23/05/2018, 15:04

Tìm hiểu hệ tuần hoàn của gia súc

Giải phẫu hệ tuần hoàn Vị trí, hình thái, cấu tạo của tim Vị trí và hình thái tim Tim hình nón lộn ngược (đáy trên, đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực bị hai lá phổi trùm che, nhưng lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn. Tim nằm theo chiều từ trên xuống dưới, trước về sau, từ phải sang trái, ...

Giải phẫu hệ tuần hoàn

Vị trí, hình thái, cấu tạo của tim

Vị trí và hình thái tim

Tim hình nón lộn ngược (đáy trên, đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực bị hai lá phổi trùm che, nhưng lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn. Tim nằm theo chiều từ trên xuống dưới, trước về sau, từ phải sang trái, khoảng xương sườn 3 – 6 bên trái. Đỉnh tim gần sát mỏm kiếm xương ức.

– Hình thái ngoài: Tim bò mặt tráiTim bò mặt trái

1.Tâm nhĩ trái, 2. Tâm nhĩ phải, 3. Cung động mạch chủ, 4. Tâm thất trái, 5.Tâm thất phải, 6. Động mạch phổi, 7. Động mạch chủ sau, 8. Động mạch chủ trước, 9. Các tĩnh mạch phổi, 10. Tĩnh mạch chủ trước, 11. Tĩnh mạch nửa lẻ, 12.Rãnh mạch quản, 13. Ống thông động mạch phổi – Động mạch chủ gốc, 14. Mỡ vành tim.

Mặt ngoài tim có một rãnh ngang chia tim thành hai nửa không bằng nhau.

+ Phần trên nhỏ hơn là khối tâm nhĩ gồm tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.

Tâm nhĩ phải ở phía trước, tiếp nhận tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đổ về.

Tâm nhĩ trái ở phía sau, tiếp nhận 5 – 8 tĩnh mạch phổi đổ về. Hai tâm nhĩ nằm ôm lấy động mạch phổi và động mạch chủ gốc từ hai tâm thất đi lên.

+ Phần dưới lớn hơn là khối tâm thất gồm thất phải và thất trái.

Thất phải ở phía trước, dưới nhĩ phải. Từ đáy thất phải xuất phát động mạch phổi dẫn máu lên phổi để trao đổi khí.

Thất trái ở phía sau, dưới nhĩ trái. Từ đáy thất trái xuất phát động mạch chủ gốc dẫn máu đỏ tươi đi lên, chia thành hai nhánh động mạch chủ trước và động mạch chủ sau đi nuôi cơ thể.

– Hình thái trong: Mạch máu nuôi tim (mặt cắt ngang giữa tâm nhĩ và tâm thất)Mạch máu nuôi tim
(mặt cắt ngang giữa tâm nhĩ và tâm thất)

1. Động mạch vành phải, 2. Động mạch vành trái, 3. Lỗ động mạch chủ gốc và van 3 là van tổ chim, 4. Lỗ động mạch phổi van 3 lá tổ chín, 5. Tĩnh mạch vành lớn, 6. Tĩnh mạch chủ trước, 7. Tĩnh mạch chủ sau, 8. Các tĩnh mạch phổi, 9. Tâm nhĩ phải, 10. tâm nhĩ trái.

Bổ dọc tim ta thấy:

Chính giữa tim là một vạch ngăn dọc bằng cơ chia tim làm hai nửa rỗng chứa máu: Nửa tim phải hay xoang tim phải chứa máu đỏ sẫm, nửa tim trái hay xoang trái chứa máu đỏ tươi.

Xoang tim phải gồm phần trên là xoang thất phải, vách cơ dày hơn vách tâm nhĩ phải.

Nơi tiếp giáp giữa nhĩ phải và thất phải có 2 lỗ: lỗ nhĩ thất phải lớn hơn có van 3 lá để thông máu từ nhĩ phải xuống thất phải, lỗ nhỏ hơn có van 3 lá tổ chim là lỗ động mạch phổi để thông máu lên phổi.

Xoang tim trái gồm 2 phần:

– Phần trên là xoang nhĩ trái, vách mỏng có các lỗ tĩnh mạch phổi đổ về.

– Phần dưới: thất trái vách cơ rất dày.

– Nơi tiếp giáp giữa nhĩ trái và thất trái có 2 lỗ: lỗ lớn hơn là lỗ nhĩ – thất trái để thông máu từ nhĩ trái xuống thất trái, có van hai lá. Lỗ nhỏ hơn là lỗ động mạch chủ gốc có van tổ chim giống lỗ động mạch phổi. Cấu tạo bên trong của timCấu tạo bên trong của tim

– Vách ngăn dọc giữa tim gồm 2 phần: phần trên là vách liên nhĩ ngăn cách hai xoang nhĩ trái và nhĩ phải. Phần dưới là vách liên thất ngăn cách hai xoang tâm thất với nhau. Ở vách ngăn tâm nhĩ trái, phải và tâm thất trái, phải có hạch thần kinh, điều khiển hoạt động tự động của tim

Cấu tạo của tim

Ngoài cùng là màng bao tim bao bọc tim và các mạch quản lớn của tim, gồm 2 màng: ngoài là màng sợi, trong là màng ngoại tâm mạc phủ mặt ngoài cơ tim.

Giữa hai màng hình thành xoang bao tim, chứa chút dịch trong để giảm ma sát khi tim hoạt động. Ở đỉnh tim, màng bao tim kéo dài dính vào chân cơ hoành.

Cơ tim: cơ tim cấu tạo giống như cơ vân, tạo nên vách khối tâm nhĩ và tâm thất. Vách thất trái cơ dầy hơn, xen kẽ giữa các sợi cơ trên còn có các sợi cơ pha thần kinh làm cho tim có tính tự động co bóp.

Màng trong tim là lớp màng mỏng lót ở bên trong các xoang tim tiếp xúc với máu, hình thành các chân cầu của van tim.

Vị trí, hình thái, cấu tạo của mạch máu

Mạch máu là hệ thống ống dẫn máu trong cơ thể, gồm 3 loại mạch: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Động mạch

Động mạch là những mạch quản dẫn máu từ tim đến các phần của cơ thể.

+ Đặc điểm:

– Trong cơ thể trừ động mạch phổi còn lại tất cả các động mạch đều mang máu đỏ tươi chứa oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các cơ quan, mô bào.

– Vách động mạch dày và cứng nên luôn căng tròn (ngay cả khi không chứa máu).

– Động mạch lớn nằm sâu trong cơ thể, động mạch nhỏ đi nông gần bề mặt Khi đi cùng tĩnh mạch và thần kinh tương ứng động mạch nằm sâu hơn.

– Khi đi qua các cơ quan có hoạt động co bóp mạnh (dạ dày…) thì động mạch chạy ngoằn ngoèo để tránh bị căng, đứt.

– Khi đi qua khớp xương động mạch đi ở mặt gấp.

– Một số động mạch đi nông dưới da, sát xương thường dùng để bắt mạch (động mạch hàm ở ngựa, động mạch đuôi ở trâu bò, động mạch khoeo ở chó).

+ Cấu tạo: thành động mạch gồm có 3 lớp:

– Lớp ngoài cùng: là lớp màng sợi

– Lớp giữa rất dày gồm các sợi cơ trơn và sợi chun (co giãn, đàn hồi).

– Lớp trong: hay lớp nội mạc chỉ có một tầng tế bào tiếp xúc với máu.

Tĩnh mạch

Là những mạch máu đưa máu từ tổ chức, cơ quan trong cơ thể về tim (tâm nhĩ)

+ Cấu tạo: thành tĩnh mạch có cấu tạo giống động mạch nhưng mỏng hơn.

+ Đặc điểm:

– Xẹp xuống khi không có máu nhưng căng phồng lên khi chứa nhiều máu.

– Thường nằm nông dưới da, nên người ta thường lợi dụng để đưa thuốc qua đường tĩnh mạch.

– Đường kính của tĩnh mạch lớn hơn đường kính của động mạch tương ứng.

– Lòng tĩnh mạch lớn có van hường tâm.

Mao mạch

Là những mạch quản giao nhau giữa động mạch và tĩnh mạch vì tại đây sẽ xảy ra trao đổi chất giữa máu và mô bào vì vậy thành mao mạch rất mỏng.

Hoạt động sinh lý hệ tuần hoàn

Tần số tim đập (nhịp tim)

Tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, hoạt động của tim mang tính tự động.

Nhịp tim là tần số tim đập trong một phút. Nhịp tim phụ thuộc vào loài và lứa tuổi gia súc, dưới đây là nhịp tim của một số loài gia súc:

Tần số tim đập của một số loài gia súc (nhịp tim/1phút) Tần số tim đập của một số loài gia súcTần số tim đập của một số loài gia súc

Nhịp tim là chỉ tiêu đánh giá cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể.

Nhịp tim thay đổi do nhiều yếu tố như: Nhiệt độ môi trường, thân nhiệt, trạng thái cơ thể (lao động, nghỉ ngơi, sợ hãi, lo lắng…)

Tuần hoàn máu trong cơ thể

Máu tuần hoàn trong hệ tuần hoàn nhờ sự co bóp của tim. Hệ tuần hoàn của động vật có vú là một hệ thống kín gồm 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ:

Vòng tuần hoàn lớn

Máu đi từ tâm thất trái đến động mạch chủ chia làm hai nhánh:

– Một nhánh đi về phía trước gọi là động mạch chủ trước để đưa dinh dưỡng và O2 đến các tổ chức phía trước tim. Sau đó máu theo tĩnh mạch chủ trước về tâm nhĩ phải của tim.

– Một nhánh đi về phía sau để nuôi dưỡng các tổ chức phía sau gọi là động mạch chủ sau. Sau đó máu theo tĩnh mạch chủ sau về tâm nhĩ phải của tim.

Vòng tuần hoàn nhỏ

Máu đi từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi, sau khi trao đổi khí xong (thải ra CO2, nhận khí O2) theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái của tim Sơ đồ hệ tuần hoànSơ đồ hệ tuần hoàn

0