23/05/2018, 15:29

Xử lý nguồn nước nuôi Ba ba

Nước là yếu tố số một quyết định cho mọi sinh vật sống trên trái đất. Nước trong cơ thể động vật máu lạnh động vật máu nóng chiếm 65 – 70% trọng lượng cơ thể. Đối với loại vật sống ở dưới nước, yếu tố nước lại càng không thể thiếu bất cứ hoàn cảnh nào. Nước ở đây theo quan niệm phải là nước ...

Nước là yếu tố số một quyết định cho mọi sinh vật sống trên trái đất.

Nước trong cơ thể động vật máu lạnh động vật máu nóng chiếm 65 – 70% trọng lượng cơ thể.

Đối với loại vật sống ở dưới nước, yếu tố nước lại càng không thể thiếu bất cứ hoàn cảnh nào.

Nước ở đây theo quan niệm phải là nước sạch, đối với các loại vật sống ở nơi bùn lầy ao tù nước động hôi thối.v.v… khi nước cung cấp vào cơ thể chúng thì lại không phải là nước ao tù, nước đọng hôi thối.

Tất cả loại vật sống thích nghi với môi trường đó, chúng có 1 hệ thống lọc qua màng sinh học có chọn lọc, khá phức tạp, ở các mô, các biểu bì, màng lọc để cho các loại nước ao khi vào cơ thể, vào máu phải trở thành nước sạch 100%.

Nước không sạch vật cũng có thể thích nghi để tồn tại, nhưng mức phát dục, tăng trưởng bị chậm lại, giảm sức đề kháng, làm cho hệ thống tạo huyết, tiêu hóa và hô hấp, các bệnh ngoài da.v.v các loại vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập.

Do tầm quan trọng của nước như trên khi bạn có ý định xây dựng ao hồ trang trại, tốt nhất là những nơi có nguồn nước sạch gần sông rạch, hàng ngày phải có dòng chảy và lên xuống. Tránh xa nguồn nước thải công nghiệp và nước từ đầu nguồn có nhiều độc dược thải ra như thuốc trừ sâu, cho hoa màu, ruộng lúa…

Trường hợp không có nguồn sông rạch cung cấp thì nước giếng khoan, nước máy, sinh hoạt cũng có thể cung cấp cho bạn, nhưng lưu lượng nước sẽ không đáp ứng được thoả mãnh nhu cầu khối lượng nước ở qui mô lớn.

Đặc điểm của nước

Khả năng hòa tan của các chất hữu cơ và vô cơ.

Nước ngọt có khả năng hòa tan chất hữu cơ và vô cơ lớn hơn nước mặn. Do khả năng đó mà bạn nên bón phân hữu cơ và vô cơ vào ao hồ để cung cấp thêm dinh dưỡng thức ăn cần thiết cho Ba ba và cá.

Chế độ điều hòa nhiệt của nước

Mùa lạnh, mùa nóng đáy ao ấm và mát hơn hơn trên mặt, các loại sinh vật phù du sống dưới đáy ao phát triển mạnh góp phần dể cung cấp thêm nguồn thức ăn cho Ba ba và cá.

Nhiệt độ thích hợp từ 17°C- 27°C đối với các vật sống dưới nước.

Tỷ trọng của nước

Thường tỷ trọng của nước 1 lít nước = 1kg là phù hợp với sinh lý sinh thái cho Ba ba và cá sống. Chính cũng nhờ tỷ trọng này mà các phiêu sinh, phù du phát triển mạnh dể làm mồi cho Ba ba và cá.

Hàm lượng Oxygen trong nước

Hàm lượng oxy ở đáy ao thấp hơn mặt ao 20 lần, đặc biệt là khi khối lượng nước trong ao hồ không được thay thường xuyên, nguồn tảo kém phát triển, mật độ nuôi quá số lượng qui định, trên mặt nước thả hơn 2/3 các loại lục bình, rau các loại hoặc nước quá bẩn nước bị biến màu, hôi thối và mặt nước có nhiều dầu mỡ.

Hàm lượng oxy ổn định trong nước thường giữ mức từ 3mg – 8mg/lít. Nhỏ hơn 3mg/lít là vật nổi lên mặt nước, khi dó xử lý không kịp thời từ từ chết và chết hàng loạt.

Do đó hồ nuôi phải có hệ thống sục khí và tạo cho nguồn nước chuyển động và chủ động thay nước thường xuyên, bón hàm lượng phân hữu cơ phù hợp để cho rong tảo, phù du, phiêu sinh phát triển phù hợp.

Tính chất của nước

Lý học

Nhiệt độ lý tưởng để nuôi là từ 17 – 27°C, cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến phát triển của chúng, thậm chí còn chết hàng loạt.

Ví dụ: Lạnh dưới 10°c là Ba ba tìm hang làm ổ ngủ đông, cá dồn xuống đáy ao, nóng quá chúng giảm ăn, thức ăn dễ bị hôi thối nước nuôi Ba banước nuôi Ba ba

Độ trong của nước

Độ trong của nước không có nghĩa là nước trong suốt nhìn thấy đáy ao như mọi người tưởng. Nghĩa trong ở đây là nên so với môi trường, nước quanh gần trang trại và ao hồ, không được trong suốt, không biến màu xanh, lục hoặc cồ nhiều phèn vàng đọng vào thành ao, vào rễ rau, cây cọc, các chất dơ lơ lửng trong nước.

Tiêu chuẩn độ trong nhìn mắt thường nước trong ao hồ không được khác màu so với nước xung quanh. Không có mùi lạ, màu của nước hơi giống với nước gạo thật loãng. Không có các vật bẩn lơ lửng trong nước. Thử nếm vào miệng, lưỡi có cảm giác ngọt đậm không chát và chua.

Ánh sáng

Ánh sáng xuyên càng sâu thì các vật phiêu sinh quang hợp phát triển càng mạnh, Ba ba, cá tìm mồi ăn nhìn được xa và tránh được vật lạ đặc biệt là khi chúng cắn xé đuổi rượt nhau.

Ánh sáng có ý nghĩa rất lớn cho đời sống của các dưới nước.

Tính chất hóa học của nước

Tính chất hòa tan của nước (còn gọi là độ cứng của nước). Nước có trong ao hồ và nhờ sự phân hủy của các chất hữu cơ dưới đáy ao hồ và cả nguồn nước cung cấp từ ngoài vào đều có tính chất hòa tan khác nhau.

Muối và độ cứng của nước ở mức 0,5 – 1°/oo là phù hợp cho Ba ba và các loại cá

Các khí hòa tan.

Như O2 (Oxy); CH4 (Metan); H2S (Sulfua hydro) CO2 (Cacbonic) các khí này hòa tan nhiều hay ít trong nước còn phụ thuộc vào nhiệt độ.

– Nhiệt độ cao khí hòa tan giảm.

– Áp xuất không khí tăng khi hòa tan lớn.

– Nước chảy, khuấy động nhiều khí hòa tan tăng.

Tóm lại là:

Khí O2 lúc nào cũng cần lớn hơn từ 3 – 6mg/lít, nếu ao khí thải của H2S – CH4 – CO2 tăng thì không có lợi cho dời sống của Ba ba và cá.

Độ pH

Nuôi Ba ba cần độ pH ổn định từ 7 – 8,5 là phù hợp với các loại cá khác từ 6 – 7 là phù hợp.

pH lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì Ba ba và các loại cá chậm phát triển, vậy cách điều chỉnh bằng bón vôi bột để tăng giảm theo tính chất yêu cầu của vật nuôi.

Các yếu tố sinh vật khác

Sinh vật phù du

– Thực vật:

Chủ yếu là tảo gồm: Tảo lục, tảo tam, tảo khuê, tảo mắt, tảo giáp, tảo vàng và tảo vàng ánh.v.v… chúng rất nhỏ và sống trôi nổi trong nước.

Tảo là chuỗi dầu tiên tồn tại để cung cấp thức ăn cho vật nuôi dưới nước, các loại tảo có hàm lượng Protein chiếm 60% khối lượng tảo khô, trong khi đó lúa, mì, gạo chỉ có 10 – 15%.

Ngoài ra Tảo còn cung cấp cho vật nuôi một lượng Vitamin, Acid Amin rất quan trọng.

– Động vật phù du:

Gồm các nguyên sinh như: Trùn bánh xe, loại râu ngành Daphiamonia, chân chèo Cyclor là loại mồi ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao như loại tảo.

Sinh vật đáy:

Loại sống dưới bùn như: Các loại trai, ốc, hến, trùn, côn trùng, ấu trùng v.v…

Vi sinh:

Các loại vi sinh này là loại thức ăn cho các loại động vật nguyên sinh, luân trùng và giáp xác cấp thấp như ốc, ấu trùng, côn trùng và các thứ này lại là thức ăn cho vật nuôi.

Thực vật thượng đẳng:

Là các loại: rau, rong, bèo, bông súng, sen, v.v…. Các loại này có tác dụng như.

– Góp cho quang hợp oxy trong nước.

– Làm thức ăn cho cá (bổ xung vitamin)

– Làm nơi trú ẩn cho Ba ba con và cá con, cũng như nơi đẻ trứng để bám vào vật con mới nở.

– Tạo bóng mát và độ ấm cho vật nuôi khi thời tiết thay đổi bất thường.

Nhưng chúng chỉ phát triển có mức độ, có giới hạn, nếu dể chúng chiếm hết diện tích mặt nước sẽ gây trở ngại cho mọi hoạt động sinh thái, sinh lý của Ba ba và cá do thiếu Oxy.

Tóm lại: Khi nói đến yếu tố môi trường cho vật nuôi dưới nước, thì trước hết phải nói ngay là yếu tố cần thiết của nước và các phương pháp xử lý nước cho phù hợp với vật nuôi.

Những việc làm có tính chất bắt buộc

Nước

Nước không được xử lý thì không thể coi là nước sạch và đủ tiêu chuẩn để thả vật nuôi.

Nước ao hồ tự nhiên, sông rạch không thể dùng ngay vì biết đâu đã bị nhiễm độc hại loại gì.

Nước giếng khoan thường có mặt các khí H2S, CH4, Chì, Kẽm, Đồng, sắt và các muối khó hòa tan… buộc phải thử và có hồ chứa để xử lý đạt mới dùng.

Nước sinh hoạt của thủy cục thì hàm lượng Clo, phải xử lý cho Clo bay hơi.

Với con Ba ba chưa thích nghi với các loại nước này dễ sinh ra nổ mắt và ghẻ lở. Vì những lẽ đó mà nhất thiết bạn phải có hồ bể chứa nước để xử lý trước khi bơm nước vào thay nước trong hồ đang thả Ba ba.

+ Hệ thống sục khí bằng máy bơm.

+ Dùng thủ công khấy động, mái chèo, dầm cây tre có nhánh, dùng vật 1/2 giữa nổi và chìm dùng dây kéo, cũng có thể cắm cọc giữa ao hồ, cột vào cây tre có nhiều răng như cây bù cào (răng lược) người đứng ngoài dùng tay kéo quanh hồ như xay lúa.v.v… từ 1 – 2 lược trong ngày và mỗi ngày 2 – 3 lần sục, và cho ánh sáng chiếu thẳng mặt nước để khử khí độc trong nước.

Chế độ thay nước

Mỗi ngày thay 1 lần từ 15 – 20% số lượng hiện có trong hồ đang nuôi.

Không có điều kiện thay hàng ngày thì tối thiểu mỗi tuần cũng phải thay 1-2 lần.

Trường hợp đặc biệt thì thay ngay chứ không chờ tới kỳ thay.

Trường hợp nước sông rạch bạn đã thấy chung quanh có nhiều người nuôi cá, và bạn đã thử độ pH dạt và đã dưa Ba ba ra dèo nuôi thử 1 – 2 ngày thấy an toàn thì bạn mới cho vào ao hồ để nuôi. Nhưng loại nước tự nhiên này buộc bạn phải kiểm tra pH và độc dược hàng ngày. Nếu phát hiện có biểu hiện bất thường thì ngưng ngay việc dùng nước tự nhiên mà dùng nước dự trữ ở hồ để thay.

0