09/06/2018, 23:00

Vì sao nước sôi để trong tủ lạnh đông đá nhanh? - Câu hỏi hay

Khi để nước sôi trong tủ lạnh thì tôi thấy mau đông đá hơn nước lạnh. Vì sao vậy? (Công Sang) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Khi để nước sôi trong tủ lạnh thì tôi thấy mau đông đá hơn nước lạnh. Vì sao vậy? (Công Sang)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Hiện tượng kỳ lạ này đã làm đau đầu giới khoa học trong nhiều năm. Các nhà vật lý học từng đưa ra nhiều giả thiết về hiệu ứng Mpemba (liên quan đến sự bay hơi, sự đối lưu, quá trình đóng tuyết, sự làm chậm đông và các tạp chất hòa tan). Tuy nhiên các giải thích khác nhau đều không thuyết phục mọi người, bởi vì mặc dù các yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhất định nhưng chưa đủ mạnh để gây nên hiệu ứng, cũng như chưa ai đưa ra được bằng chứng xác thực để chứng minh.
Ngày 29/03/2010 trên tạp chí New Scientist đã đăng một bài của James Bulangliqi, được cho là đã làm sáng tỏ được nguyên nhân của hiệu ứng này.
Theo James Bulangliqi (Đại học State, New York, Mỹ), hiện tượng trên có mối quan hệ với một số tạp chất ở trong nước. James Bulangliqi cho rằng, chính các tạp chất có trong nước mới là nhân tố then chốt dẫn tới tốc độ đóng băng nhanh của nước nóng.

Trong thời gian 10 năm liền, James Bulangliqi đã tiến hành hàng trăm thí nghiệm có liên quan đến hiệu ứng Mpemba. Cuối cùng, ông đã phát hiện chứng cứ chứng minh hiệu ứng Mpemba xuất phát từ hiện tượng supercool (làm chậm đông) bất ổn định.

James Bulangliqi đã tiến hành thí nghiệm đối với hai mẫu nước máy ở cùng nhiệt độ 20°C. Trước tiên ông bỏ mẫu nước vào trong ống nghiệm, sau đó đưa vào tủ lạnh để làm đông. Hỗn hợp ngẫu nhiên của tạp chất đã làm cho hai mẫu nước này có điểm đông khác nhau, trong đó có một mẫu có điểm đông cao hơn. Nếu như sự khác biệt này đủ lớn, thì hiệu ứng Mpemba sẽ xuất hiện.

James Bulangliqi lựa chọn mẫu nước có điểm đông tự nhiên cao hơn và tiến hành tăng nhiệt tới 80°C, mẫu nước còn lại chỉ tăng nhiệt bằng nhiệt độ trong nhà, sau đó lại đưa hai ống nghiệm vào tủ lạnh. Ông James Bulangliqi cho biết, nếu như điểm đông của nước nóng cao tối thiểu 5°C, thì tốc độ đóng băng của nó sẽ nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. - (Ngo Anh Tu)

Đề nghị các bác thôi ngay cái ý tưởng nước nóng đông đá nhanh hơn nước lạnh đi nhé! ( vì người ta nghiên cứu, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt nào đó mới xảy ra hiện tượng này thôi, nếu không thì các nhà máy nước đá và hộ gia đình đã nấu sôi nước mới làm đá, chả ai phải lo đá có axit và không đảm bảo ATVSTP!). - (vat.ly.ung.dung.98)

Cũng như đi ngoài trời nóng về thì .... chúng ta hấp thụ nước lạnh nhanh hơn nước nóng. Nước sôi cũng vậy, nó hấp thụ lạnh hơn ây mà... =)) - (Văn Vân)

A hỏi hay lắm! Tôi cũng đang tìm câu trả lời vì nếu trả lời dc thì sẽ dc gthưởng 3000$ của tổ chức qtế nào đó(quên rùi)! Các nhà khoa học thế giới vẫn chưa có câu tlời cxác nhất.hehe - (thanh)

Dù "nước sôi" mà bạn nói là nước nóng hay nước đun sôi để nguội thì cũng không bao giờ có chuyện đóng băng nhanh hơn nước lạnh được. Không tin bạn cứ dùng đồng hồ mà kiểm chứng. - (Pham Juy)

Cái này các nhà khoa học chưa giải thích được nha bạn - (ANh BAn Spectre)

Câu này cũng giống như câu tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước để nguội và hiện giờ giới khoa học chưa có câu trả lời thỏa đáng. - (Tuấn)

hình như cái này bên anh treo giải thưởng mấy ngàn bảng cho ai trả lời được mà tới giờ chưa có ai (nhà khoa học hay dân nghiệp dư) nhận được thì phải :D cho nên các bạn đừng phí công vô ích - (tintin)

Nước sôi để nguội hay nước đang sôi 100°C bạn ơi! - (f4)

Vì nếu trả lời được câu hỏi này bạn sẽ được giải Nobel đấy. - (Canlongl)

vào năm 1964 cậu học sinh trung học Erasto B.Mpemba người Tanzania cũng đã phát hiện ra vấn đề này - (ktsphison)

Để nước sôi trong tủ lạnh mau hư tủ lạnh hơn thì có. Bạn phải để nguội mới bỏ trong tủ lạnh. - (LKV)

Nếu ai trả lời đúng câu hỏi này, xin chúc mừng, bạn sẽ nhận được giải thưởng 1 triệu đô :) - (Long)

Cái này các nhà khoa học chưa giải thích được nha bạn - (ANh BAn Spectre)

nước sôi, các nguyên tử nước gần thể trạng khí nên hoạt động mạnh hơn các nguyên tử nước ở nhiệt độ bình thường, do đó khi bạn đưa nước sôi vào tủ lạnh, các nguyên tử nước nóng sẽ thu nhiệt lạnh nhanh hơn và nhanh sôi hơn, đồng thời do thể tích nước sôi giãn nở ra, không khí lạnh có nhiều khoảng không để tiếp xúc với các nguyên tử nước hơn ở nhiệt độ thường. - (Đỗ Thành Nam)

Vì nước sôi mau bốc hơi trong môi trường lạnh nên dễ đông đá hơn và sẽ mau hư tủ lạnh hơn :D - (Mai Hong)

Nhiệt động xảy ra trong thùng nước nóng 100oC diễn ra đồng thời hai dòng đối lưu của cả nước lạnh 4oC từ bên thành của thùng và dưới đáy thùng nổi lên trên bề mặt; ở giữa thùng cũng xuất hiện dòng nước nóng nhẹ hơn nước lạnh nổi lên trên bề mặt thùng nước, tạo ra sự đối lưu nhiệt động trên mặt thùng. Trên bề mặt thùng nước sẽ hình thành sự đối lưu và hoà chộn hai dòng nước nóng và nước lạnh. Khi dòng nước lạnh có nhiệt độ dưới 4°C gặp dòng nước nóng sẽ làm cho dòng nước lạnh co lại và giảm thể tích (khi các phân tử nước liên kết tinh thể lục giác mở bị phá vỡ) và nước lạnh khi tăng nhiệt lên trên 4°C lại bị chìm xuống đáy thùng. Còn ở giữa thùng thì dòng nước nóng có nhiệt độ cao nhẹ hơn do nóng nở ra có thể tích không gian lớn hơn sẽ nổi lên bề mặt. Quá trình đó diễn ra liên tục do nhiệt động hình thành dòng đối lưu lớn, làm cho toàn bộ nước trong thùng sẽ đạt đến nhiệt độ 4°C (giống như một món súp được chộn đều trước khi nước trở thành kem đá) và nước lạnh 4°C sẽ đóng băng thành tinh thể băng. Nếu so sánh với quá trình mất nhiệt của thùng nước 100oC có năng lượng cao, nhiệt động lớn có sự trao đổi đối lưu nhiệt, giống như việc đốt lửa dưới đáy nồi, nồi nước sẽ thu nhiệt nhanh và sôi nhanh hơn so với việc đốt lửa trên vung nồi. - (Tran Xuan Xanh)

Cho nước nóng vào ngăn lạnh, làm nhiệt độ ngăn lạnh tăng, cảm biến nhiệt của tủ lạnh điều kiển rơle không ngắt điện (tủ vận hành lâu mới tự tắt) công suất làm lạnh tăng, thời gian đông đá giảm phải không ạ. - (Khanhtrantich)

Theo tôi có lẹ nước sôi thích ngủ đông hơn nước lạnh - (dat)

Bằng chứng nào bạn nói nước soi dderr trong tủ lạnh đông nhanh hơn nước không sôi - (Duyphu Phu)

Cái này các nhà khoa học chưa giải thích được nha bạn - (ANh BAn Spectre)

Tui dang suy nghi, khi nao nghi duoc tui se tra loi ban :D - (GS Khong Biet)

ở đây có 1 điều quan trọng chưa đề cập đó là nước được đựng trong cái khung có hình dáng như thế nào . niếu như đó là một cái ly thì sự hấp thu nhiệt độ diễn ra rất chậm . còn niếu được trải điều mỏng như bánh tráng thì khác. nước có các phân tử chuyễn động nhanh thì sẽ hấp thu nhiệt độ nhanh hơn . - (lcd)

Cơ sở đối lưu nhiệt lạnh tạo ra nhiệt động của thùng nước nóng diễn ra sự trao đổi nhiệt rất nhanh. Đây là cơ sở khoa học làm cho thùng nước nóng mất nhiệt sớm hơn và bị đóng thành băng đá nhanh hơn thùng thứ nhất. Chính sự khác biệt về tính chất lý hoá của nước khác biệt hoàn toàn với bất kỳ một chất lỏng nào khác. Với nhiệt độ trên 4°C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4°C, nước lại lạnh nở, nóng co, đây là cơ sở khoa học để tạo nên dòng chuyển động nhiệt động học đối lưu phân tử trao động nhiệt lượng của nước trong quá trình diễn ra khi làm lạnh hai thùng nước nóng và nước lạnh, thùng nước nóng lại đóng băng nhanh hơn thùng nước lạnh. - (Tran Xuan Xanh)

có 2 nguyên nhân: 1. khi nước sôi các nguyên tử nước hoạt động mạnh hơn nên khả năng truyền nhiệt nhanh hơn so với nước ở nhiệt độ thường. 2. Nhiệt độ của nguyên tử nước cao, gặp các nguyên tử khác nhiệt độ thấp hơn, độ chênh nhiệt độ giữa nguyên tử nóng và lạnh mức độ trao đổi nhiệt nhanh hơn. 3 nước nóng giản nở nên có nhiều khoảng trống giữa các nguyên tử tạo điều kiện cho khí lạnh tiếp xúc tốt hơn nước ở nhiệt độ thường. - (Đỗ Thành Nam)

Đơn giản quá các bạn:
Nhiệt độ càng cao thì: Phân tử nước hoạt động càng mạnh, chênh lệch nhiệt độ với môi trường cao dẫn đến quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, nhiệt độ tỏa ra nhanh và hấp thu hơi lạnh từ các bề mặt tiếp xúc nhanh hơn nước ở trạng thái thông thường. Giả sử khi đến mức nhiệt độ hai chai nước bằng nhau thì phân tử trong cốc nước sôi cũng vẫn có quán tính vận động và trao đổi nhiệt cao hơn cốc nước nguội do đó nó sẽ lạnh nhanh hơn và đông nhanh hơn. - (Men Bia Lên Mốc)

Khi đun sôi các cation kết hợp với anion có trong nước sẽ lắng xuống, còn lại nước. Nước thì dễ đông đá hơn dung dịch nước. Kg tin mua nước nguyên chất về thử xem. 1 triệu $ nha - (nguyễn văn dũng)

Theo ý mình thì do cấu tạo vật lí của nước đá: nước đá có liên kết là Mạch cực đại , chỉ cần tạo ra Liên kết này sẽ tạo thành nước đá. Mà nước sôi thì các phân tử này trượt lên nhau với tốc đọ cao nên khi tạo liên kết này sẽ dễ dàng hơn so với nước mát . Để kiểm chứng chúng ta có thể tạo sự rung động với tần suất phù hợp với độ trượt của nước nóng . Nếu giả thuyết của mình là đúng thì chúng sẽ có thời gian đông lạnh không sai biệt nhau.Tất nhiên có sai số do nhiều yếu tố khác.
P/s: đây là ý tưởng nên có thể không chính xác các bạn thử xem sao nhé. Good luck ! - (nguyentuanhuy1234)

Hiện tượng này là giống sự đối lưu của khối khí nóng và khối khí lạnh, còn gọi lại là frông hay front. Tùy thuộc và áp suất và độ ẩm khác nhau của hai khối khí sẽ tạo ra một số hiện tượng thời tiết, trong đó có hiện tượng mưa đá cũng tương tự như nguyên lý nóng sôi bỏ vào tử lạnh đong đá nhanh hơn. - (VôDanh)

nước sôi nó bay hơi nên các phân tử nước tách ra và lỏng hơn nước lạnh, nên khi bỏ vào tủ lạnh nó đông nhanh hơn!. Dễ hiểu thôi mà ........ - (vanvinhqb91)

Vì hàm lượng oxy hòa tan trong nước lạnh nhiều hơn trong nước sôi làm cản trở quá trình dẫn nhiệt. Nước sôi để nguội vẫn đông đá nhanh hơn nước lạnh. Không tin? Bạn thử xem? - (Trí Nguyễn)

Tầm bậy ! - (khoai chích)

câu hỏi này đang được treo giải thưởng 1tr USD nếu ai trả lời được đấy bạn à. - (Thanh Tuan)

Tôi nghĩ khi nước nóng các phân tử nước giãn ra và hoạt động hỗn loạn nên khi cho vào tủ lạnh không khí lạnh dễ dàng tiếp cận trực tiếp với các phân tử nước nên các phân tử này được làm lạnh ngay. - (nvlamtk)

Vớ vẩn quá đi. Nếu là nước nóng mà để vào tủ lạnh sẽ làm hại tủ, làm tủ nhanh hỏng hơn. Hơn nữa khi để nước nóng vào tủ nó sẽ mất 1 quá trình để làm nguội, cho đến khi nước được đóng băng. Còn khi ta đưa nước ở nhiệt độ thường vào dĩ nhiên thời gian để nước đóng băng sẽ giảm. Đây là nguyên lý rồi - (hoang nguyen)

Vì khi bạn bỏ 1cốc nước sôi và 1cốc nước lạnh thì nước sôi sẽ đông nhanh hơn nước lạnh. - (haidang)

Nếu mình nhớ ko nhầm thì hình như đã có một cơ quan hay tổ chức nào đó treo giải thưởng với số tiền khá cao cho ai giải thích được câu hỏi đau đầu này đấy. Và hiện tại giới khoa học vẫn đưa câu hỏi này vào danh sách bí ẩn. Họ vẫn đang nghiên cứu mà vẫn chưa có câu trả lời chính xác. - (Chi)

Bạn Công Sang hỏi: Khi để nước sôi trong tủ lạnh thì tôi thấy mau đông đá hơn nước lạnh. Vì sao vậy?
Bạn không nêu là nước vừa đun sôi hay là đã để nguội đến nhiệt độ tương đương với nước lạnh! Tuy nhiên, tạm thời coi như bạn hỏi là nước sau khi đun sôi và được để nguội mới đưa vào tủ lạnh. Vấn đề này chúng ta có thể xem xét như sau:
1-Sự đóng băng của nước là chuyển từ pha lỏng sang pha rắn. Đối với các dung dịch nói chung thì dung dịch có nồng độ chất tan cao sẽ chậm đông (chậm chuyển pha, nhiệt độ chuyển pha lỏng-rắn thấp) hơn dung dịch có nồng độ chất tan thấp; việc này được ứng dụng dùng nước muối bão hòa để làm chất tải nhiệt trong làm lạnh (làm kem, làm đá cây,...) kiến thức này được dạy trong môn học Hóa lý ở các trường đại học chuyên ngành về Hóa.
2-Nước sau khi đun sôi thì đã thay đổi một số thành phần so với ban đầu, một số chất khoáng bị kết tủa (vào thành ấm, hoặc bình,...) do vậy hàm lượng chất tan của nước đã đun sôi giảm đi so với trước khi đun. Áp dụng nguyên tắc nêu ở mục 1 thì kết quả là nước đun sôi để nguội nhanh đông và có nhiệt độ chuyển pha từ lỏng sang rắn cao hơn so với nước thường. - (Nguyễn Anh Tuấn)

Vũ văn Sơn : Mùa rét ta nói, ở miệng ta hơi ra như khói. Đó là các phân tử nước ở dạng hơi đi ra và nó cách xa nhau nên rất dễ tiếp xúc với nhiệt độ thấp và chúng dễ kết tủa, ta nhìn thấy như khói. Nước sôi, các phân tử nước xa nhau hơn nên chúng dễ tiếp xúc với nhiệt độ thấp hơn , nên chúng dễ đông hơn. Khi đông thì đá bị xốp - (Vũ văn Sơn)

Nó còn tùy vào trường hợp. Những người ấm đầu thì làm được việc này - (chip)

Các bác có để ý tới các suối nước nóng của núi lửa trên băng ko , một vài cái lỗ sôi ùng ục trên băng giá mà ta thấy các tay phượt luộc trứng ếy . Tạo hóa để nước nóng đóng băng nhanh là vì thiên nhiên lo cho con người...mà con người là kiệt tác của thiên nhiên kì công tạo hóa . Mà nước nóng băng tan , trái đất tàn ,. Khi đó người hành tinh khác lại chỉ gọi là trái nước thôi ... Và hoàng kim thế nay còn đâu - (thiepzuzu)

0