Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp (phần 2/3)
Phan Ngọc Ba xu hướng phê phán Nho giáo ( tiếp theo ) Các biếm họa của Phong hóa, Ngày nay đã tung ra ba điển hình quen thuộc với nhân dân trong những năm 1930 – 1934 không kém gì các nhân vật của Nguyễn Du, đó là: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh, cùng các nhân vật của xã hội mới đại diện cho ...
Ba xu hướng phê phán Nho giáo (tiếp theo)
Các biếm họa của Phong hóa, Ngày nay đã tung ra ba điển hình quen thuộc với nhân dân trong những năm 1930 – 1934 không kém gì các nhân vật của Nguyễn Du, đó là: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh, cùng các nhân vật của xã hội mới đại diện cho lớp người thân Pháp. Nhóm Tự lực Văn đoàn, có lẽ vì nhìn xã hội theo con mắt tư sản, nên đối với họ, nông thôn chỉ là chốn quê mùa, dốt nát, là xứ sở để bọn Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh hoành hành, nơi tập trung mọi hủ tục: khao vọng, xôi thịt, đút lót, tệ ăn trên ngồi trốc, ma chay, đình đám. Còn thái độ đối với nông dân tuy có khác nhau từ chỗ là kẻ chỉ biết chịu đựng, mất hết nhân cách như ở Nhất Linh (trong Chàng nông phu) đến những còn người tốt, hiền lành, nhưng bất lực (trong Thạch Lam), nhưng điều không thấy là phẩm chất cao quí của người lao động, điều mà Xô-viết Nghệ Tĩnh lẽ ra phải là một bài học. Đối với xã hội thành thị, hai tờ báo công kích tệ tham ô, chế độ nghị gật, sự xu nịnh Pháp, nhưng không đả động đến phương diện kinh tế là mặt kìm hãm sự hình thành của nền kinh tế tư sản dân tộc.
Xu hướng này có những mặt tích cực.
Thứ nhất, là óc phê phán. Óc phê phán là linh hồn của tư tưởng phương Tây, nhưng lại gần như vắng mặt ở Việt Nam. Nho giáo đề xướng việc tuân thủ các qui tắc, thái độ tôn kính mọi lời dạy của thánh hiền. Còn văn học bình dân tuy có phê phán các tệ nạn của chế độ quan liêu, nhưng không xây dựng được cơ sở kinh tế, đạo lỹ, cho phép sự phê phán thành nhất quán, có hệ thống. Dù cho sự phê phán mới biểu hiện bên ngoài, nhưng rất phù hợp với tầng lớp tiểu tư sản. Về điểm này, Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng xuất sắc. Vũ khí của sự phê phán mới chỉ là ở cái cười, chưa mang tinh thần lý luận. Nhưng đây là công cụ tiện lợi nhất của kẻ yếu.
Thứ hai, nhóm này đánh đúng vào chỗ yếu nhất của Nho giáo, chỗ có khả năng lôi cuốn quần chúng, và đánh vào đấy thì Nho giáo không thể nào chống đỡ nổi. Đó là sự xung đột giữa hai thế hệ. Trước khi có sự tiếp xúc với phương Tây, điều này không diễn ra. Bởi vì mỗi thế hệ sẽ lặp lại nguyên xi chu kỳ sinh sống của thế hệ trước. Thế hệ cha sống, học hành, kết hôn, làm việc thế nào, thì thế hệ con sẽ tiếp tục cái chu kỳ ấy. Đây là sự xoay vòng, đắp đổi, mà mô hình là sự đắp đổi của bốn mùa trong vũ trụ đã được Kinh Dịch chuyển thành một nguyên lý triết học. Không phải từng người một không muốn kháng cự lại, nhưng dù cảm thấy bị ràng buộc, anh ta vẫn đành phải vâng theo để bảo đảm sự yên tĩnh trong gia đình, làng xóm, đất nước. Tới lúc này thì khác. Mọi kỷ cương cũ đang tan vỡ. Sự sinh sống trong nông thôn, thành thị đổi khác. Thế hệ con phải tự giải quyết chuyện sinh sống, hôn nhân, không thể vâng theo những quy định cũ.
Nhóm Tự lực Văn đoàn còn biết sử dụng cái công cụ mới hết sức có hiệu lực để đổi mới xã hội. Trước hết đó là tiểu thuyết, truyện ngắn, trong đó thế nào cũng bắt gặp một cá nhân tìm con đường cho mình, hợp với tình cảm mình, trong sự đối lập với thế hệ cũ. Kết quả rất rõ ràng. Một nền tiểu thuyết mới ra đời mà mẫu mực không phải là tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, hay tiểu thuyết truyền kỳ, và truyện thơ trước đây. Đó là tiểu thuyết tâm lý theo mô hình tiểu thuyết Pháp, trong đó nội tâm nhân vật được phân tích rất tinh vi, ngôn ngữ rất gần văn xuôi Pháp, cho nên giản dị, trong sáng, khác các tiểu thuyết trước đây. Về thơ, tuy phong trào Thơ mới không phải do nhóm này đề xướng, nhưng Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận vẫn là ba người nổi bật của phong trào.
Nhưng ngay trong phạm vi hợp pháp, nhóm này cũng phạm các khuyết điểm căn bản. Nó chống lại xu hướng hiện thực, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi chê bai Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng để theo một văn học cá nhân chủ nghĩa kiểu Gide. Chỉ do áp lực của phong trào bình dân, nó chấp nhận những nhà văn của dân nghèo thành thị như Nguyên Hồng, Nam Cao; và tuyên truyền một chủ nghĩa cải lương nửa mùa: chỉ có người địa chủ sáng suốt mới đổi mới số phận cho nông dân lao động. Nó xây dựng cơ sở trên một không tưởng. Khi thực dân Pháp quyết tâm chống lại sự hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc, thì dù Hoàng Đạo trong Mười điều tâm niệm (1938) có chủ trương “Theo cái mới không chút do dự”, cái mới, tức là xã hội tư sản, cũng không có để mà theo. Kết quả là, có một sự phân liệt. Lớp chủ chốt chạy theo một chủ nghĩa cá nhân và thất bại, đó là những con người vất vưởng, cách mạng không có mục đích, tự thể hiện mình bằng con đường chạy theo cảm giác, hay lao theo cuộc đời mưa gió. Họ không hiểu quần chúng lao động, nên rời khỏi quần chúng lao động khi quần chúng này nắm chính quyền. Phần còn lại từ bỏ con đường cũ để theo cách mạng.
2. Sự phê phán thứ hai đối với Nho giáo là xuất phát từ những người ít nhiều theo chủ nghĩa Mác; và mọi sự khen chê hay phỉ báng Khổng giáo cho đến nay là chỉ xét từ ngoài vào. Tức là người ta tách từng câu ra để xét rồi đối chiếu với hiện tại để khen hay chê. Trong khi quan trọng hơn, là phải xét từ bên trong như Husserl chủ trương đối với triết học. Ở một nhà triết học có hai phần khác nhau, nếu không tách hai phần ấy ra khỏi nhau thì chúng ta sẽ hất cả đứa bé đang tắm cùng với chậu nước tắm. Có cái phần, nếu đứng ở góc độ hiện đại mà xét, thì cực kì ngớ ngẩn. Bởi vì nhà triết học là con người, cho nên các giải pháp ông đưa ra, dù hay đến đâu, cũng chỉ là giải pháp của một giai đoạn lịch sử cụ thể, của một xã hội cá biệt, của một trình độ kinh tế, xã hội, văn hóa đơn nhất…
Khổng Tử là con người của Trung Hoa cổ đại cách đây 2500 năm, của một xã hội theo kinh tế cống nạp, phân thành đẳng cấp rạch ròi, tôn ti cách biệt, với chế độ phân phong thiên hạ chia thành trên trăm nước. Sợi dây liên hệ giữa người với người, giữa nước với nước là Lễ. Trong một xã hội như vậy, không thể có những yêu cầu của xã hội hiện đại, tư hữu, thị trường, tự do, cá nhân, dân chủ, bình đẳng. Cái gọi là pháp trị ở đây là đối lập với chế độ pháp luật hiện đại. Về thực chất, pháp trị chỉ là xóa bỏ tôn ti để khẳng định tình trạng toàn dân đều là nô lệ về danh nghĩa của nhà vua, thực chất là của bộ máy quan liêu. Nếu ông vua sáng suốt, biết chọn bộ máy quan liêu tài giỏi, dưới sự điều khiển của một vị tể tướng lỗi lạc, thì nước sẽ rất mạnh, làm bá,… thậm chí thống nhất cả thiên hạ. Nhưng khi con người cao hơn pháp luật này, bắt toàn bộ pháp luật phúc vụ nó, nếu là một hôn quân, thì lập tức bọn gian thần lũng đoạn, mọi cái phi lý đều trở thành chân lý, như chuyện thời Tần Nhị Thế con nai thành con ngựa là bằng chứng rõ ràng, và nhân dân nổi dậy, toàn bộ chế độ sẽ sụp đổ. Trường hợp cụ thể là nhà Tần. Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ vào năm 221 trước Công nguyên, thì năm 206 trước Công nguyên sụp đổ, vì người kế vị ông là một hôn quân. Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị giữ được cơ đồ nhà Hán một thời gian. Nhưng khi Lưu Bị không nghe lời Gia Cát Lượng đem quân đánh Đông Ngô thì sách lược “hòa Tôn Quyền, đánh Tào Tháo” thất bại, và khi Lưu Thiện một hôn quân lên ngôi thì dù có trăm Gia Cát Lượng còn sống, nhà Hán vẫn bị tiêu diệt. Giải pháp pháp trị chưa bao giờ thành công ở Trung Quốc cả là vì thế. Còn giải pháp “Lễ trị” mà Chu Công chủ trương ít nhất đã duy trì nhà Chu được 900 năm. Điều này giải thích tại sao Khổng Tử chủ trương lễ trị, hay đức trị, văn trị (về thực chất ba chữ này đều là lễ trị) mà không tán thành pháp luật. Mọi sự khen chê hay phỉ báng Khổng giáo cho đến nay là chỉ xét từ ngoài vào. Tức là người ta tách từng câu ra để xét rồi đối chiếu với hiện tại để khen hay chê. Cái quan trọng hơn là phải xét từ bên trong như Husserl chủ trương đối với triết học.
3. Đối với đa số những người theo chủ nghĩa Marx, họ chỉ xét Khổng giáo từ bên ngoài, và khi họ thấy nó quá ư lạc hậu, phản động thì họ mạt sát, phủ định toàn bộ Khổng giáo. Cần phân biệt thái độ và cách làm. Về thái độ họ đã làm đúng, và nói chung, họ làm thế là hợp với quyền lợi cách mạng. Một nhà Nho chân chính không bao giờ chống lại thái độ này. Để cho câu chuyện bớt gây hiểu lầm, tôi nói đến hai vị tiền bối lỗi lạc nhưng đều không phải là đảng viên cộng sản. Khi Nguyễn An Ninh công kích quan điểm ưu tú luận (élitisme) của Khổng giáo, chỉ lo đào tạo một nhóm người quân tử ưu tú để cai trị, và thái độ bảo thủ của nó, thì trên Tiếng dân Huỳnh Thúc Kháng, mặc dầu là nhà Nho, đã viết bài Những điều khuyết điểm của Nho giáo (Tiếng dân ngày 11-10-1930) công khai thừa nhận những lời chỉ trích ấy là đúng. Như vậy là một người Nho giáo (Huỳnh Thúc Kháng) Việt Nam, vì tuân thủ theo bản sắc văn hóa dân tộc, không bao giờ chống lại những yêu cầu của cách mạng, sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của chính học thuyết của mình. Nhưng cụ Huỳnh và ông Nguyễn đều xét học thuyết từ bên ngoài, cho nên cuộc đối thoại vẫn không tìm ra được lời giải đáp.
Tôi muốn đi từ chỗ A đến chỗ B. Giữa A và B là rừng rậm. Người hiện đại sẽ nói: ta đi trực thăng, ta đi ô-tô, xe lửa,… Tự do, dân chủ, pháp luật,… đều là công cụ của một thời đại khác, không thể có cách đây 2500 năm ở Trung Hoa. Trong tay Khổng Tử chỉ còn con dao rựa. Chê bai cụ Khổng không biết dùng tự do thì chẳng khác gì chê cụ Khổng tại sao không đi máy bay. Ta chỉ có thể chê cụ Khổng ở điểm dùng dao rựa phạt cây có tìm được con đường vừa ngắn, vừa dễ đi, vừa ít gặp thú dữ hay không. Còn ở thời đại chúng ta, phải làm