28/05/2017, 20:08

Nêu hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phong cách nghị luận trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Đề bài: Em hãy nêu một số thông tin về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phong cách nghị luận trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. Bác có tên thật là Nguyên Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 và mất ngày 2/9/1960 là một nhà ...

Đề bài: Em hãy nêu một số thông tin về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phong cách nghị luận trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. Bác có tên thật là Nguyên Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 và mất ngày 2/9/1960 là một nhà lãnh đạo cách mạng tài ba sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, một chiến sĩ Cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế ...

Đề bài: Em hãy nêu một số thông tin về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phong cách nghị luận trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác. Bác có tên thật là Nguyên Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 và mất ngày 2/9/1960 là một nhà lãnh đạo cách mạng tài ba sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, một chiến sĩ Cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế giới.

Mùa xuân năm 1951, tại một khu rừng Việt Bắc, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) lần thứ 2 được tổ chức. Hồ Chủ tịch đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn bàn về “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong báo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội thứ II của Đảng lao động Việt Nam( Đảng Cộng sản Việt Nam).

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạng văn nghị luận.Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,… tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,… của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.

Baolaocai.vn_

Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,… Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có câu văn tóm tắt nội dung nghị luận là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" thể hiện dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc. và bài văn nghị luận được tác giả chia làm ba phần để làm sáng rõ luận điểm trên: Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đây là văn bản nghị luận tiêu biểu, mẫu mực cho kiểu văn bản chứng minh vấn đề chính trị xã hội. Văn bản tuy ngắn nhưng hoàn chỉnh. Từ đó cho ta thấy được nhân dân ta rất yêu nước một lòng chung với nước đoàn kết đấu tranh để có cuộc sống hòa bình, ấm lo, hạnh phúc.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Anh chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phong cách nghị luận trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Neu hoan canh ra doi va dac diem phong cach nghi luan trong bai Tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta

Anh chi hay neu hoan canh ra doi va dac diem phong cach nghi luan trong bai Tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta

0