Đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa của thỏ
là quá trình tiêu hóa thức ăn từ miệng đến hậu môn, cũng giống như cơ quan tiêu hóa của dê Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của thỏ Thỏ là loài dạ dày đơn, bộ máy tiêu hóa bao gồm: Đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của thỏ – Miệng : Miệng gồm có môi, răng và lưỡi. ...
là quá trình tiêu hóa thức ăn từ miệng đến hậu môn, cũng giống như cơ quan tiêu hóa của dê
Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của thỏ
Thỏ là loài dạ dày đơn, bộ máy tiêu hóa bao gồm: Đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của thỏ
– Miệng : Miệng gồm có môi, răng và lưỡi. Răng của thỏ chia làm 2 hàm : Hàm trên gồm 2 răng cửa và 6 răng hàm không có răng nanh, hàm dưới gồm có 1 răng cửa và 5 răng hàm không có răng nanh.
– Thực quản : Thực quản nối từ miệng xuống đến dạ dày, chức năng của thực quản là vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
– Dạ dày : Dạ dày của thỏ là dạ dày đơn, có khả năng co giãn tốt nhưng co bóp yếu.
– Ruột : (Ruột non, manh tràng, ruột già)
+ Ruột non : Dài khoảng 4 – 6 m, đây là nơi diễn ra quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu chủ yếu.
+ Manh tràng : Manh tràng lớn gấp 5 – 6 lần dạ dày, nằm ở phần nối giữa ruột non và ruột già. Trong manh tràng có hệ vi sinh vật sống cộng sinh phát triển giống như vi sinh vật trong dạ cỏ loài nhai lại. Nếu thiếu thức ăn thô thì manh tràng trống giống, thỏ có càm giác đói. Còn nếu cho ăn thiếu thức ăn xơ hoặc thức ăn xanh, củ quả… nhiều nước thì dễ gây rối loạn tiêu hóa như tạo nhiều khí, phân không tạo viên, ruột chứa đầy khí gây lên chướng bụng, đầy hơi.
+ Ruột già : bao gồm phần kết tràng và trực tràng.
Đặc điểm quá trình tiêu hóa
Ở miệng thức ăn được nghiền nát bằng răng và được nhào trộn với nước bọt, sau đó thức ăn được chuyển qua thực quản xuống dạ dày. Ở dạ dày protein của thức ăn được tiêu hóa nhờ dịch vị. Nếu khẩu phần ăn thiếu muối thì dịch vị tiết ra ít, do đó thỏ không phân giải hết protein trong thức ăn. Còn nếu thức ăn thô cứng khó tiêu thì dễ gây viêm dạ dày, ruột.
Trong dạ dày thức ăn được xếp thành từng lớp để chuyển xuống ruột non. Ở ruột non nhờ vào men tiêu hóa có trong dịch ruột mà phần lớp các chất (Protein, gluxit, lipit) được phân giải và hấp thu tại đây, phần thức ăn không tiêu hóa hết ở đây được chuyển xuống ruột già.
Ở ruột già, những thức ăn nhỏ có khả năng tiêu hóa được đẩy vào manh tràng, còn phần thức ăn không tiêu hóa được đẩy xuống dưới và tạo thành viên thải ra ngoài. Như vậy thỏ có 2 loại phân : Phân cứng là những viên tròn, thỏ không ăn loại này thỏ thải ra vào ban ngày. Phân mềm (phân vitamin) phần được tiêu hóa ở manh tràng, loại phân này thường được thải ra vào ban đêm khi phân ra là thỏ quay đầu lại ăn ngay. Do đặc tính đó cho nên người ta thường gọi thỏ là động vật nhai lại giả. Quá trình hấp thu ở ruột già chủ yếu là muối khoáng và nước.
Thành phần hóa học của 2 loại phân thỏỞ thỏ con không có hiện tượng ăn phân và chỉ khi thỏ đạt 3 tuần tuổi mới bắt đầu ăn phân.