25/05/2018, 17:44
Kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật
Việc quy hoạch thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật hay thiết kế một “thời kỳ phục hưng”, một “thế hệ vàng”… là không tưởng và phản nghệ thuật. Nhưng quy hoạch phát triển hạ tầng cho một đời sống nghệ thuật, cho sự hưởng thụ nghệ thuật của người dân, cho sự ...
Việc quy hoạch thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật hay thiết kế một “thời kỳ phục hưng”, một “thế hệ vàng”… là không tưởng và phản nghệ thuật. Nhưng quy hoạch phát triển hạ tầng cho một đời sống nghệ thuật, cho sự hưởng thụ nghệ thuật của người dân, cho sự tự do sáng tạo của nghệ sĩ lại là tối quan trọng, là việc Nhà nước cần/phải làm, là điều chỉ có Nhà nước mới làm được cho nghệ thuật.
Di sản quốc gia lại do xã huyện quản lý là một
nghịch lý và thực tế rất đáng quan ngại. Trong ảnh:
Tượng phật Quan Âm ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
do Trương tiên sinh hoàn thành vào năm 1656
Thực
tế lịch sử chứng minh rằng nghệ thuật không bao giờ phát triển theo một
“quy hoạch”. Không có chính sách, nghị quyết hay kế hoạch, dự án nào
chuẩn bị cho việc xuất hiện các kiệt tác hay các bậc thầy ở mọi ngành
sáng tạo nghệ thuật (từ Trương tiên sinh tới Nguyễn Phan Chánh, từ
Nguyễn Du đến Hàn Mặc Tử, từ Chèo cổ tới Cải lương…).
Gần đây cũng có thể thấy theo “quy hoạch” “định hướng” của hiện thực XHCN thì các danh họa Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm… đều “lệch hướng”, “ngoài quy hoạch” thậm chí “có vấn đề” và đã từng bị lãng quên hay phủ nhận. Hội họa Đổi mới cũng không nằm trong quy hoạch nào. Rất nhiều người quản lý mỹ thuật nói riêng và văn nghệ nói chung hiện nay từng là những người quyết liệt phản đối Đổi mới hoặc cơ hội bàng quan để sau này “thay đổi quan điểm”, “ăn theo” Đổi mới. Và sự phát triển của nghệ thuật đương đại 20 năm nay là sự bất ngờ, gây lúng túng, đau đầu cho quản lý hơn là theo một “quy hoạch” định hướng nào của lãnh đạo và các cấp.
Việc quy hoạch thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật hay thiết kế một “thời kỳ phục hưng”, một “thế hệ vàng”… là không tưởng và phản nghệ thuật.
Mặt khác, quy hoạch phát triển hạ tầng cho một đời sống nghệ thuật, cho sự hưởng thụ nghệ thuật của người dân, cho sự tự do sáng tạo của nghệ sĩ lại là tối quan trọng, là việc Nhà nước cần/phải làm, là điều duy nhất chỉ có Nhà nước mới làm được cho nghệ thuật nước nhà. Xây dựng cơ cấu hạ tầng cũng là cách thức định hướng, lãnh đạo nghệ thuật duy nhất đúng và khả thi của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên cơ cấu hạ tầng ấy lại cần phi hành chính hóa sâu sắc mới tạo được không gian sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật thực sự, nâng tầm văn hóa của quốc gia. Ngược lại hành chính hóa càng cao thì đời sống văn hóa càng nghèo nàn, không khí sáng tạo càng tù túng.
Vì vậy tôi hết sức hoan nghênh “Dự thảo Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến 2020, tầm nhìn 2030” của Cục Mỹ thuật đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho mỹ thuật. Đồng thời theo tôi nên đổi tên Quy hoạch này thành Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật thay vì quy hoạch “phát triển mỹ thuật” chung chung…
Kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật bao gồm ba phần rõ rệt: hạ tầng kiến thức, trình độ và mức hưởng thụ nghệ thuật; hạ tầng cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa; hạ tầng luật pháp liên quan tới nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung.
Sau đây xin mạn phép nêu những ý kiến cụ thể về xây dựng cơ cấu hạ tầng cho phát triển mỹ thuật:
* Đối với nghệ thuật truyền thống và di sản:
Các di sản mỹ thuật tản mạn ở các địa phương, làng xóm là đặc điểm lớn nhất của mỹ thuật VN vì vậy cần có phương án quy tụ, bảo vệ, bảo quản, quảng bá ngăn chặn tình trạng chảy máu di sản hoặc tàn phá di sản. Cần có một danh mục kiệt tác quốc gia, báu vật quốc gia để quy tụ bảo vệ và quảng bá. Di sản quốc gia quốc tế lại do xã huyện quản lý là một nghịch lý và thực tế rất đáng quan ngại, cần giải pháp hữu hiệu. Ta sẽ làm gì nếu một Tháp Chăm hay tượng ở chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Tây Phương bị đánh cắp, phá hủy hay hỏa hoạn thiêu rụi.
Cần một luật và các quy chế về phục chế, phục dựng, ứng xử với di sản để ngăn chặn tình trạng phá hoại, giết chết di sản qua phục chế, phục dựng, phỏng dựng, làm du lịch bừa bãi hiện nay. Trước mắt có thể cấm phục chế nếu không đủ sở cứ, điều kiện và chỉ bảo quản khẩn cấp khi có nguy cơ hư hỏng.
- Cần một dự án xây dựng một (hoặc vài) trung tâm phục chế, đào tạo một đội ngũ chuyên gia và thợ phục chế cho các nghề mỹ thuật truyền thống (thí dụ khoảng 300 người cho 20 nghề chính?) Tất cả các di sản quốc gia chỉ được phục chế bởi trung tâm này với đội ngũ chuyên gia và thợ lành nghề của nó. Kinh nghiệm cho thấy khi tiến hành phục chế chất lượng cao các di sản thì người ta cũng đồng thời khôi phục được hàng loạt nghề truyền thống chất lượng cao, quay lại phục vụ cho sáng tạo, sản xuất và xuất khẩu mới.
* Đối với trường, viện và tạp chí
- Chuyển hướng đào tạo từ việc lấy rèn kỹ năng, truyền nghề làm trọng tâm sang đào tạo trí thức thực thụ, lấy nền tảng tri thức và năng lực sáng tạo làm trọng tâm. Bên cạnh việc nâng cấp điều kiện vật chất cho các đại học mỹ thuật, cần coi liên kết quốc tế đào tạo sau đại học là nguyên tắc qua đó nâng trình độ giảng viên và sinh viên ngang tầm quốc tế - khu vực, khắc phục tình trạng “chuẩn hóa” giảng viên bằng bằng cấp nội địa mang tính hình thức và chất lượng thấp như hiện nay. Nhà trường cần chuyển từ nơi học nghề là chính như hiện nay thành những trung tâm, không gian sáng tạo của cả giảng viên và sinh viên.
- Xây dựng một Viện nghiên cứu Mỹ thuật mạnh (có thể tại ĐH Mỹ thuật VN ở Hà Nội) quy tụ một đội ngũ chuyên gia tinh hoa và có cơ sở vật chất hiện đại. Hợp nhất nghiên cứu lịch sử lý luận với đào tạo lịch sử lý luận và nghiên cứu nghệ thuật học để ĐH Mỹ thuật cũng là đại học nghiên cứu, có thể tự chủ được về chuyên môn. Xây dựng Viện nghiên cứu Mỹ thuật (cũng như Trung tâm Phục chế) nên là một dự án trọng điểm quốc gia.
- Phát triển hai tạp chí mỹ thuật đạt tầm quốc gia và khu vực. Một tạp chí mạnh về nghiên cứu có thể trên cơ sở tạp chí nghiên cứu mỹ thuật của ĐH Mỹ thuật VN hiện nay. Một tạp chí mạnh về phê bình có thể ở TP. HCM. Các tạp chí này cần là song ngữ, cập nhật các tư liệu, tranh luận, thành tựu nghiên cứu của VN bằng tiếng Anh và phát hành cả ở nước ngoài. Không thể quảng bá, nghiên cứu, phê bình chỉ bằng tiếng Việt và phát hành nội bộ là chính như hiện nay vì thế cũng cần xây dựng một nhóm chuyên gia dịch thuật nghệ thuật.
- Hình thành một Quỹ nghiên cứu phê bình mỹ thuật, có tiền để đầu tư biên soạn các tủ sách mỹ thuật như: các công trình lịch sử nghệ thuật cổ, hiện đại, đương đại và nghệ thuật học; tủ sách nghiên cứu các tác giả VN từ trường Đông Dương tới hội họa Đổi mới. Các tủ sách này cũng nhất thiết làm song ngữ.
* Đối với bảo tàng, sưu tập và không gian nghệ thuật
- Mở rộng và củng cố Bảo tàng Mỹ thuật VN, Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, nâng lên tầm đại diện quốc gia có uy tín quốc tế. Giải quyết tình trạng bản chép, bản sao; quy tụ được các kiệt tác thực sự. Có thể dần dần xây dựng hai bảo tàng quốc gia nữa ở Huế và Đà Nẵng. Cần xây dựng sưu tập nghệ thuật nước ngoài trên đất VN.
- Xây dựng hai Trung tâm Nghệ thuật đương đại lớn tại Hà Nội và TP. HCM gồm Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại và Không gian trưng bày, hoạt động nghệ thuật theo mô hình mở bao gồm cả các trại sáng tác, các galleries vv… Khuyến khích hình thành các trung tâm như vậy ở các thành phố lớn khác.
- Cần nghiên cứu để hình thành một Nhà đấu giá nghệ thuật ở VN. Khuyến khích hình thành các hội sưu tập và các bộ sưu tập cá nhân cũng như của các tập đoàn, ngân hàng, công ty lớn.
- Không nên xây các bảo tàng mỹ thuật nhỏ cấp địa phương dàn trải theo phong trào. Có thể tích hợp phần mỹ thuật vào các bảo tàng tỉnh hiện có để dần dần hình thành sưu tập mỹ thuật tốt ở các địa phương.
Hỗ trợ hình thành các bảo tàng hoặc nhà trưng bày, tưởng niệm tư nhân của các nghệ sĩ từ trường Mỹ thuật Đông Dương tới Đổi mới có thành tựu tại các địa phương.
- Khuyến khích hỗ trợ bảo tàng tư nhân để mở cửa cho công chúng tiếp cận các sưu tập tư nhân đặc sắc bởi các sưu tập tư nhân dần dần sẽ đóng vai trò trụ cột trong hệ thống các bảo tàng nghệ thuật.
- Khuyến khích hỗ trợ các không gian nghệ thuật tư nhân hoặc liên kết hiện đang phát triển mạnh và hoạt động tốt ở nhiều địa phương, tạo một mạng lưới không gian nghệ thuật rộng lớn, đa dạng trong các cộng đồng.
* Nghệ thuật nơi công cộng hiện đang ở tình trạng lạm phát dư thừa cái xấu, cái lãng phí hoặc là một sa mạc hoàn toàn thiếu vắng mỹ thuật. Nên dừng các công trình tượng đài kiểu cũ, giống nhau tràn lan ở quy mô quá lớn không hiệu quả, gây tham nhũng. Cần tìm tòi các hình thức tưởng niệm tuyên công mới phù hợp với truyền thống, tân tiến và có hiệu quả chính trị hơn. Các nhà điêu khắc hiện đang sống với các công trình tượng đài hoàn toàn có thể sống và cống hiến tốt hơn với các hình thức tưởng niệm tuyên công tuyên truyền khác.
Khuyến khích các công sở sử dụng mỹ thuật chất lượng cao hơn mức thẩm mỹ du lịch, lưu niệm như hiện nay.
* Để giáo dục nghệ thuật cho nhân dân, nâng cao trình độ thẩm mỹ và chất lượng sống cho toàn dân thì quan trọng nhất là đưa môn Giáo dục nghệ thuật và Di sản vào trường phổ thông. Nội dung giáo dục nghệ thuật và di sản cũng được lồng vào nội dung hoạt động của các nhà văn hóa, trung tâm nghệ thuật hiện có.
* Đối với các Quỹ Văn hóa nghệ thuật
- Thành lập một Quỹ Văn hóa Nghệ thuật VN. Nhà nước sẽ qua quỹ này cấp kinh phí cho nghệ thuật theo các dự án, hoạt động với đội ngũ quản trị nghệ thuật, giám tuyển chuyên nghiệp và hội đồng tư vấn có uy tính theo nhiệm kì. Hạn chế việc cấp kinh phí theo niên khóa qua các cấp hành chính, hội, phong trào; dần dần chuyển sang cấp kinh phí qua các quỹ và theo dự án.
Khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn (thậm chí bắt buộc đối với các tập đoàn Nhà nước) thành lập các quỹ văn hóa nghệ thuật phi vụ lợi. Các quỹ này cũng hoạt động theo nguyên tắc chuyên gia, hội đồng tư vấn và theo dự án cụ thể.
* Về quản lý nghệ thuật, tôi cho rằng hướng chính là phi hành chính hóa việc quản lý nghệ thuật. Dần dần thay việc quản lý theo các cấp hành chính, các thiết chế nhà nước và các hội do Nhà nước quản lý cùng công an văn hóa cũng như việc cấp kinh phí theo đơn vị hành chính và niên khóa với đội ngũ viên chức mỹ thuật bằng hoạt động theo quỹ, dự án, với đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp.
* Chỉ trên cơ sở các định hướng lớn và các dự án thiết thực thì việc ra luật và các nghị định về nghệ thuật mới thiết thực, khả thi và có hiệu quả. Quan trọng nhất là luật hành nghề tự do để mọi tranh chấp nghệ thuật có thể đưa ra tòa án dân sự. Các luật thành lập quỹ, thành lập hội… bao gồm các ưu tiên, ưu đãi khuyến khích “xã hội hóa”… và luật thuế cho thương mại nghệ thuật và cổ vật…
Cuối cùng, tôi cho rằng để “Quy hoạch phát triển mỹ thuật…” không chỉ là cái “bánh vẽ” hay những mường tượng viển vông như các quy hoạch chúng ta từng có thì quy hoạch này cần được chia thành các dự án rồi tổng hợp lại từ các dự án cụ thể đó (dự án các trường nghệ thuật, viện nghiên cứu nghệ thuật và vác tạp chí, Trung tâm phục chế, Giáo dục nghệ thuật và Di sản, Quỹ Văn hóa Nghệ thuật quốc gia …) sau khi có tính toán đầy đủ về nhu cầu kinh phí, địa điểm, trang thiết bị và đội ngũ chuyên gia.
Nguyễn Quân
Theo TiaSang
Gần đây cũng có thể thấy theo “quy hoạch” “định hướng” của hiện thực XHCN thì các danh họa Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm… đều “lệch hướng”, “ngoài quy hoạch” thậm chí “có vấn đề” và đã từng bị lãng quên hay phủ nhận. Hội họa Đổi mới cũng không nằm trong quy hoạch nào. Rất nhiều người quản lý mỹ thuật nói riêng và văn nghệ nói chung hiện nay từng là những người quyết liệt phản đối Đổi mới hoặc cơ hội bàng quan để sau này “thay đổi quan điểm”, “ăn theo” Đổi mới. Và sự phát triển của nghệ thuật đương đại 20 năm nay là sự bất ngờ, gây lúng túng, đau đầu cho quản lý hơn là theo một “quy hoạch” định hướng nào của lãnh đạo và các cấp.
Việc quy hoạch thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật hay thiết kế một “thời kỳ phục hưng”, một “thế hệ vàng”… là không tưởng và phản nghệ thuật.
Mặt khác, quy hoạch phát triển hạ tầng cho một đời sống nghệ thuật, cho sự hưởng thụ nghệ thuật của người dân, cho sự tự do sáng tạo của nghệ sĩ lại là tối quan trọng, là việc Nhà nước cần/phải làm, là điều duy nhất chỉ có Nhà nước mới làm được cho nghệ thuật nước nhà. Xây dựng cơ cấu hạ tầng cũng là cách thức định hướng, lãnh đạo nghệ thuật duy nhất đúng và khả thi của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên cơ cấu hạ tầng ấy lại cần phi hành chính hóa sâu sắc mới tạo được không gian sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật thực sự, nâng tầm văn hóa của quốc gia. Ngược lại hành chính hóa càng cao thì đời sống văn hóa càng nghèo nàn, không khí sáng tạo càng tù túng.
Vì vậy tôi hết sức hoan nghênh “Dự thảo Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến 2020, tầm nhìn 2030” của Cục Mỹ thuật đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho mỹ thuật. Đồng thời theo tôi nên đổi tên Quy hoạch này thành Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật thay vì quy hoạch “phát triển mỹ thuật” chung chung…
Kết cấu hạ tầng cho nghệ thuật bao gồm ba phần rõ rệt: hạ tầng kiến thức, trình độ và mức hưởng thụ nghệ thuật; hạ tầng cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa; hạ tầng luật pháp liên quan tới nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung.
Sau đây xin mạn phép nêu những ý kiến cụ thể về xây dựng cơ cấu hạ tầng cho phát triển mỹ thuật:
* Đối với nghệ thuật truyền thống và di sản:
Các di sản mỹ thuật tản mạn ở các địa phương, làng xóm là đặc điểm lớn nhất của mỹ thuật VN vì vậy cần có phương án quy tụ, bảo vệ, bảo quản, quảng bá ngăn chặn tình trạng chảy máu di sản hoặc tàn phá di sản. Cần có một danh mục kiệt tác quốc gia, báu vật quốc gia để quy tụ bảo vệ và quảng bá. Di sản quốc gia quốc tế lại do xã huyện quản lý là một nghịch lý và thực tế rất đáng quan ngại, cần giải pháp hữu hiệu. Ta sẽ làm gì nếu một Tháp Chăm hay tượng ở chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Tây Phương bị đánh cắp, phá hủy hay hỏa hoạn thiêu rụi.
Cần một luật và các quy chế về phục chế, phục dựng, ứng xử với di sản để ngăn chặn tình trạng phá hoại, giết chết di sản qua phục chế, phục dựng, phỏng dựng, làm du lịch bừa bãi hiện nay. Trước mắt có thể cấm phục chế nếu không đủ sở cứ, điều kiện và chỉ bảo quản khẩn cấp khi có nguy cơ hư hỏng.
- Cần một dự án xây dựng một (hoặc vài) trung tâm phục chế, đào tạo một đội ngũ chuyên gia và thợ phục chế cho các nghề mỹ thuật truyền thống (thí dụ khoảng 300 người cho 20 nghề chính?) Tất cả các di sản quốc gia chỉ được phục chế bởi trung tâm này với đội ngũ chuyên gia và thợ lành nghề của nó. Kinh nghiệm cho thấy khi tiến hành phục chế chất lượng cao các di sản thì người ta cũng đồng thời khôi phục được hàng loạt nghề truyền thống chất lượng cao, quay lại phục vụ cho sáng tạo, sản xuất và xuất khẩu mới.
* Đối với trường, viện và tạp chí
- Chuyển hướng đào tạo từ việc lấy rèn kỹ năng, truyền nghề làm trọng tâm sang đào tạo trí thức thực thụ, lấy nền tảng tri thức và năng lực sáng tạo làm trọng tâm. Bên cạnh việc nâng cấp điều kiện vật chất cho các đại học mỹ thuật, cần coi liên kết quốc tế đào tạo sau đại học là nguyên tắc qua đó nâng trình độ giảng viên và sinh viên ngang tầm quốc tế - khu vực, khắc phục tình trạng “chuẩn hóa” giảng viên bằng bằng cấp nội địa mang tính hình thức và chất lượng thấp như hiện nay. Nhà trường cần chuyển từ nơi học nghề là chính như hiện nay thành những trung tâm, không gian sáng tạo của cả giảng viên và sinh viên.
- Xây dựng một Viện nghiên cứu Mỹ thuật mạnh (có thể tại ĐH Mỹ thuật VN ở Hà Nội) quy tụ một đội ngũ chuyên gia tinh hoa và có cơ sở vật chất hiện đại. Hợp nhất nghiên cứu lịch sử lý luận với đào tạo lịch sử lý luận và nghiên cứu nghệ thuật học để ĐH Mỹ thuật cũng là đại học nghiên cứu, có thể tự chủ được về chuyên môn. Xây dựng Viện nghiên cứu Mỹ thuật (cũng như Trung tâm Phục chế) nên là một dự án trọng điểm quốc gia.
- Phát triển hai tạp chí mỹ thuật đạt tầm quốc gia và khu vực. Một tạp chí mạnh về nghiên cứu có thể trên cơ sở tạp chí nghiên cứu mỹ thuật của ĐH Mỹ thuật VN hiện nay. Một tạp chí mạnh về phê bình có thể ở TP. HCM. Các tạp chí này cần là song ngữ, cập nhật các tư liệu, tranh luận, thành tựu nghiên cứu của VN bằng tiếng Anh và phát hành cả ở nước ngoài. Không thể quảng bá, nghiên cứu, phê bình chỉ bằng tiếng Việt và phát hành nội bộ là chính như hiện nay vì thế cũng cần xây dựng một nhóm chuyên gia dịch thuật nghệ thuật.
- Hình thành một Quỹ nghiên cứu phê bình mỹ thuật, có tiền để đầu tư biên soạn các tủ sách mỹ thuật như: các công trình lịch sử nghệ thuật cổ, hiện đại, đương đại và nghệ thuật học; tủ sách nghiên cứu các tác giả VN từ trường Đông Dương tới hội họa Đổi mới. Các tủ sách này cũng nhất thiết làm song ngữ.
* Đối với bảo tàng, sưu tập và không gian nghệ thuật
- Mở rộng và củng cố Bảo tàng Mỹ thuật VN, Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, nâng lên tầm đại diện quốc gia có uy tín quốc tế. Giải quyết tình trạng bản chép, bản sao; quy tụ được các kiệt tác thực sự. Có thể dần dần xây dựng hai bảo tàng quốc gia nữa ở Huế và Đà Nẵng. Cần xây dựng sưu tập nghệ thuật nước ngoài trên đất VN.
- Xây dựng hai Trung tâm Nghệ thuật đương đại lớn tại Hà Nội và TP. HCM gồm Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại và Không gian trưng bày, hoạt động nghệ thuật theo mô hình mở bao gồm cả các trại sáng tác, các galleries vv… Khuyến khích hình thành các trung tâm như vậy ở các thành phố lớn khác.
- Cần nghiên cứu để hình thành một Nhà đấu giá nghệ thuật ở VN. Khuyến khích hình thành các hội sưu tập và các bộ sưu tập cá nhân cũng như của các tập đoàn, ngân hàng, công ty lớn.
- Không nên xây các bảo tàng mỹ thuật nhỏ cấp địa phương dàn trải theo phong trào. Có thể tích hợp phần mỹ thuật vào các bảo tàng tỉnh hiện có để dần dần hình thành sưu tập mỹ thuật tốt ở các địa phương.
Hỗ trợ hình thành các bảo tàng hoặc nhà trưng bày, tưởng niệm tư nhân của các nghệ sĩ từ trường Mỹ thuật Đông Dương tới Đổi mới có thành tựu tại các địa phương.
- Khuyến khích hỗ trợ bảo tàng tư nhân để mở cửa cho công chúng tiếp cận các sưu tập tư nhân đặc sắc bởi các sưu tập tư nhân dần dần sẽ đóng vai trò trụ cột trong hệ thống các bảo tàng nghệ thuật.
- Khuyến khích hỗ trợ các không gian nghệ thuật tư nhân hoặc liên kết hiện đang phát triển mạnh và hoạt động tốt ở nhiều địa phương, tạo một mạng lưới không gian nghệ thuật rộng lớn, đa dạng trong các cộng đồng.
* Nghệ thuật nơi công cộng hiện đang ở tình trạng lạm phát dư thừa cái xấu, cái lãng phí hoặc là một sa mạc hoàn toàn thiếu vắng mỹ thuật. Nên dừng các công trình tượng đài kiểu cũ, giống nhau tràn lan ở quy mô quá lớn không hiệu quả, gây tham nhũng. Cần tìm tòi các hình thức tưởng niệm tuyên công mới phù hợp với truyền thống, tân tiến và có hiệu quả chính trị hơn. Các nhà điêu khắc hiện đang sống với các công trình tượng đài hoàn toàn có thể sống và cống hiến tốt hơn với các hình thức tưởng niệm tuyên công tuyên truyền khác.
Khuyến khích các công sở sử dụng mỹ thuật chất lượng cao hơn mức thẩm mỹ du lịch, lưu niệm như hiện nay.
* Để giáo dục nghệ thuật cho nhân dân, nâng cao trình độ thẩm mỹ và chất lượng sống cho toàn dân thì quan trọng nhất là đưa môn Giáo dục nghệ thuật và Di sản vào trường phổ thông. Nội dung giáo dục nghệ thuật và di sản cũng được lồng vào nội dung hoạt động của các nhà văn hóa, trung tâm nghệ thuật hiện có.
* Đối với các Quỹ Văn hóa nghệ thuật
- Thành lập một Quỹ Văn hóa Nghệ thuật VN. Nhà nước sẽ qua quỹ này cấp kinh phí cho nghệ thuật theo các dự án, hoạt động với đội ngũ quản trị nghệ thuật, giám tuyển chuyên nghiệp và hội đồng tư vấn có uy tính theo nhiệm kì. Hạn chế việc cấp kinh phí theo niên khóa qua các cấp hành chính, hội, phong trào; dần dần chuyển sang cấp kinh phí qua các quỹ và theo dự án.
Khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn (thậm chí bắt buộc đối với các tập đoàn Nhà nước) thành lập các quỹ văn hóa nghệ thuật phi vụ lợi. Các quỹ này cũng hoạt động theo nguyên tắc chuyên gia, hội đồng tư vấn và theo dự án cụ thể.
* Về quản lý nghệ thuật, tôi cho rằng hướng chính là phi hành chính hóa việc quản lý nghệ thuật. Dần dần thay việc quản lý theo các cấp hành chính, các thiết chế nhà nước và các hội do Nhà nước quản lý cùng công an văn hóa cũng như việc cấp kinh phí theo đơn vị hành chính và niên khóa với đội ngũ viên chức mỹ thuật bằng hoạt động theo quỹ, dự án, với đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp.
* Chỉ trên cơ sở các định hướng lớn và các dự án thiết thực thì việc ra luật và các nghị định về nghệ thuật mới thiết thực, khả thi và có hiệu quả. Quan trọng nhất là luật hành nghề tự do để mọi tranh chấp nghệ thuật có thể đưa ra tòa án dân sự. Các luật thành lập quỹ, thành lập hội… bao gồm các ưu tiên, ưu đãi khuyến khích “xã hội hóa”… và luật thuế cho thương mại nghệ thuật và cổ vật…
Cuối cùng, tôi cho rằng để “Quy hoạch phát triển mỹ thuật…” không chỉ là cái “bánh vẽ” hay những mường tượng viển vông như các quy hoạch chúng ta từng có thì quy hoạch này cần được chia thành các dự án rồi tổng hợp lại từ các dự án cụ thể đó (dự án các trường nghệ thuật, viện nghiên cứu nghệ thuật và vác tạp chí, Trung tâm phục chế, Giáo dục nghệ thuật và Di sản, Quỹ Văn hóa Nghệ thuật quốc gia …) sau khi có tính toán đầy đủ về nhu cầu kinh phí, địa điểm, trang thiết bị và đội ngũ chuyên gia.
Nguyễn Quân
Theo TiaSang