28/05/2017, 20:08

Sự học hành, rèn luyện của con người ở các câu tục ngữ con người và xã hội

Đề bài: Sự học hành, rèn luyện của con người ở các câu tục ngữ con người và xã hội Bài làm Tục ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong Kho tàng văn học đồ sộ của Việt Nam. Không chỉ thế, những câu tục ngữ luôn luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày của con người, sống cùng con người và đồng hành ...

Đề bài: Sự học hành, rèn luyện của con người ở các câu tục ngữ con người và xã hội Bài làm Tục ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong Kho tàng văn học đồ sộ của Việt Nam. Không chỉ thế, những câu tục ngữ luôn luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày của con người, sống cùng con người và đồng hành cùng con người. Qua những câu tục ngữ, ta không chỉ đúc kết mà còn truyền đạt những bài học, những kinh nghiệm quý giá mà ông cha ta để lại. Không thể không nhắc ...

Đề bài:  

Bài làm

 

Tục ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong Kho tàng văn học đồ sộ của Việt Nam. Không chỉ thế, những câu tục ngữ luôn luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày của con người, sống cùng con người và đồng hành cùng con người. Qua những câu tục ngữ, ta không chỉ đúc kết mà còn truyền đạt những bài học, những kinh nghiệm quý giá mà ông cha ta để lại. Không thể không nhắc đến những câu tục ngữ đã gắn liền với sự học hành, rèn luyện đã song hành cùng con người qua bao năm tháng.

          Có lẽ không ai trong chúng ta chưa từng nghe qua những câu tục ngữ quá thân quen: Học ăn, học nói, học gói, học mở; học thầy không tày học bạn; đi một ngày đàng học một sàng khôn,… Những câu tục ngữ đó đã đi sâu vào tiềm thức ta một cách khéo léo, răn dạy ta một cách mềm mỏng nhưng sâu sắc ở mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực trong đời sống. Những câu nói nhẹ nhàng ấy như một lời nhắc nhở, dạy bảo ta hàng ngày, hàng giờ, mọi nơi, mọi lúc.

          Có rất nhiều câu tục ngữ dạy cho con người cách sống. Ví như câu học ăn, học nói, học gói, học mở. Ngoài nghĩa đen ra câu tục ngữ còn chỉ cách giao tiếp, ứng xử nói chung trong đời sống thường ngày. Từ xa xưa, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giữa người với người, là sợi dây kết nối mọi người với nhau thông qua tiếng nói chung. Vì vậy việc học ăn học nói rất quan trọng, nó thể hiện tính cách con người nói riêng và nét văn hóa của cả cộng đồng người nói chung. Cũng giống như việc học nói, “ Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói tạo ra các mối quan hệ và đồng thời phá vỡ các mối quan hệ. Lời nói thể hiện trình độ hiểu biết và tính cách của bản thân con người, không những thế, mọi tâm tư tình cảm đều có thể bộc lộ trong từng câu nói. Ta phải biết nói cái gì trước, cái gì sau cũng như ‘học gói, học mở” vậy. Vì thế, câu tục ngữ đã dạy ta học đối nhân xử thế, học cách truyền đạt, cách tư duy và cách sắp xếp trong mọi hoạt động của đời sống thường ngày.

          Cũng có những câu tục ngữ nhắc nhở ta cách học tập và rèn luyện để nâng cao nhận thức. “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” – câu tục ngữ như răn dạy chúng ta về cách học: học bằng thực tế, bằng trải nghiệm. Chỉ khi mắt thấy tai nghe con người mới có thể vỡ lẽ ra nhiều bài học và ghi nhớ chúng. Qua đó, con người có thể tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Đó là điều rất đáng quý vì mỗi kinh nghiệm không kém gì một kho báu trí tuệ nào cả. Đi để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết, đi để học vô vàn những điều hay điều lạ. Tri thức không bao giờ có giới hạn, việc học hỏi là liên tục và không ngừng nghỉ. Ông cha ta đã nhận thức được rằng học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích, từ đó đúc kết lại thành câu tục ngữ đó để động viên những thế hệ sau. Có tri thức giúp chúng ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao, giúp ích cho gia đình và xã hội. Hiểu biết càng nhiều, con người càng biết cách đối nhân xử thế đúng đắn, mang lại thành công trong công việc, trong đời sống và các mối quan hệ. Thomas edison đã từng nói: “Thiên tài một phần trăm là bẩm sinh, chín mưới chín phần trăm là mồ hôi và nước mắt”. Chăm chỉ, cần cù chịu khó học hỏi và rèn luyện mới chính là công cụ tạo ra tri thức. Mỗi chúng ta cần rèn luyện từng ngày, học hỏi từng giờ để gặt hái thêm nhiều tri thức, hoàn thiện bản thân hơn. 

abc

          Ông cha ta còn dạy cho đời sau rất nhiều cách học thông qua các câu tục ngữ để có thể đạt hiệu quả học cao nhất. Câu tục ngữ :“ Học thầy không tày học bạn” đã chứng minh cho điều đó. Chúng ta nên học hỏi một cách chủ động nhất, thoải mái nhất. Không phải cứ hàng ngày đến trường và nuốt từng lời của giáo viên mới là học. Chúng ta còn phải học từ những người xung quanh mình, xem học sống ra sao, làm gì và như thế nào. Những cái hay trong ứng xử hàng ngày, những kiến thức mở rộng không bao giờ có trong sách vở mà nó đến từ những người xung quanh ta. Qua câu tục ngữ, có thể rút ra được một bài học rằng: chúng ta nên mở mang, trau dồi và bổ sung kiến thức ngay từ những điều nhỏ bé và những người xung quanh ta để có thể hiểu biết hơn, hoàn thiện bản thân hơn.

          Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng về nghệ thuật. Chúng ta bắt gặp rất nhiều các biện pháp nghệ thuật trong những câu tục ngữ như: so sánh, ẩn dụ, liệt kê, dùng từ đa nghĩa,… để tạo nên tính sinh động cho câu , thêm phần tình cảm, hóm hỉnh và dễ nhớ hơn.

          Những câu tục ngữ là tài sản quý báu của dân tộc, là những kinh nghiệm quý giá mà ông cha đã đúc kết và truyền đạt lại cho chúng ta. Sự học tập rèn luyện trong tục ngữ đã được bộc lộ rằng học không bao giờ là đủ và tri thức không bao giờ có giới hạn. Vì vậy, chúng ta cần “ học” nhưng câu tục ngữ ấy, nghĩa là ghi nhớ, hiểu và vận dụng chúng để hoàn hiện bản thân hơn cả về nhân cách lẫn về tâm hồn. 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

SU HOC HANH

SU REN LUYEN CỦA CON NGUOI

SU HOC HANH QUA CAC CAU TUC NGU

0