06/02/2018, 15:28

Suy nghĩ về lời chê trách

Đề bài: em có suy nghĩ gì về ý kiến: Tuân Tử – nhà tư tưởng Trung Hoa thời Chiến quốc từng nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta…” Nhà thơ Ba Tư A.M.Saadi lại viết: Anh gặp ai dù người tốt hay tồi. Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi. Vì nói xấu người ngay là tội ...

Đề bài: em có suy nghĩ gì về ý kiến: Tuân Tử – nhà tư tưởng Trung Hoa thời Chiến quốc từng nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta…”

Nhà thơ Ba Tư A.M.Saadi lại viết: Anh gặp ai dù người tốt hay tồi. Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi. Vì nói xấu người ngay là tội lỗi. Với người gian thành kẻ gian gấp bội. Một khi anh nói xấu láng giềng mình. Thì dù đúng vẫn là điều đáng khinh.

(Trích tập thơ Vườn quả – 1256)

Bài làm

Trên đời này chúng ta sống bao giờ cũng có những sự khen chê khác nhau, và quả thực không một ai có thể nhận được hoàn toàn những lời khen cả. Con người không thể sống vừa lòng tất cả mọi người, có lẽ vì thế mà những câu chê luôn hiện hữu trong cuộc đời này. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn chính là chúng ta học được gì? Và rút ra được những gì từ những lời khen chê đó để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nói về sự khen chê có rất nhiều ý kiến trái chiều với nhau và có lẽ nhận xét của Tuân Tử được đánh giá là một trong những nhận xét hay: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta…”. Tuy nhiên bên cạnh đó thì nhà thơ Ba Tư A.M.Saadi lại viết: “Anh gặp ai dù người tốt hay tồi. Đừng bao giờ nói xấu, hãy nghe tôi. Vì nói xấu người ngay là tội lỗi. Với người gian thành kẻ gian gấp bội. Một khi anh nói xấu láng giềng mình. Thì dù đúng vẫn là điều đáng khinh”.

Để có thể hiểu được hai câu nói này có nghĩa như thế nào trong đời sống của chúng ta thì ta hãy cùng lý giải chúng. Đầu tiên ta thấy câu nói của Tuân Tử đã nêu ra đó chính là nói “Người chê ta mà chê phải là thầy ta…”. Vậy ta hiểu như thế nào về “Chê”? Chê ở đây chúng ta hiểu đó chính là sự chỉ ra cái dở, cái chưa đúng trong lời nói, hành động của người khác. Và ý của cả câu nói mà Tuân Tử muốn nhắn nhủ đó chính là một người đã dám chỉ ra những cái sai và chê trách những cái dở, cái xấu của chính mình với mong muốn đó chính là để cho chúng ta thấy được và từ đó sửa sai để có thể hoàn thiện được chính bản thân mình. Cho nên người chỉ ra được những cái sai trái đó chẳng phải là thầy của ta hay sao? Nhờ những sự góp ý của họ ta như thấy được mình bị thiếu hụt điều gì và cần sửa chữa nó như thế nào. Mỗi người khi nhận được những lời chê trách thật tình thì hãy biết lắng nghe và tiếp thu những lời chê đó để có thể hoàn thành được công việc hoàn hảo, hoàn thiện nhân cách của bản thân.

khen che

Còn đối với thơ của A.M.Saadi thì lại như đã khuyên chúng ta không nên nói về cái dở, điều xấu, điều chưa hay của người khác và cho dù đó là người tốt hay tồi. Theo Saadi thì cho rằng nếu như mà chúng ta nói xấu người khác thì dù nói đúng vẫn là điều đáng khinh thường. Nếu nhìn một cách tổng thể ta như thấy ý kiến này lại trái chiều với ý kiến của Tuân Tử.

Thực ra ta như thấy được ý kiến của Tuân Tử luôn luôn đề cao vai trò cũng như sự khẳng khái của người dám đưa ra những lời chê đúng đắn mà họ lại không sợ mất lòng người khác. Nhưng ta phải nhớ rằng đó thực chất là lời góp ý trên cơ sở khả năng phân tích, đánh giá tất cả các vấn đề mang tính khách quan, không vụ lợi với mục đích xây dựng chứ không phải phủ nhận sạch trơn. Lời chê đó phải được xuất phát từ chính tấm lòng mong muốn đối phương có thể giúp cho họ nhìn nhận ra những điều sai trái và chưa làm được để hoàn thiện bản thân mình hơn. Qủa thật khi bị chê tránh nếu như người nghe biết phân biệt đúng sai, gạt bỏ tự ái, sĩ diện cá nhân để làm theo, và từ đó có thể sửa mình thì bản thân sẽ hoàn thiện hơn, công việc cũng sẽ như thuận lợi, các mối quan hệ cũng trở nên hài hòa, tốt đẹp. Và cũng chính như vậy, người chê ta mà chê đúng hẳn là có thiện ý, thiện cảm với chính ta nhiều hơn. Lời chê trách như mong muốn ta tốt đẹp hơn, nên người đó xứng đáng là thầy để ta có thể học hỏi.

Còn đối với ý thơ của A.M.Saadi: Nói xấu người khác là điều tội lỗi, đáng khinh bởi lẽ rằng con người chúng ta dường như không có ai là hoàn hảo, kể cả người tốt cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có những điều chưa hoàn thiện được. Chính việc mà chúng ta nói xấu diễn ra sau lưng người được nói đến, khiến họ dường như cũng không thể kiểm chứng tính đúng đắn của sự việc, càng không thể thanh minh hay là có thể bào chữa cho bản thân, cho nên thực chất của việc nói xấu là một việc không hay ho cho lắm. Nó như đã nhằm bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của người khác. Nếu bịa đặt, nói điều không hay về người tốt thì quả thực đó là tội lỗi lớn, còn nếu điều nói xấu là đúng thì vẫn không thể chấp nhận việc nói sau lưng người bị hại. Với mục đích không mấy tốt đẹp, mà nó lại như nhằm hạ thấp uy tín người khác. Nếu làm vậy dần dần mọi người chắc chắn cũng sẽ phải thật dè chừng, thậm chí khinh bỉ vì một lúc nào đó mình cũng sẽ thành mục tiêu của kẻ chuyên nói xấu người khác nữa đó.

Khi được đánh giá chung về hai ý kiến này ta như nhận thấy được cả hai ý kiến đều đúng. Hai ý kiến này không loại trừ nhau mà nó như bổ sung cho nhau. Nó như chỉ rõ được những điểm hay của nhau. Đối với câu nói của Tuân Tử nói trực tiếp về sự chê trách mang tính trực diện, còn đối với thơ của Saadi thì lại đề cập tới vấn đề nói xấu sau lưng để làm hại người khác. Hãy cứ nói và chê trách nhưng phải xuất phát từ chính cái tâm của mình. Khi lời chê xuất phát từ cái tâm để mong muốn ngày càng giúp cho họ hoàn thiện hơn thì đó là điều đánh làm. Người dám mạnh dạn chỉ ra những điều chưa hoàn hảo đó thực sự là những người thầy. Ngược lại với những kẻ chỉ có mục đích là bôi nhọ người khác thì sự chê trách đối với họ lại mang nét nghĩa xấu. Qua đây mỗi người khi bị chê thì cũng cần xem lại xem câu chê đó có đúng hay không? Để sửa đổi và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Thông qua những lời chê trách con người như có thể biết được mình làm có tốt không? Và cần bổ sung những yếu tố nào, câu chê của những người thực sự mong muốn mình thành công chắc chắn nó sẽ như những bài học hay. Ngược lại lời chê không xuất phát từ điều tốt thì lại là điều đáng kinh. Hai ý kiến trên quả thật đáng nhớ ghi cho con người chúng ta.

Từ khóa tìm kiếm

0