UÔNG NGANG (1615 - 1698 )
Uông Ngang, tự Nhẫn Am, người cuối đời Minh, Hưu Ninh, Tây U Môn (nay là An Huy, Hưu Ninh) , y học gia nổi tiếng cuối đời Minh đầu đời Thanh. Ông thông minh, sớm theo nghiệp Nho, đỗ Tú tài vào cuối đời Minh. ông muốn nhờ khoa cử để lập công danh, nhưng chưa được như ý. Nhà Minh mất, nhà Thanh ...
Uông Ngang, tự Nhẫn Am, người cuối đời Minh, Hưu Ninh, Tây U Môn (nay là An Huy, Hưu Ninh) , y học gia nổi tiếng cuối đời Minh đầu đời Thanh. Ông thông minh, sớm theo nghiệp Nho, đỗ Tú tài vào cuối đời Minh. ông muốn nhờ khoa cử để lập công danh, nhưng chưa được như ý. Nhà Minh mất, nhà Thanh lên cầm quyền, ông đã hơn 30 tuổi, bèn bỏ khoa cử dốc chí học thuốc. Ông đọc khắp sách vở, thu nhặt tri thức, trải mấy mươi năm nghiên cứu khắc khổ rất cuộc có được sự hiểu biết tinh thông về mặt y học. Ông trước thuật tương đối nhiều, ảnh hưởng khá lớn; có các sách như ‘Tố Vấn, Linh Khu Loại Toản Ước Chú', ‘Bản Thảo Bị Yếu', ‘Y Phương Tập Giải’, ‘Thang Đầu Ca Quyết’. Khi học các sách y cổ điển, ông cảm thấy hai sách ‘Tố Vấn' Linh Khu gồm nhiều quyển, chữ nghĩa cổ xưa, sâu kín, người mới học đọc sách sẽ thấy mênh mông không biết đầu mối ở đâu, khó lãnh hội yếu chỉ của sách. Ông bèn phỏng theo sách ‘Độc Tố Vấn Sao’ của Hoạt Thọ đời Nguyên, tuyển chép nội dung chủ yếu trong hai sách ‘Tố Vấn’ ‘Linh Khu, trừ ra phần châm cứu, thêm phần chú thích, thành quyển ‘Tố Vấn, Linh Khu Loại Toản Ước Chú', lời giản, nghĩa rõ, nêu rõ phần quan trọng, tiện cho người mới học duyệt đọc. Ông còn xét thấy sách ‘bản thảo’ các đời viết ra không dứt, chủng loại dược vật cũng không ngừng gia tăng, sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ của Lý Thời Trân đã ghi 1892 loại dược vật, gồm nhiều thiên quyển, hoàn bị mà không nêu được phần chủ yếu, khó mà đọc cho hết. Vì vậy, ông thu nhặt bản thảo của chư gia, tuyển chọn hơn 470 loại dược vật, biên thành sách ‘Bản Thảo Bị Yếu', trong sách kèm theo hơn 400 bảng hình vẽ, đầy đủ lại dễ nắm bắt những phần quan trọng, các y gia lâm sàng đều thích dùng sách này.
Ông viết sách ‘Y Phương Tập Giải’ là noi theo thể lệ của sách ‘Y Phương Khảo’ của Ngô Côn, thu nhặt rộng rãi tư liệu của chư gia. Trong sách ghi chép hơn 800 phương tễ thường dùng lâm sàng, phân môn biệt loại, chú thích rõ ràng từng phương một; đây là một sách phương thuốc được ứng dụng tương đối rộng rãi. Để giúp người sơ học dễ nhớ, ông còn tuyển chọn 290 phương tễ thông dụng, biên thành trên 200 bài quyết ca 7 chữ, soạn thành sách ‘Thang Đầu Ca Quyết’. Vì sách này tuyển chọn những phương thực dụng dễ đọc, dê nhớ, rất đọc người đọc hoan nghênh.
Ngoài ra, đối với đương thời môn Tây y học dần truyền nhập Trung Quốc, ông cũng có thái độ tương đối sáng suốt; ông cho rằng Tây y tả thuật môn Nhân thể hình thái học tương đối chính xác. Tỷ như, đối với quan điểm ‘linh cơ ký tính tại não’ (trí nhớ ở não), ông tỏ ý tán đồng, đủ thấy ông vui thích tiếp thụ tri thức y học mới. Ông tuy không phải là danh gia lâm sàng, nhưng ông viết các sách chữ nghĩa thông thường dễ hiểu, rõ ràng, giúp ích cho ngươi học y đời sau; đối với công tác phổ cập y học Trung Quốc, sự cống hiến của ông là quá rõ, không có ai nghi ngờ được.