06/02/2018, 15:28

Suy nghĩ của mình về ý kiến “Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ”. 

Đề bài: Anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến sau: "Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ". (Ngạn ngữ Pháp) Bài làm Trong cuộc sống đầy phép màu nhiệm này ta như có thể thấy được mỗi người luôn luôn có một thế giới riêng mà ta không hề nắm bắt ...

Đề bài:  Anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến sau: "Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ".  (Ngạn ngữ Pháp)

Bài làm

Trong cuộc sống đầy phép màu nhiệm này ta như có thể thấy được mỗi người luôn luôn có một thế giới riêng mà ta không hề nắm bắt được. Và để có thể hiểu sau vào một con người thì ta phải thực sự cần thời gian cũng như sự sẻ chia. Quả đúng như ngạn ngữ Pháp đã từng nhận xét rằng “Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ”.

Nói về sánh thì theo ý nghĩa thông thường, sách chính là nơi lưu giữ những tri thức của nhân loại, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ của con người. Mỗi cuốn sách có thể đem đến cho người đọc những hiểu biết bổ ích, nâng cao nhận thức, bồi đắp tâm hồn, định hướng cách đối nhân xử thế… “Một pho sách” bao gồmnhiều cuốn sách, đó là cả một kho tri thức phong phú được đúc kết trong những trang giấy. Bạn có thể tìm hiểu và thậm chi hiểu sâu sắc về thời đại trước đây mặc dù thời đó bạn chưa được sinh ra. Những cuốn sách như tích lũy được những vốn kinh nghiệm sống, nhưng tri thức khoa học và cả những tâm tư tình cảm của người viết. Chỉ thông qua những cuốn sách mà chúng ta có thể học và tiếp thu được những trí thức phong phú từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của chính chúng ta.

Khi nói đến kho sách ta luôn hình dung ra rằng đó bao gồm vô vàn những cuốn sách và nội dung cực phong phú từ nhiều khía cạnh cửa cuộc sống. Qua cách so sánh, ví von độc đáo, câu ngạn ngữ gián tiếp khẳng định rằng mỗi người xung quanh chúng ta là cả một kho tri thức mà chúng ta có thể học hỏi, với điều kiện chúng ta phải biết quan sát, nhìn nhận, trao đổi, giao lưu, phải hiểu được ưu điểm, nhược điểm, tìm ra những điều đáng học hỏi ở họ. Thật vậy để đánh giá một con người là tốt hay xấu thì phải xem xét người đó ở nhiều khía cạnh khác nhau. Và còn rất nhiều hành động cụ thể của con người người ta lại như có thể đánh giá được họ là những người như thế nào và qua đó ta cũng sẽ được học hỏi những cách giải quyết của họ ra sao. Học tập và đánh giá xem đó là tốt hay xấu quả đúng như là những kiến thức vô giá rút ra từ cuộc sống, và không sai khi nói mỗi người là một kho sách phong phú và đồ sộ biết bao nhiêu.

Mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ

Tác giả câu ngạn ngữ cũng ngầm gửi gắm lời khuyên đó chính là mỗi người cần chịu khó lắng nghe, tích cực học hỏi những người xung quanh mình để hoàn thiện bản thân, đồng thời để làm cho cuộc sống như được trở lên tốt đẹp hơn bao giờ hết. Nhà văn Nam Cao cũng đã từng có câu nói về sự tìm hiểu lắng nghe những người ở xung quanh đó chính là “Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,…toàn những cớ cho ta tàn nhẫn và không bao giờ thấy họ là những người đáng thương và không bao giờ ta thương”. Chính chúng ta nếu như cố gắng mở rộng tấm lòng của mình ra thì bạn sẽ cảm thấy được những người xung quanh bạn luôn luôn là một thế giới riêng chứa đựng những điều hay ho mà chúng ta cũng cần nên biết. Đồng thời khi bạn học hỏi được ở những lối “ứng nhân xử thế” của họ hay những hành động tốt, những sự lạc quan,…để có thể làm cho cuộc sống của chính bạn như cũng trở lên như thú vị hơn biết bao nhiêu.

Đây là một ý kiến xác đáng bởi đối với mỗi người chúng ta đều có vốn hiểu biết hữu hạn. Có không ít điều người khác biết mà chúng ta không biết. Ai cũng có điều đáng cho ta học hỏi ở phương diện này hoặc phương diện khác. Họ là những “pho sách” bằng xương, bằng thịt. Ta có thể tiếp thu tri thức của họ để lấp đi những khoảng trống trong vốn hiểu biết của ta. Cái hay của người thì ta học, cái dở của người thì ta tránh. Và đây quả là một điều tốt lành mà ai ai trong cuộc sống này đều mong muốn. Học là một trong những điều cần thiết đối với một con người. Lenin cũng đã nói về học đó là “Học, học nữa học mãi”, ý muốn nhấm mạnh tầm quan trọng của việc học, và học không bao giờ có điểm kết thúc hay dừng chân nào cả. Học ở trong sách vở trong cuộc sống và hơn nữa là học hỏi những người xung quanh ta. Biết chọn lọc những kỹ năng hành xử của họ bởi “nhân vô thập toàn”. Mỗi người sẽ cung cấp cho ta những kiến thức hay nếu như chúng ta biết cách “đọc” họ. Nếu như là một cuốn sách bình thường bạn có thể có nhiều cách đọc xong không phải cách đọc nào cũng cho lại chính chúng ta những kiến thức trong đó. Mà hãy biết cách đọc khoa học để có thể tiếp thu được những kiến thức đó. Và đối với con người cũng vậy, chúng ta cũng cần phải biết cách để có thể tinh tế, khôn khéo để lựa chọn ra những bài học hay từ “kho sách” sống này.

Tuy nhiên, chúng ta phải biết quan sát, tìm hiểu, đánh giá, lắng nghe có nghĩa là phải biết “đọc” họ thì chúng ta dường những cũng chỉ mới thu nhận được những điều bổ ích. Tri thức không phải là thứ được mang bên ngoài như trang phục mà nó ẩn chứa sâu trong tâm hồn, trí tuệ của con người. Nếu không biết cách, không  chịu khó tìm tòi, quan sát, tìm hiểu người khác thì sẽ chẳng thể thu nhận được tri thức từ họ. Và đây là một điều hiển nhiên có thể thấy được.

Ta như thấy được một bà cụ đi bán hàng rong già yếu, thoạt nhìn ta cũng sẽ chẳng thấy gì có chăng đó chỉ là những lòng thương cảm thoáng qua. Người đi đường thấy tội cũng cho thêm tiền nhưng bà nhất quyết phải gửi cho khách những món đồ như gói kẹo, gói tăm bông chứ nhất định không chịu nhận không. Ta hãy biết cách “đọc” để có thể thấy được những câu chuyện đằng sau của bà lão để có thể làm giàu cho vốn kinh nghiệm của mình. Đằng sau gánh hàng rong nặng nhọc đó như lại còn gánh cả những nỗi lo toan cho đứa con trai tật nguyền. Ta nhưng hiểu thêm về tình yêu thương của những người mẹ dành cho con là vô bờ, qua cả cách hành xử của bà đó là không nhận không những đồng tiền mà người xót thương bà.

Qua câu nói ‘mỗi người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ” cũng nhắc nhở việc chúng ta cũng phải nên phê phán những kẻ lười biếng, không chịu giao lưu, học hỏi để mở mang tri thức hoặc kiêu căng, tự phụ, không chịu học tập những điều tốt đẹp của người khác.

Mỗi người trong cuộc sống thì đầu phải cần có thái độ khiêm nhường, tự nhận thấy điểm hạn chế trong vốn hiểu biết của mình để tìm cách bổ khuyết những hạn chế ấy qua việc học hỏi người khác. Đồng thời cũng phải cần chân thành, khéo léo, tế nhị khi “đọc” người khác để có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và nhận được những điều hữu ích cho bản thân. Và ngạn ngữ Pháp trên quả là một ý kiến đúng đắn.

0