TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh vào thời nhà Trần (1225 – 1399), mồ côi bố mẹ từ lúc 6 tuổi, được ...
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh vào thời nhà Trần (1225 – 1399), mồ côi bố mẹ từ lúc 6 tuổi, được các nhà sư chùa Hải Triều trong tổng và chùa Giao Thủy Sơn Nam (nay thuộc Hà Nam) nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi thi đậu Thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong thứ 11 (1351) nhưng không ra làm quan. Ông ở chùa, đi tu. Năm 55 tuổi (1385) Tuệ Tĩnh bị bắt đi cống cho nhà Minh Trung Quốc. Sang Trung Quốc ông giữ chức y tư cửu phẩm và nổi tiếng là thầy thuốc giỏi.
Có lần ông trị khỏi bệnh sản hậu cho hoàng hậu vì vậy vua nhà Minh phong cho ông là Đại thiền sư. Ông mất ở Trung quốc không rõ năm nào.
Tác phẩm của ông để lại có hai bộ là
+ Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư (do Thái y viện đời Lê Dụ Tông in năm 1717, tái bản năm 1723, 1725. Nội dung tóm tắt công dụng của 630 vị thốc, 13 phương gia giảm, có thiên dùng thuốc theo chứng, có các thiên bàn về y lí, chẩn đoán, mạch học.
+ Nam Dược Thần Hiệu có 11 quyển, gồm 580 vị thuốc trong nước, 3873 bài thuốc để trị 182 chứng bệnh của 10 khoa.
+ Nhân Thân Phú.
+ Thập Tam Phương Gia Giảm.
+ Thương Hàn Tam Thập Thất Chủng.
Ông nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Nam dược trị Nam nhân”. Ông cũng nêu lên nguyên tắc của dưỡng sinh mà ngày nay vẫn được coi là nguyên tắc chỉ đạo trong dưỡng sinh là ‘Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình’.
Bài tựa quyển sách ‘Nam Dược’ có câu: “Dục huệ dân sinh, tu tầm thánh dược. Thiên thư dĩ định Nam bang, thổ sản hà thù Bắc quốc” (Muốn cứu dân sinh, phải tìm thánh dược. Thiên thư đã định phận nước Nam, thổ sản có khác gì Bắc quốc”.