vạn năm và sống rải rác khắp trên đất nước. Chúng ta hãy cùng đọc những thông tin dưới đây để biết được đặc điểm sự tiến hóa cũng như lao động để kiếm ăn và quá trình tiến hóa thành Người tinh khôn của họ nhé!
A. Tìm hiểu lí thuyết
Lược đồ một số di khảo cổ ở Việt Nam1. Dấu tích của Người tối cổ :
Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên đất nước ta , cách đây 40-30 vạn năm .
Dấu tích :
-Răng Người tối cổ ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) .
-Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng ( rìu đá núi Đọ ) ở Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa ), Xuân Lộc (Đồng Nai) .
Răng của Người tối cổ ở Hang Thẩm Hai (Lạng Sơn)2. Giai đoạn đầu của Người tinh khôn :
-Người tinh khôn sống khoảng 3-2 vạn năm trước đây .
-Dấu tích tìm thấy ở Mái đá Ngườm ( Thái Nguyên ), Sơn Vi, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa , Nghệ An .
-Công cụ rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ có hình thù rõ ràng .
Công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)
3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn :
-Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ 12000 đến 4000 năm .
-Sống chủ yếu ở Hòa Bình , Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long ( Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).
-Chế tác công cụ đá : biết mài lưỡi cho sắc như rìu ngắn , rìu có vai , công cụ bằng xương , bằng sừng , biết làm đồ gốm , lưỡi cuốc đá .
*Những dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta chứng tỏ nước ta là quê hương của loài người.
* Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ đã mở rộng sản xuất, nâng cao cuộc sống.
B. Bài tập
Câu 1: Người tối cổ là những người như thế nào ?
Người tối cổ là người :
– Còn dấu tích của loài vượn cổ : trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ.
– Hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm, nắm, hộp sọ đã phát triển, biết sử dụng và chế tạo công cụ.
Câu 2: Em thử so sánh công cụ ở hình 19 và hình 20?
– Hình 20 : công cụ được ghè đẽo có hình thù rõ ràng vừa tay cầm, phần lưỡi được ghè đẽo cho mỏng và sắc bén hơn, dùng làm công cụ chặt (ghè đẽo phản ánh ý muốn của con người).
Câu 3: So sánh công cụ ở hình 20 với các công cụ ở hình 21, 22, 23?
– Hình 20 : là công cụ bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ.
– Hình 21, 22, 23 : là những công cụ đá được mài ở lưỡi cho sắc như rìu ngắn, rìu có vai.
Câu 4: Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu : thời gian, địa điểm chính, công cụ?
Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu : thời gian, địa điểm chính, công cụ :
Thời người tối cổ:
Thời gian : Cách đây 40 đến 30 vạn năm về trước.
Địa điểm hình thành : hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng SƠn) núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa) , Xuân Lộc (Đồng Nai).
Công cụ sản xuất: các công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.
Thời người tinh khôn
Thời gian : Cách đây 3 đến 2 vạn năm.
Địa điểm : Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác như Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.
Công cụ sản xuất: rìu bằng cuội, còn thô sơ song có hình thù rõ ràng.
Thời người tinh khôn trong giai đoạn phát triển
Thời gian: Khoảng 12000 đến 4000 năm trước.
Địa điểm: Hòa Bình, Bắc SƠn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ AN), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)
Công cụ: rìu đá, rìu có vai.
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 6:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 6
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 6
- Đáp án môn Lịch sử lớp 6
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 6