09/06/2018, 23:00

Tại sao bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ? - Câu hỏi hay

Mỗi buổi chiều khi mặt trời lặn thì bầu trời chuyển sang màu đỏ. Vì sao vậy? (Nguyen Khuong) Ánh sáng rực rỡ của cực quang Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Mỗi buổi chiều khi mặt trời lặn thì bầu trời chuyển sang màu đỏ. Vì sao vậy? (Nguyen Khuong)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Ánh sáng của mặt trời gồm 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài nhất, đồng thời ánh sáng màu đỏ nằm ở vị trí ngoài cùng trong chùm ánh sáng (theo thứ tự 7 màu như trên), vì vậy khi mặt trời sắp lặn (kể cả mặt trời sắp mọc), ánh sáng đỏ bị khúc xạ bởi các đám mây và phản xạ ánh sáng đến các tầng đám mây và trái đất. Nên ta thấy bầu trời có màu đỏ. - (arixtote)

Mình thấy màu đỏ là do lửa ông lò của ông trời đó. Tại giờ đó ông trời đang nấu cơm. - (Henry Chen)

Vì hoàng hôn thì mặt trời ở xa chúng ta nhất nên chỉ có ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất mới tới được :D - (Dinhquocthang)

Bởi vì ánh sáng đỏ ít bị khuếch tán nhất, nên có thể đi xa nhất, do đó chiều tối ta thấy màu đỏ. Đó là lý do tại sao các ta có các đèn báo biển báo nguy hiểm màu đỏ, đèn chiếu hậu của xe có màu đỏ,... Vậy tại bầu trời lại màu xanh? Tại ánh sáng xanh khuếch tán trong không khí mạnh nhất. - (Huy)

Cái này tôi có đọc qua và ko nhớ rõ lắm nhưng cơ bản là như sau:bầu khí quyển trái đất có nhiều lớp khác nhau và ánh sáng đi qua như qua lăng kính vậy.ở 1 số góc độ ánh sáng bị phân tách thành các màu riêng biệt.vào buổi chiều góc ánh sáng có thể phản xạ lại là màu đỏ nên chúng ta thấy màu đỏ còn các màu khác bị tán xạ hoặc bị hấp thụ nên ta không thể nhìn thấy được.giống như nước biển vậy nó có màu xanh vì nó hấp thụ các màu khác còn màu xanh thì không mà phản xạ lại nên ta nhìn thấy nước màu xanh trong khi nước không có màu.
Thân(xin đừng gạch đá) - (A.Tuấn)

Ánh sáng nhìn thấy được có màu từ đỏ sang tím (7 màu đặc trưng nhất : đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Từ màu đỏ sang tím ánh sáng có bước sóng ngắn dần.
Khi ánh sáng đi là là mặt đất (bình minh hoặc hoàng hôn) nó sẽ bị mặt đất hấp thụ. Ánh sáng đỏ ít bị hấp thụ nhất nó đến được với chúng ta và bạn thấy mặt trời màu đỏ. - (Đang học vật lý)

Vì như vậy mấy bác uống rươu lòng lợn tiết canh ngon miệng hơn. - (phamvansang)

Như @Dinhquocthang nói, khi mặt trời bắt đầu lặn nghĩa là nó đang dần xa chúng ta, lúc này ánh sáng cần phải đi một đoạn đường dài hơn đến vị trí của mắt bạn. Các bước sóng dài đơn nhiên cũng phải vượt qua quãng đường dài hơn so với ban ngày để có thể đi đến bạn.Ánh sáng khi đó cũng bị phản xạ và tán xạ nhiều hơn. Ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên ít bị tán xạ, được truyền thẳng đến mắt nhiều hơn.
Do đó, bạn sẽ nhìn thấy bầu trời có màu đỏ. Khi Mặt Trời đã xuống dưới đường chân trời, nếu có các đám mây ở đỏ,ta vấn sẽ thấy chúng ửng lên một màu đỏ kỳ ảo. - (Minh Trí)

Theo kinh nghiệm dân gian thì sắp có không khí lạnh hoặc bão lớn. - (Tô Lê)

Theo mình thì đấy là lúc ánh sáng chiếu gần song song với mặt đất, ánh sáng qua lớp mây dày nhiều hơi nước bị tán sắc, ánh sáng đỏ là bước sóng dài nhất. - (Nhà suy lý học)

Ánh sáng từ mặt trời chiếu đến trái đất phải qua tầng khí quyển, ánh sáng khi đi qua tầng khí quyển sẽ bị các phân tử khí hấp thụ... Hoàng hôn là thời điểm mặt trời cách xa trái đất, ánh sáng mặt trời phải di qua 1 quãng đường dài để có thể tới được trái đất, vì màu đỏ có bước sóng ngắn nên có thể dễ dàng tới được khí quyển của chúng ta mà ko bị các phần tử khí hấp thụ...do đó bầu trời có màu đỏ ! - (An Ốc)

không những chiều mà cả khi bình minh cũng vậy, ánh sáng mặt trừi có màu đỏ. Tôi chỉ nghĩ chủ quan thế này, nếu sai các bạn chỉ giúp nhé:
bầu không khí của chúng ta là một khối cầu khổng lồ, vì vậy nó giống một thấu kính lồi. Ánh sáng mặt trời sẽ bị tán sắc khi đi qua khối cầu đó. Tất nhiên ánh sáng đỏ sẽ đi xa nhất và ta nhận được ánh sáng ngáy càng đỏ dần khi chiều về. Khoảng 15h ánh sáng đã hơi đỏ và cứ vậy màu đỏ tăng dần đến 17h cho tới khi mặt trời lặn thậm chí khi đó ta có thể nhìn được mặt trời có màu đỏ. - (Trịnh Tân)

Sáng mặt trời đỏ là ông trời nhóm lò, quạt lửa. Chiều cũng màu đỏ là do cháy cả ngày lò lửa sắp tắt ông trời phải quạt lên và ủ giữ lửa cho ngày hôn sau ! - (thu)

hoàng hôn là thời điểm mặt trời cách xa trái đất là điều vô lý bạn nên học lại môn địa lý chính xác hơn là ánh sáng gần như song song với mặt đất noiban đang đứng - (chính đăng)

Ánh sáng lúc về chiều có màu đỏ vì lúc đó mặt ông mặt trời đỏ do vợ ông về, ông mặt trời chắc mê gái lắm :)) - (gachientb)

Hiện tượng này là kết quả của tán xạ ánh sáng bởi các phân tử khí quyển. Cường độ ánh sáng tán xạ yếu và tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của bước sóng.
1. Vào ban trưa, mặt trời trên đỉnh đầu ta sẽ thấy toàn bộ bầu trời màu xanh. Tại sao không phải là tím? Vì vùng quang phổ vạt trời mạnh ở vùng xanh.
2. Tuy nhiên khi bình minh, hoàng hôn. Ánh sáng tời mắt ta phải đi qua phần không khí dày hơn. Tán xạ mạnh hơn, ánh sáng đỏ tán xạ ít hơn nên tới mắt nhiều hơn, ta thấy màu đỏ. - (Hiếu Minh)

Ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển bị tán xạ theo 3 cách: Rayleigh, Mie và nonselective. Trong đó tán xạ Rayleigh diễn ra ở các bước sóng ngắn vùng green và blue. Khi hoàng hôn xuống trái đất ở xa mặt trời hơn, ánh sáng mặt trời phải đi một quãng đường dài hơn tới trái đất. Ánh sáng ở các bước sóng ngắn bị tán xạ và suy yếu hết rồi chỉ còn ánh sáng đỏ tới Trái đất. Mắt ta cảm nhận hoàng hôn đỏ là vậy đó!
Geoman - (geoman)

Ánh sáng đỏ là ánh sáng có mức năng lượng yếu nhất trong dải quang phổ nên nó bị bẻ gãy một góc lớn nhất khi đi qua lăng kính. Khi hoàng hôn, các màu ánh sáng sẽ bị mất dân theo thứ tự Tím, Chàm, Lam, Lục, Vàng, Cam, Đỏ. Vì đỏ có góc khúc xạ lớn hnất nên nó mới đi được đến mắt chúng ta khi những màu khác đã biến mất. Nếu ngay lúc đó mà mình bay lên vài Km trên không trung thì có thể thấy dc 3 màu vàng, cam, đỏ, pha ra sẽ ra màu cam. - (aegfsagag)

Vào mùa mưa, buổi chiều trời mây đỏ cho thấy ngày mai hay ngày mốt sẽ có mưa cho dù lớn hay nhỏ ,ngoài cái bước sóng dài còn có 1 lý do là vào mùa này gió Tây Nam thổi đến từ biển Ấn độ có nhiều mây đen các đám mây này dù chưa tới VN nhưng khi mặt trời chiều bắt đầu lặn xuống đường chân trời ánh sáng mặt trời hắt vào các đám mây đen đó phản chiếu lên bầu trời phía Tây pha màu đỏ cho các đám mây chiều tối của VN. Đây là kinh nghiệm đi biển của các cụ xưa truyền lại... - (toby)

rồi biết câu nào là đúng! - (Manuel Hậu)

Các màu khác bị khúc xạ đập xuống mặt đất hết, còn mỗi màu đỏ đến đc vị trí người quan sát - (nampt)

Hoàng hôn hay lúc đứng bóng mặt trời vẫn có khoảng cách tới trái đất như nhau. - (thanh)

Rất đơn giản. Ánh sáng trắng là tập hợp của các as đơn sắc từ tím tới đỏ, as tím có bước sóng ngắn nhất và as đỏ có bước sóng lớn nhất. Vì as là tập hợp của các ánh sáng trên nên khi mặt trời vuông góc với bề mặt trái đất tại điểm ta đứng thì khi đó ánh sáng mới là ánh sáng trắng vì hầu như ko có sự tán xạ ánh sáng. Do bầu khí quyển tương tự như một lăng kính do đó mặt trời càng xuống thấp thì as trắng càng bị tán xạ. Ví dụ: lúc 3 giời chiều chỉ có các as đỏ, cam, vàng, lục, lam là tán xạ được xuống vị trí ta đang đứng nhưng đến 4h chỉ còn đỏ, cam, vàng, và 5h chỉ còn đỏ, cam. Nói như thế không có nghĩa là các as khác không có mà nó chỉ bị tán xạ ra một hướng khác thôi. Nếu các bạn để ý, khi trời trong xanh, tức ít mây, thì mặt trời chuyển màu đỏ rất muộn nguyên nhân là do mây mỏng, dẫn đến sự tán xạ as không đủ mạnh để chỉ có as đỏ tới được mắt người quan sát. thanks - (Phung van Tai)

"Trên trời có đám mây xanh, Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng, Ước gí a lấy được nàng, ........" Theo các cụ nhà ta ngày xưa thì là do asmt bị khúc xạ bởi mây các bác ạ. - (Hu La)

Tại vì lúc đó trời đang...nấu cơm. (Lúc tuổi thơ mình nghe mọi người bảo vậy ) - (khoai chích)

Johnsonnguyen2020 nói khá đúng, có điều phải giải thích kỹ hơn như Geoman ở trên. Đơn giản và dễ hiểu hơn nên vẽ hình chiếu như vẫn xem trên các hình tạp chí, một quả đất cầu (tròn) và điểm phát sát là mặt trời ở những vị trí khác nhau, đặc biệt tại 3 vị trí đó là khi ánh sáng ở tia ngoài cùng của mặt trời ( nguồn sáng) tiếp tuyến với điểm quan sát. Điểm thứ 2 là điểm trực giao với bề mặt quả đất tại điểm quan sát. Và điểm đối xứng của điểm 1 thông qua trực giao tại điểm quan sát, lúc đó sẽ dễ giải thích hơn. - (Tongbui Son)

Hiện tượng này là do tán xạ ánh sáng bởi các phân tử trong khí quyển (light scattering). Hiện tượng tán xạ càng mạnh đối với những ánh sáng có bước sóng càng ngắn. Vào buổi trưa hoặc gần buối trưa, mặt trời gần đỉnh đầu ánh sáng xanh bị tán xạ đi mọi phương, do vậy ta thấy toàn bầu trời màu xanh. Thế tại sao không phải là màu tím (ánh sáng tím có bước sóng ngắn hơn ánh sáng màu xanh)? Điều này là do vùng phổ của ánh sáng mặt trời mạnh nhất là vùng ánh sáng xanh.
Khi bình minh hoặc hoàng hôn thì các tia sáng muốn đến ta phải đi một quãng đường dài trong khí quyển, ánh sáng xanh bị tán xạ nhiều và cường độ đến ta bị yếu đi nhiều. Chỉ còn ánh sáng đỏ bị tán xạ ít và do đó đến ta nhiều hơn và kết quả ta sẽ thấy bầu trời màu đỏ. - (Ngô Hiếu Minh)

Ánh sáng có màu đỏ là ánh sáng ít bị khúc xạ nhất nên khi mặt trời lặn hay mọc đều có màu đỏ.Đỏ là màu của bức xạ điện từ có tần số thấp nhất (bước sóng dài nhất) có thể thấy rõ bởi mắt người (ánh sáng). Ánh sáng đơn sắc đỏ có bước sóng nằm trong khoảng 630-760 nm.
Các bức xạ điện từ có tần số thấp hơn được gọi là hồng ngoại. - (johnsonnguyen2020)

Buổi sáng sớm, Mặt Trời còn rất gần chân trời, có nghĩa là ánh sáng của nó đến được với mắt bạn phải đi qua một đoạn đường rất dài có chứa khí quyển Trái Đất. Độ dày của lớp khí quyển này ảnh hưởng khá nhiều đến sự khúc xạ của ánh sáng, cụ thể là nó làm cho sự sai khác về độ lệch giữa các tia có bước sóng khác nhau rõ ràng hơn. tia tím bị lệch nhiều hơn và do đó mật độ các tia tím đến được với mắt bạn ít hơn mật độ các tia đỏ, vàng, da cam... Chính vì thế ánh sáng Mặt Trời bạn nhìn thấy không còn là ánh sáng trắng mà lệch nhiều về phía đỏ và chính vì thế ban sớm Mặt Trời đỏ hơn lúc giữa trưa rất nhiều - (Sóng Ngầm)

Theo mình hiểu do trái đất hình cầu nên lúc chìu tối và rạng đông ánh sáng đỏ bị khúc xạ bởi bầu khí quyển nhìu nhất do đường đị của tia sáng trong khí quyển là xa nhất, thực ra ta thấy ảnh của mặt trời qua lăng kính khí quyển, do as đỏ có góc khúc xạ lớn nhất nên khi MT xuống thấp đến 1 góc nào đó thì chỉ còn as đỏ là đến được mắt ta hoặc đến được những đám mây trên cao và tán xạ tới mắt ta. Bình thường ta thấy as ko màu vì mắt tự nhín nhận as MT là vậy, nhìn lên trời thấy màu xanh là do as MT bị tán xạ bởi các phân tử O2 và N2. - (Đùa Tý)

Cái vụ này khổng tử không xử giùm được trẻ con. Có e thì nói lúc sáng Mỹ gần trái đất nhất vì nó thấp. Có e nói lúc trưa Mỹ gần trái đất nhất vì nó nóng hơn, có e nói lúc hoàng hôn Mỹ gần ý định nhất vì nó to. Các e cải nhau, sáng sớm lạnh nên chứng tỏ mt ở xa, trưa Mỹ nhỏ nên ở xa, chiều mát dần nên cũng xa lún.lũ trẻ nhờ khổng tử xử, khổng tử nói vụ này bác cũng bó tay các cháu ạh. - (thu)

Hôm bữa mình nghe chị Phi Nhung hát hoàng hôn màu tím mà.  - (ledat)

mặt trời mới lên và lúc sắp lặn tia sáng xuyên wua bầu khì quyển rầt dài. Trong bầu khí quỷên có hơi nước nhiều bị khúc xạ ánh sáng - (phan trong)

0