18/06/2018, 13:15

TRƯƠNG NGUYÊN TỐ

Trương Nguyên Tố, tự Khiết Cổ, người đời Kim, Dịch Châu (nay là Dịch Huyện, Hà Bắc), cùng thời kỳ với Lưu Hoàn Tố (cũng đời Km), y gia trứ danh, nhưng nhỏ tuổi hơn, đều là người sáng lập 1 học phái Dịch thủy. Từ nhỏ, Trương thông minh hơn người, tám tuổi dự thi Đồng tử, hai mươi bảy tuổi đỗ ...

 Trương Nguyên Tố, tự Khiết Cổ, người đời Kim, Dịch Châu (nay là Dịch Huyện, Hà Bắc), cùng thời kỳ với Lưu Hoàn Tố (cũng đời Km), y gia trứ danh, nhưng nhỏ tuổi hơn, đều là người sáng lập 1 học phái Dịch thủy.

Từ nhỏ, Trương thông minh hơn người, tám tuổi dự thi Đồng tử, hai mươi bảy tuổi đỗ tiến sĩ Kinh nghĩa, nhưng vì phạm húy mà bị xóa tên. Từ đó không có lòng theo đường học thi, hướng chí học y. Ông xem khắp các sách y, tiến hành công việc nghiên cứu sâu các sách ‘Nội kinh’, ‘Nạn .kinh’, ‘Thương hàn luận’, ‘Trung tàng kinh’, ‘Bản thảo kinh’. Qua sự nỗ lực kiên trì không dám ngơi nghỉ, ông trở thành một danh y trên đời.

Đương thời, ở Hà Bắc, thanh vọng của danh y Lưu Hoàn Tố trên Trương Nguyên Tố một bậc. Lưu rất xem thường Trương. Một lần, Lưu bệnh thương hàn, đầu nhức, mạch đập mạnh, nôn mửa không ăn được, tự viết đơn thuốc trị liệu, qua tám ngày không khỏi bệnh. Học trò của Lưu không biết phải làm thế nào, sau lại đi rước Trương. Lưu nằm day mặt vào vách, không nhìn Trương. Trương cũng không nề chi, vẫn tử tế chẩn mạch và ra phương thuốc cho Lưu uống khỏi bệnh. Từ đấy, Lưu rất phục tài của Trương, ở bất cứ trương hợp nào cũng hết sức tuyên dương y thuật của Trương, khiến thanh vọng của Trương ngày càng lớn, danh dương thiên hạ.

Trương Nguyên Tố tinh thông phương thuốc, có nghiên cứu rất sâu ‘Nội kinh’ và ‘Trung tàng kinh’, đồng thời có tư tưởng cách tân. Ông nhận xét, minh xác rằng: 'Vận

khí bất tề, cổ kim dị quỹ; cổ phương tân bệnh, bất tương năng dã’(Vận khí không đồng, xưa nay khác quỹ đạo, bệnh mới mà dùng phương thuốc xưa thì không được vậy). Chủ trương trị bệnh trước phải bắt đầu biện biệt nhận thức hư thực của tạng phủ, căn cứ khí hậu đương lúc ấy và tình trạng thể chất của con bệnh mà linh hoạt dùng thuốc. Vì vậy ông trị bệnh không câu nệ cổ phương, đồng thời giỏi về biến hóa cổ phương chế ra tân  phương, trở thành một nhà y thuật siêu việt. Sự thành tựu về y học của ông chủ yếu ở  hai mặt dược vật và xử phương (thuốc và đơn thuốc). Về mùi vị của thuốc, lý luận về qui ' kinh, bổ tả thăng giáng, v.v..., ông có nghiên cứu sâu, phát minh thuốc và thuyết qui kinh, cho đến ngày nay vẫn có ý nghĩ chỉ đạo cho trị bệnh lâm sàng. Ông tổng kết qui luật  dùng thuốc lâm sàng, đem hơn ba trăm loại thuốc thường dùng án theo sự hư thực hàn  nhiệt của tạng phủ, tiến hành phân loại khái quát, soạn viết ra một quyển ‘Tạng Phủ Tiêu Bản Hàn Nhiệt Hư Thực Dụng Dược Thức’. Quyển sách thuyết minh cách dùng có hiệu  quả các thuốc cung cấp cho hậu thế sự tiện lợi rất lớn trong việc ra đơn dùng thuốc, cho nên rất được Lý Thời Trân xem trọng, trích lục sách ấy trong ‘Bản Thảo Cương Mục’.

Trương Nguyên Tố có hai quyển sách tiêu biểu: ‘Y Học Khải Nguyên’ và ‘Tạng Phủ

Tiêu Bản Dược Thúc’. ' Y thuyết của Trương Nguyên Tố tự thành một phái, người sau gọi là ‘Dịch thủy học phái’. Dịch thủy học phái và Hà gian học phái, về tôn chỉ y thuật, đã tương hỗ đối lập, lại tương hỗ bổ sung. Về sau lại diễn biến ra ‘Tứ đại gia’, y học đời Kim đời Nguyên tranh nhau do đấy mà ra; Trung Nguyên Tố cũng là ‘tiên thanh’ (tiếng nói trước) của sự tranh giành ảnh hưởng giữa y học Kim, Nguyên.

Lý Cảo, Vương Hiếu Cổ đều là học trò của Trương Nguyên Tố, về sau đều là những

bậc danh y trên đời.

0