23/05/2018, 15:29

Trồng Cẩm Chướng nở hoa dịp tết

Hoa Cẩm chướng xuất xứ ở bờ Bắc Địa Trung Hải, nam châu Âu. Cây cao 60 – 100cm, thân thẳng, phân nhiều nhánh, lá dài, mép không có răng cưa, phần trên hơi uốn cong, đối xứng, màu xanh xám có phấn trắng; hoa mọc 2 – 3 chùm trên cành hoặc mọc đơn, hình tán có mùi thơm, đài hoa hình ống có 5 cánh, ...

Hoa Cẩm chướng xuất xứ ở bờ Bắc Địa Trung Hải, nam châu Âu. Cây cao 60 – 100cm, thân thẳng, phân nhiều nhánh, lá dài, mép không có răng cưa, phần trên hơi uốn cong, đối xứng, màu xanh xám có phấn trắng; hoa mọc 2 – 3 chùm trên cành hoặc mọc đơn, hình tán có mùi thơm, đài hoa hình ống có 5 cánh, tràng hoa hình quạt, phía trong nhăn nheo có màu hồng, màu đỏ, màu tím, màu vàng da cam, màu trắng v.v… và có nhiều loại màu khác nhau trên một hoa.

Cẩm chướng là loại ưa sáng, cho nên phải đủ ánh sáng mới sinh trưởng tốt.

Cẩm chướng ưa sống nơi mát mẻ, không chịu nóng, nhiệt đở thích hợp từ 12 – 20°C. Những loài có màu hoa khác nhau thì yêu cầu nhiệt độ khác nhau, màu vàng 20 – 25ºC, màu đỏ cao hơn 25°C.

Cẩm chướng thích nghi với môi trường không khí tương đối khô. Lý tưởng là mùa hè mát mẻ, độ ẩm thấp, mùa đông thông gió, ẩm. Hoa Cẩm chướngHoa Cẩm chướng

Cẩm chướng ưa đất thịt, hơi kiềm, nhiều mùn, tơi xốp và thoáng nước. Đất trồng phải giữ ẩm, tránh liên canh và ngập nước.

Vào mùa thu, nhiệt độ thích hợp gieo hạt là 18 – 20°C. Sau khi gieo 1 tuần có thể nảy mầm, nhưng phải qua di chuyển cây và nuôi cây con, sau 2 – 3 tháng có thể thành cây.

– Đất trồng phải được xử lý, khử trùng bằng xông hơi, phải đủ lượng mùn và nước phân tốt mới bảo đảm đủ dinh dưỡng cho cây sống.

– Phải định kỳ phun thuốc phòng trừ bệnh hại.

– Sau khi nhân giống cây mẹ từ 15 – 20 ngày, cây cao được 20 – 40cm phải hái ngọn chỉ để cây cao 10cm (4 – 5 chồi), làm cho cây mọc nhiều cành bên và khống chế chiều cao cây 20 – 30cm.

– Mỗi tuần lấy một chồi khoẻ để làm cành giâm, đồng thời phải cắt bỏ những chồi yếu.

– Gốc cành giâm phải có vỏ của thân nhưng không làm tổn thương cây mẹ, phải tránh dùng dao có nấm, vi khuẩn gây vết thương.

– Giữ sinh trưởng tốt cho cây mẹ, mùa sinh trưởng phải bón phân. Mỗi ha bón 15 kg NH4N03, 45kg KNO3, 5kg B, 35kg Ca (NO3)2 pha chế thành dung dịch theo tỷ lệ 10 – 8, 4 – 6 tuần phun 1 lần.

Mật độ trồng 25 x 25cm hoặc 30 x 30cm, mỗi mét vuông có thể trồng 10 – 15 cây, lúc trồng phải trổng nông. Từ lúc trồng đến lúc ra hoa ngắn nhất là 100- 110 ngày, dài nhất là 150 ngày. Cần căn cứ vào nhu cầu của thị trường mà điều chỉnh thời gian trổng.

Hái ngọn có thể quyết định số lượng hoa, thời kỳ ra hoa và trạng thái sinh lý của cây. Thông thường phải cất ngọn từ gốc lên 6 đốt. Trong sản xuất thường áp dụng 4 phương pháp, phương pháp hái ngọn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng và thời gian ra hoa.

Hái ngọn đơn: Hái đỉnh ngọn cây có thể mọc 4 – 5 cành, thời gian ra hoa có thể ngắn nhất

Hái ngọn nửa đơn: Sau khi hái ngọn chính, cành bên mọc đủ dài, trên mỗi cây lại hái một nửa cành. Như vậy trên mỗi cây có 2 – 3 ngọn bên. Phương thức này làm giảm bớt lượng hoa lần đầu nhưng lượng hoa ổn định tránh được lúc nhiều hoa lúc ít hoa.

Hái ngọn đôi: Sau khi hái ngọn chính, cành bên mọc đến độ dài nhất định thì hái toàn bộ cành bên. Phương pháp này trong cùng một thời gian sẽ hình thành rất nhiều cành hoa, số lượng hoa tập trung, nhưng dễ làm cho cành hoa lần sau yếu nên trong thực tế ít dùng.

Hái ngọn đơn và bỏ cành dài: Lúc đầu giống như hái ngọn đơn rồi tiến hành bỏ các cành dài, sau khi mọc 2 tháng phải thường xuyên loại bỏ cành dài. Như vậy sẽ giảm bớt được lượng hoa ra sớm và trong nhiều năm bảo đảm luôn có hoa, nâng cao sản lượng.

Hái ngọn lần đầu sau khi trồng khoảng 30 ngày, cây con mọc được 6 – 7 đốt. Tránh hái vào sáng sớm, chiều tối hoặc lúc có mưa, phải hái từ gốc lên 5 – 6 đốt và giữ cây ổn định. Khi cất lần thứ 2 phải tiến hành lúc cành bên mọc 5 – 6 đốt và giống như cách thứ nhất.

Sau khi hái ngọn cành bên bắt đầu sinh trưởng và uốn cong ra ngoài, phải căng dàn để giữ cây. Cứ 15cm một tầng dàn, cự ly các tầng dàn là 25cm, trong quá trình sinh trưởng phải căng 2 – 5 tầng dàn lưới.

Cây con sau khi trồng phải tưới nước để bộ rễ và đất tiếp xúc nâng cao tỷ lệ sống, nhưng đất quá ẩm dễ làm cho cây thối, nhiệt độ cao cũng vậy. Cho nên sau khi trồng không lâu phải tiến hành tưới nước bên hàng cây để bộ rễ tiếp xúc đất.

Thông thường khi nhiệt độ 15°C, cây sinh trưởng nhanh không lo có bệnh thối rễ, nên tăng lương nước tưới. Nhưng vào mùa đông do nhiệt độ ban đêm và ban ngày sai khác nhau, lượng nước tưới phải được khống chế. Mùa hè nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, mùa đóng tưới vào buổi trưa.

Bón phân lót phải đủ, bón thúc phải loãng. Phương pháp bón phân khoa học là định kỳ phân tích dinh dưỡng lá để điều chỉnh tỷ lệ các chất trong phân bón thúc.

Khi thiếu nhiều nguyên tố vi lượng, mặc dù cây chưa xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng sinh trưởng của cây vẫn bị ảnh hưởng.

Thường cây hoa cẩm chướng thiếu B, biểu hiện ở đốt ngắn, cuối thân hơi thô, bệnh nặng làm cho hoa biến dạng. Trong mùa hè nóng nực thường ít có hiện tượng thiếu B, dùng dung dịch có Ca, K, P, B để bón.

Trong khi bón phân mùa đông phải bảo đảm cho cây sống trong điều kiện ấm áp, cần lượng phân gấp 3 lần mùa hè.

Lượng phân hoá học bón thúc pha loãng trong 1.000 lít nước như sau: 245g Ca (NO3)2, 411g KNO3; 82g NH4NO3; 164g MgSO4, 82g axit phosphoric, 41 g cát B, 2 – 3 tuần bón 1 lần. Ngoài ra trong điều kiện khắc nghiệt có thể bón thêm nước giải 0,1%, KH2PO4 0,2 – 0,3%, hiệu quả rất tốt.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất năm sau, năm đầu tiên phải tiến hành tỉa thưa, thời gian tỉa thưa vào cuối tháng 6 khi cây đã cao được 25 – 30cm. Trước khi cắt bỏ 1 tuần phải ngừng tưới nước, sau khi cắt mới tưới. Cây con năm thứ 2 rất ít phải tỉa. Khi nhiệt độ thấp lượng nước tưới nhiều hoặc phân bón nhiều, tỷ lệ N, P, K không thoả đáng, nhất là P quá nhiều để dẫn đến nứt cuống và đài hoa. Để hạn chế cần điều chỉnh nhiệt độ, ban ngày phải thoáng gió, tưới vừa nước, không khô quá hoặc ẩm quá. Trong 1 – 2 tuần khi có hoa cần lấy dây nilông buộc lại hoặc khi nụ hoa to bằng hạt đậu dùng Streptomycin 30 x 10 6 (30ppm) để xử lý.

Trồng cây hoa cẩm chướng phải luân canh để tránh bệnh hại. Cần luân canh với các loài cây có rễ nông. Đất trồng cây hoa cẩm chướng cũng phải có thời gian cho đất nghỉ và cày ải. Thời gian đất nghỉ là vào tháng 7 – 8, mùa đông vào tháng 12 – 2.

Muốn có hoa cung cấp liên tục cho thị trường ta phải lập kế hoạch trồng, chăm sóc hái ngọn, quản lý nhiệt độ thật hợp lý.

Tạo thời gian hoa nở là một vấn đề kinh tế. Thông thường:

– Trồng vào tháng 1 – 2: Tiến hành hái ngọn 2 lần, sẽ có hoa vào tháng 7,nhiều vào tháng 8 – 9; sau 4 tháng có hoa lứa thứ 2; 5 – 6 tháng có hoa lứa thứ 3 cho đến tháng 7.

– Trồng vào tháng 2 – 3: Chủ yếu là cắt hoa, không tiến hành hái ngọn, tháng 6 hoa nở, nửa tháng 6 kết thúc.

– Trồng vào tháng 4 – 5: Trồng được nhiều cự ly cây và hàng là 15 x 15cm, 15 x 20cm, 15 x 18cm. Hái ngọn 2 lần, ta sẽ có hoa vào tháng 11 đến tháng 3 – 4. Mùa này vào dịp tết nên tiêu thụ nhiều.

– Trồng vào tháng 6 – 7: Chủ yếu là phục vụ lễ Nôen, Tết dương lịch và âm lịch. Đặc điểm của loại này là cho hoa ngắn, hiệu ích cao, nhưng cũng khá nguy hiểm vi có khi nhiệt độ ban ngày cao, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Cho nên trước khi trồng phải trồng giả, di cây, che bóng; sau khi trồng phải hái ngọn 2 lần hoặc tăng mật độ 1 lần hái ngọn để bảo đảm sản lượng. Mùa đông phải tăng cường quản lý nhiệt độ.

– Trồng vào tháng 9 – 10: Phương pháp này thường trồng hoa trong nhà kính, tháng 6 đưa cây con ra vườn trồng giả vào chậu dinh dưỡng rồi trồng vào đất vườn hoặc lều. Tháng 9 phải hái ngọn 1 lần, đầu tháng 10 hái lần thứ 2, để mỗi cây 5 – 6 cành. Tốt nhất tiến hành vào lúc cây cao 20 – 25cm để Tết dương lịch có hoa bán.

– Trồng vào tháng 11 – 12: Lúc này khí hậu mát lạnh, tỷ lệ sống cao, 15 – 20 ngày hái ngọn lần đầu, tháng 1 năm sau hái lần 2; mỗi cây để 4 – 5 cành. Cự ly là 20 x 20cm, tháng 5 – 6 sẽ có hoa bán và đến tháng 11 lại có hoa lần thứ 2.

Sâu bệnh hại cây hoa cẩm chướng khá nhiều. Bệnh hại thường gặp là bệnh do vi khuẩn như: bệnh khô héo, bệnh đốm lá, bệnh xoăn tràng hoa. Bệnh do nấm gây ra như: bệnh khô héo, bệnh thối rễ, bệnh đốm lá, bệnh đốm hoa, bệnh gỉ sắt, bệnh thối hoa, bệnh thối, bệnh thối nhụy… Bệnh do virus gây ra có bệnh khô cằn, bệnh khảm lá, bệnh đốm vàng…

Phương pháp phòng trừ chung các bệnh đó là: chọn cây chống chịu bệnh, nhổ cây bệnh, phun thuốc phòng trừ và xử lý đất.

Những loài sâu hại cây hoa cẩm chướng có: Nhện đỏ, rệp ống, bọ trĩ, sâu xám, dế mèn. Có thể phun thuốc hoặc dẫn dụ. Đối với nhện đỏ dùng Decis 0,05%, với rệp ống dùng Orthene 0,1%, 1 tháng phun 1 lần, với bọ trĩ dùng Furadan 3% bón vào lỗ bộ rễ, mỗi lỗ bón 5g; với bọ hung dùng thuốc dầu sữa Simecron 0,1% tưới vào gốc cây.

Đối với hoa mùa hè mỗi ngày hái 1 lần, hoa mùa đông mỗi tuần 1 lần. Nên dựa vào thời tiết để thu hái hoa, nhiệt độ thấp chỉ hái 5 – 6 lần; nhiệt độ cao thi hái 4 lần. Nếu chưa bán ngay ra chợ thì tìm cách cất trữ, xử lý, nên bọc hoa vào các túi kín. Sau khi hái cần phải phân cấp từng bó vì sau khi cắt hoa biến đổi mạnh, sau đó bó thành bó, cắt bỏ phần thừa, bỏ vào thùng nhựa dựng dung dịch bảo quản ấm 37°C trong 2 – 4 giờ. Nhiệt độ trong phòng là 21°C, sau đó chuyển vào kho lạnh nhiệt độ 0 – 2ºC trong 12 – 24 giờ, sau đó mới đem ra thị trường bán. Trước khi mang ra chợ cần ngâm 12 – 18 giờ trong nước đường 10% để tăng dinh dưỡng cho cành hoa.

Đối với hoa tự nhiên, một số hoa chưa bảo đảm màu sắc theo ý muốn, có thể nhuộm màu hoa. Thuốc nhuộm được hòa với nước ấm 37ºC, thêm vào một ít chất hút ẩm để tăng tốc độ di chuyển thuốc màu trong thân, trước khi nhuộm mấy giờ, cành hoa phải ngâm trong nước, khi lấy hoa ra cắm vào thùng thuốc nhuộm cành hoa phải được cát lần nữa, chỉ cần ngâm 20 – 40 phút là được. Thời gian nhuộm cành hoa phải tuỳ theo cành dài hay ngắn, mức độ nhuộm đậm hay nhạt.

0