23/05/2018, 15:23

Thu gom trứng và lươn bột ngoài đồng

Hàng năm, đến mùa lươn sinh sản, ta có thể thu gom trứng lươn và lươn bột, lươn con ngoài ao hồ, đồng ruộng đem về ấp, ương để nuôi làm giống. Như vậy cũng là cách giải quyết cho mình có nguồn lươn giống mà nuôi. Cách làm này chỉ tốn công sức chứ không mất tiền mua. Nhưng, cái lợi quan trọng ...

Hàng năm, đến mùa lươn sinh sản, ta có thể thu gom trứng lươn và lươn bột, lươn con ngoài ao hồ, đồng ruộng đem về ấp, ương để nuôi làm giống. Như vậy cũng là cách giải quyết cho mình có nguồn lươn giống mà nuôi.

Cách làm này chỉ tốn công sức chứ không mất tiền mua. Nhưng, cái lợi quan trọng nhất, hơn cả tiền bạc, mà người nuôi lươn nào cũng mong muốn, là nhờ vào việc tự mình bỏ công ra và nuôi dưỡng lươn bột chu đáo nên cuối cùng mới lựa ra được sô’ lươn giống đạt chuẩn để nuôi. Số lươn tự “tạo” ra đó chắc chắn sẽ khỏe mạnh hơn lươn mua vét tại các chợ, các vựa về làm giống!

Chỉ có điều việc ấp trứng và nuôi lươn bột không phải là việc ai cũng có thể làm được, trừ người có kinh nghiệm trong nghề.

trứng lươn và lươn bột

Cách vớt trứng lươn

Khi vớt trứng lươn phải có sẵn hai dụng cụ sau đây: một cái tô hay dĩa lớn sâu lòng, và một cái xô hoặc thau bên trong chứa sẵn một vài lít nước sạch (nước ruộng hay ao hồ ngay đó càng tốt). Khi gặp bột trứng lươn ta dùng dĩa nhẹ nhàng hớt lên, sau đó trút vào xô hay thau nước. Mọi việc cần thao tác nhanh và gọn.

Nên đặt các ổ trứng cách xa nhau, rời nhau, tránh nằm chồng lên nhau, vì chúng rất dễ vỡ. Điều đó có nghĩa khi vớt xong được khoảng năm sáu ổ, ta nên chuyển ngay số trứng đó về nhà để “ấp” ngay. Sau đó, nếu còn thì trở lại vớt tiếp.

Cách “ấp” trứng lươn

Vớt trứng lươn từ ngoài đồng về, ta có thể dùng loại thau lớn để “ấp”. Có thể dùng thau nhựa hay thau nhôm, thậm chí sử dụng xô hay chậu cũng được, miễn loại dụng cụ đó có chiều sâu hơn 30cm là được.

Nói cách khác, hễ số lượng ổ trứng cần “ấp” nhiều thì ta dùng loại thau to, hoặc san bớt ra nhiều thau nhỏ. Nên đặt những dụng cụ ấp trứng này vào nơi mát mẻ, yên tĩnh, tránh nắng rọi mưa tạt, và ngăn ngừa trẻ con cùng các loại gia cầm, gia súc đến quấy phá. Tốt nhất nên có nắp đậy bằng lưới kẽm mắt nhỏ trên mọi dụng cụ ấp trứng này.

Trong thau cần có mực nước cao khoảng 10cm, và để một ít cọng rong bèo để làm nơi cho lươn bột “bám víu” sau này.

Kỹ thuật “ấp” trứng lươn đòi hỏi ta có hai việc quan trọng cần phải lo như sau:

Thay nước mới

Suốt thời gian ấp trứng, ngày nào cũng phải thay 2/3 nước cũ trong thau bằng nước mới.

Chỉ cần thay nước một lần trong ngày. Thay nước bằng cách dùng ống nhựa loại có đường kính nhỏ để rút từ từ nước cũ trong thau ra bớt, sau đó cũng dùng ống này để chuyển nước mới từ bên ngoài vào. Nước mới thay vào phải là nước sạch như nước mưa, nước giếng, nước ao hồ cũng được, miễn là không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Riêng nước máy phải hứng chứa trong bể chứa hay lu khạp trước đó một hai ngày chờ chất chlorine bay hết mùi mới dùng được.

Theo dõi nhiệt độ

Suốt thời gian ấp trứng lươn, ta phải cố bảo đảm nhiệt độ nước du di trong khoảng từ 24 độ c đến 28 độ c. Như vậy, từ một tuần đến mười ngày sau trứng sẽ nở.

Cách vớt lươn bột

Lươn con vừa nở ra khỏi trứng cho đến mười ngày tuổi gọi là lươn bột, có chiều dài tối đa 2cm mà thôi. Lươn mới nở khờ khạo và chậm chạp. Bám vào đâu chúng gần như nằm lì tại chỗ, không đi kiếm ăn vì đã sống nhờ vào chất dinh dưỡng trong noãn hoàng. Chừng nào noãn hoàng tiêu hóa hết, lươn con mới biết đói bụng và từ đó mới đủ khôn để tự lực cánh sinh theo bản năng sinh tồn thúc giục chúng.

Vào mùa sinh sản của lươn, men theo bờ ‘các ao hồ ta thường gặp nhiều “đám” lươn bột sống kề cận nhau. Vớt lươn bột rất dễ, dụng cụ chỉ là cái vợt làm bằng vải mùng với cái cán hơi dài. Đêm tối, ta men theo dọc bờ ruộng, hay ao hồ mương rãnh, rọi đèn vào các đám cỏ mọc gie ra mép nước dễ thấy lươn bột xuất hiện. Vì vậy vớt lươn bột ban đêm dễ hơn là vớt vào ban ngày.

Lươn con được mười ngày tuổi có chiều dài khoảng 4cm, ban ngày ẩn mình dưới những bụi cỏ mọc ven mép nước hay bu bám vào rễ lục bình, chờ đêm tôi chúng kéo nhau đi từng đàn kiếm mồi ở tầng đáy, mà mới nhìn qua ta dễ tưởng lầm là đám trùn chỉ. Bắt chúng cũng rọi đèn và dùng vợt.

Vớt lươn bột, lươn con ra khỏi môi trường sống của chúng phải trút vào thau hay xô (có chứa sẵn nước bên trong, và chuyển về ương trong thau hay bể ương.

Nuôi loại lươn nhỏ này, trong tuần lễ đầu nên cho ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín rồi dùng muỗng tán cho tơi ra để chúng dễ ăn. Khi lươn con được vài ba tuần tuổi, thức ăn của chúng là bo bo, trùn chỉ và các phiêu sinh vật khác. Khi chúng hơn tháng tuổi, nên tập cho ăn thức ăn nhân tạo.

0