06/02/2018, 15:28

Bàn về kỹ năng sống của giới trẻ hiện nay

Đề bài: Suy nghĩ của mình khi đọc bản tin sau: CUỘC KHẢO SÁT BẤT NGỜ CỦA THẦY DẠY TOÁN Trước thực trạng các em, sinh viên không đủ kỹ năng sống để ứng phó với những áp lực xã hội, thầy Trần Đình Trợ, giáo viên Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã làm một khảo sát vui với các em ...

Đề bài: Suy nghĩ của mình khi đọc bản tin sau:

CUỘC KHẢO SÁT BẤT NGỜ CỦA THẦY DẠY TOÁN

Trước thực trạng các em, sinh viên không đủ kỹ năng sống để ứng phó với những áp lực xã hội, thầy Trần Đình Trợ, giáo viên Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã làm một khảo sát vui với các em trong lớp mình chủ nhiệm.

Khảo sát này được thực hiện ở lớp 12A1 trường THPT Hương Sơn, kết quả gồm 6 ý được thầy Trần Đình Trợ chia sẻ trên mạng xã hội như sau:

Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.

Có 41/45 em thường đi qua sông suối. Trong đó chỉ 4 em biết bơi. Số còn lại chỉ biết lặn, kiểu lặn ”xuống nước, ba ngày sau mới nổi”.

Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng rửa bát.

Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.

Có 45/45 em đọc sách (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng ký mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.

Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.

(Dẫn theo Vn Express, 12/11/2014)

Bài làm

Trẻ em được xem là mầm non tương lai của đất nước cho nên chúng ta luôn luôn có những điều tốt đẹp nhất đến với các em. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay ta như thấy được rằng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển con người thực sự tiến bộ, song những kỹ năng sống cần thiết cho mọi người đặc biệt là cho các em nhỏ lại bị hạn chế. Các em như có một kiến thức tốt, mục đích rõ ràng nhưng lại không tìm cho mình phương hướng cũng như các giải quyết tốt được. Thông qua câu truyện và danh sách thông kê của thầy dạy toán trong câu truyện trên chúng ta mới thực sự bị báo động về sự thiếu hụt trầm trọng kỹ năng sống của các em hiện nay.

Sự thiếu hụt kỹ năng sống như được thể hiện qua các con số thống kê như: Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe. Con số có tới 41/45 em thường đi qua sông suối. Trong đó chỉ 4 em biết bơi. Số còn lại chỉ biết lặn, kiểu lặn ”xuống nước, ba ngày sau mới nổi”. Đây là lời cảnh tỉnh cho các em học sinh đặc biệt là những em học sinh vùng cao khi hay phải đi qua sông suối. Trong những năm gần đây thì đã có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc do đuối nước. Đó một phần là do sự bất cẩn của người lớn cũng như chính do bản thân các em không được học những kỹ năng phòng vệ, bơi lội khi mình gặp những hiểm nguy. Điều này thực sự là một vấn đề gây rắc rối cho chính các  em.

ky nang song

Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng rửa bát. Qủa thật đây cũng chính là một nỗi phiền lòng cho tất cả các bậc phụ huynh. Cha mẹ không khỏi thắc mắc là ngày trước ở tầm tuổi này thì họ biết làm bao nhiêu việc. Trong khi đó bọn trẻ ngày nay lại không biết làm một việc gì cho dù là công việc nhà hàng ngày. Rất hiếm những bạn trẻ hiện đại ngày nay biết nấu cơm cho cả gia đình. Và rửa bát cũng được mẹ làm thay hết, vì quá nuông chiều và thương con nên nhiều bậc phụ huynh như đã làm cho con họ thực dụng không biết làm những công việc nhỏ trong cuộc sống của mình. Hãy để cho các em làm cùng mình, tính tự lập chỉ có được khi các em biết và làm được những công việc hàng ngày lo cho chính mình mà thôi. Tất cả những đứa trẻ sẽ mãi không trưởng thành được dưới bàn tay quá chăm chút của các bận phụ khuynh.

Các em thiếu kỹ năng sống có rất nhiều biểu hiện cụ thể của hiện tượng đó chính là các em không có những kiến thức tối thiểu về các vật dụng thân thuộc trong đời sống hàng ngày. Các em rất ngạc nhiên khi được nói đến mấy thứ đồ dùng bình thường màu hầu hết nhà nào cũng có, song chưa bao giờ biết sử dụng chúng như chiếc chổi, cây lau nhà,…Sự thiếu hụt trầm trọng về sự không có khả năng tự chăm sóc bản thân và tham gia làm việc nhà. Đáng lo ngại nhất đó chính là các em lại thiếu đi những quan tâm đến người thân và con số có 45/45 em trong câu truyện trên nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình. Ta như thấy được các em như không quan tâm một ai cả, ngay đến cả những người thân yêu của mình. Đây quả thực là một hệ lụy đáng buồn trong thời hiện đại ngày nay. Con cái như vô tâm với cha mẹ huống hồ là những người xung quanh. Cuộc sống  đề cao cái tôi thái quá làm cho tình cảm, sự gắn kết của họ với gia đình với xã hội như lỏng lẻo không chắc chắn.

Ngoài ra các em còn không có cho mình những thói quen, những điều nên làm để tìm tòi tri thức như đọc sách. Sách từ trước đến nay vẫn được đánh giá là người bạn, người thầy của con người. Trong những cuốn sách mở ra biết bao nhiêu điều lý thú, giúp cho các em hiểu thêm được nhiều điều mới lạ trong cuộc sống. Nếu như trước đây những điều mới lạ đó chỉ dừng lại những câu hỏi trong đầu. Thì khi các em đọc sách tìm tòi thì nó sẽ giải đáp cho mình tất cả khúc mắc đó.

Nguyên nhân của hiện tượng hiện nay các em học sinh như bị thiếu hụt đến mức báo động về kỹ năng sống. Nguyên nhân đầu tiên đó chính là do việc nhận thức lệch lạc của bản thân các em. Dường như các em lúc này đây cũng chỉ chú tâm vào học kiến thức trong sách vở. Và có thể nhận thấy dược chính quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh, thầy cô trong nhà trường…đã làm cho “bệnh thiếu kỹ năng sống” của các  em này càng nặng hơn. Hãy cứ để các em học tập và vui chơi đúng, không nên gò bó quá các em phải học, chỉ biết học mà không có vốn sống nào. Các em có kiến thức và như số liệu trong khảo sát trên thì cả 45/45 em có khả năng vào đại học. Nhưng quan trọng hơn cả đó chính là kiến thức đó các em biết vận dụng vào trong đời sống là bao nhiêu? “Học đi đôi với hành”, chứ không phải có kiến thức tốt là các em làm được thành công. Kiến thức tốt thì có thể vận dụng được luôn vào thực tế, tất cả nó phải trải qua những quá trình tập luyện nhất định. Nói cho dễ hình dung nhất đó chính là khi các em biết được lý thuyết rồi nhưng mang ra thực hành thì các em phải có số vốn kiến thức căn bản, đã được cọ xát với chúng rồi thì mới có hiệu quả được

Nếu như không có những kỹ năng sống cần thiết thì các em dễ bị những tác động tiêu cực của hiện tượng đối với tương lai của mỗi học sinh và đối với toàn xã hội…Hãy nắm chắc kiến thức và đi vào thực tiễn. Các em phải có thêm những kỹ năng sống độc thông qua sách vở, học hỏi những người xung quanh. Về phía nhà trường cũng tạo ra cho các em những giờ chơi vui tươi và thực tế cuộc sống. Các bậc phụ huynh hãy cho các em tự khám phá cuộc sống dưới sự chỉ dắt của mình.

Kỹ năng sống luôn là một vấn đề cần thiết nhất hiện nay đặc biêt là trong giới trẻ. Có kỹ năng sống các em có thể tự “giải cứu” mình trong những trường hợp cụ thể. Đồng thời làm cho con người hoạt bát hơn, biết yêu thương những người xung quanh và giúp cho các em sớm thành công.

Từ khóa tìm kiếm

0