23/05/2018, 16:00

Thiết kế tạo hình rong cảnh

Ghi nhớ và vận dụng nguyên tắc tạo hình rong cảnh cần có sự thống nhất giữa tính khoa học và nghệ thuật. Thế nào gọi là tính khoa học? Đó là phải hiểu rõ về màu sắc, hình dáng, thói quen sinh thái và đặc điểm môi trường của mỗi loài rong cảnh. Còn tính nghệ thuật? Là thông qua kết cấu nghệ ...

Ghi nhớ và vận dụng nguyên tắc tạo hình rong cảnh

cần có sự thống nhất giữa tính khoa học và nghệ thuật. Thế nào gọi là tính khoa học? Đó là phải hiểu rõ về màu sắc, hình dáng, thói quen sinh thái và đặc điểm môi trường của mỗi loài rong cảnh. Còn tính nghệ thuật? Là thông qua kết cấu nghệ thuật, áp dụng thủ pháp nghệ thuật phô trương, thể hiện ra hình thức đẹp của các cá thể và quần thể rong cảnh.

Đa số rong cảnh chúng ta nuôi trồng là nhập từ Âu Mỹ, Tây Phi và các nước Đông Nam Á. Vì thế, khi thiết kế tạo hình rong cảnh cùng cần thể hiện những nét đặc sắc về phong thổ, tập quán của mỗi vùng. Ở các khu cũng có những nguyên tắc tạo cảnh nhất định như đa dạng và thống nhất, hài hòa và tương phản, kết hợp nhịp nhàng, đối xứng mà chúng ta có thể học hỏi, vận dụng. Căn cứ vào hình dáng, đường nét, sắc thái của rong cảnh khéo léo tạo ra bố cục chặt chẽ; thông qua sự biến hóa của môi trường sinh vật thủy sinh, tạo ra một bức tranh màu xanh dưới đáy nước đầy sống động và quyến rũ.

Đa dạng và thống nhất

Có rất nhiều chủng loại rong cảnh cho nên hình dáng, đường nét, sắc thái, chất lượng của chúng cũng rất đa dạng và có sự khác biệt nhất định. Vì vậy cần thiết kế bố cục sao cho chúng giữ được đặc điểm riêng, đồng thời đạt được sự hài hòa thống nhất; và muốn đạt dược điều đó thì cần phải vận dụng nguyên tấc đa dạng và thống nhất. Nếu chúng ta bố trí quá nhiều rong cảnh trong diện tích bể dưới 1m2 thì sẽ thấy rối như bòng bong, làm mất đi tính thẩm mỹ; nhưng cũng không thể vì sự thống nhất mà sắp xếp sơ sài cứng nhắc, như vậy sẽ có vẻ đơn điệu không linh hoạt. Cho nên cần phải nắm vững quy tắc đa dạng và thống nhất. Đa dạng và thống nhấtĐa dạng và thống nhất

Trong tạo cảnh rong cảnh phải có các phần như tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh và cảnh bên. Tiền cảnh nên trồng phối hợp 1 – 2 loại rong thấp như rêu gạc nai, cỏ trân châu lùn, cỏ mạc ty, cỏ la bối lực, cỏ thảm… thể hiện ra một quần thể rong cảnh đẹp, thống nhất. Trung cảnh nên trồng phối hợp những loại rong hơi cao như huyết tâm lan lá rộng, rong lá liều xanh, rong lá liều đỏ, cỏ ba qua nhỏ, cỏ nấm…; trong đó có thể chọn ra 2 – 3 loại để trồng (mỗi loại 5 – 7 cây một chùm, hoặc 10 – 15 cây một chùm), tạo ra bức tranh nhiều tầng nhiều lớp, nôi tiếp nhau rất sinh động. Hậu cảnh và cảnh bên nên trồng phối hợp các loại rong có cành lá vươn dài tươi tốt như cỏ đại bảo tháp, hồng đinh hương, cỏ tai hổ, hồ điệp đỏ, cỏ hoàng quân Uruguay… làm nổi bật tiền cảnh và trung cảnh. Như vậy, vận dụng quy tắc thống nhất và biến hóa làm cho bể cảnh trở nên lộng lảy sinh động hơn.

Hài hòa và tương phản

Thiết kế tạo cảnh cho rong cung như tạo cảnh cho cây cảnh, cần chú ý đến sự tương xứng và môi liên hệ giữa các . Từ đó tìm ra những cây rong có hình dáng, đường nét tương tự trồng cạnh nhau nhằm tạo sự hài hòa cho bể kiểng. Nếu chọn trồng những cây như rong lá liễu xanh, cỏ lận, cần nước… ở trung cảnh hoặc hai bên; hình dáng và đường nét cửa chúng sẽ phối hợp hài hòa với nhau.

Ngược lại, áp dụng thủ pháp biến hóa sẽ thể hiện được sự tương phản, gợi cho người ta cảm giác kích thích mạnh mẽ. Như ở khoảng trống phía sau tiền cảnh, trồng một khóm 5 – 7 cây rong lá liễu đỏ hoặc hồ diệp đỏ, làm nổi bật tiền cảnh và hậu cảnh màu xanh. Sự tương phản mạnh mẽ giữa hai gam màu nóng lạnh làm nổi bật lên chủ đề; tạo thêm vào một đàn cá nhiệt đới nhiều màu sắc bơi tung tăng trong lùm rong cảnh tạo sự tương phản giữa cảnh tĩnh và cảnh động.

Cân đối

Ở các khu cây cảnh người ta thường trồng phối hợp các loài cây có hình dáng và kích cỡ khác nhau theo nguyên tắc đối xứng, tạo ra cảnh quan ổn định vui mắt. Tạo cảnh cho rong cảnh cũng không thể loại trừ phương pháp bố trí này. Việc trồng những loài rong khác nhau sẽ tạo sự đa dạng. Những loại rong có hình dáng to, thô, màu sác đậm, phiến lá rộng và đày đặc như hoàng quân Uruguay, rong lá cọ, rong họ da… khiến người ta có cảm giác nhiều tầng lớp. Còn những loại rong có hình dáng mảnh mai, màu nhã, cành lá thưa, như tùng vĩ xanh, cỏ bảo tháp, rong ly nhỏ… thì tạo cho người ta cảm giác mềm mại, uyển chuyển.

Cân đốiCân đối

 

Căn cứ vào đặc điểm của bể kiểng, khi trồng phối hợp rong cảnh, chỉ cần trồng phối hợp khéo léo sẽ đem lại hiệu quả tốt. Nếu dùng phương pháp đối xứng, có thể dùng giấy decal màu xanh đậm dán lên mặt sau bể; hai bên bể trồng những cây hẹ nước, thông liễu Bắc cực, cỏ lá trúc nhỏ loại cao; tiền cảnh và hậu cảnh trồng phối hợp cỏ Niutơn, huyết tâm lan, rêu gạc nai, cỏ tô nô; dùng gỗ chìm hoặc gỗ hóa thạch làm nền; thả vào vài trăm con cá đèn hồng liên hoặc cá lành canh mắt xanh, trông như bức tranh phong cánh trời biển bao la. Với cách trồng phối hợp không đối xứng người ta thường vận dụng cách tạo cảnh như sau; bên trái trồng cỏ hoàng quân lớn, còn bên phải trồng những đám rong dạng cây nhỏ riêng rẽ với số lượng nhiều để có sự cân bằng kháp mặt bể.

Tiết tấu nhịp nhàng

Sự biến hóa trong nghệ thuật trồng rong cảnh phải có tính quy tắc nhất định như phân bố tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh, cảnh bên; phối hợp đều đặn màu sắc, hình dạng, đường nét của rong cảnh, trồng xen kẽ cao thấp có trật tự, như vậy sẽ tạo ra bức tranh sinh động có tiết tấu nhịp nhàng.

Sự cân bằng sinh thái với hiệu quả thẩm mỹ của rong cảnh

Môi trường sống của rong cảnh nuôi trồng khác với môi trường sống của rong cảnh tự nhiên. Sau khi được bàn tay con người thuần hóa, rong sinh sống lâu dài trong môi trường sinh thái nhân tạo. Vì thế, những nhân tố sinh thái như tính chất nước, nhiệt độ nước, độ cứng của nước, độ pH, thành phần dinh dưỡng, nồng độ CO2 trong bể nước đều chịu sự điều khiển của con người. Nếu không hiểu rõ môi trường sinh thái của rong thì khó mà duy trì được sự cân bằng sinh thái trong bể kiểng nhỏ xíu. Do các nhân tố trong bể không tồn tại độc lập, giữa chúng có sự liên hệ và có thể chế ước lẫn nhau, có lúc chuyển hóa lẫn nhau nữa. Ví dụ, khi cá trong bể bài tiết quá nhiều, làm cho hàm lượng dinh dưỡng (nitrat và photphat) gia tăng, nước sẽ bị vẩn đục, thúc đẩy các loài tảo sinh sôi nảy nở; tảo lại sinh trưởng nhanh hơn rong cảnh, dần đến việc rong cảnh không thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Theo đó, hình dáng cây sẽ xuất hiện những hiện tượng như bị vặn vẹo dị hình, gầy guộc thấp bé, ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ của rong cảnh.

Ngoài ra ánh sáng không đủ hoặc quá mạnh, nhiệt độ nước quá cao hay quá thấp, độ pH quá lớn hay quá nhỏ, dinh dưỡng thừa hoặc thiếu, độ cứng của nước cao quá hoặc thấp quá và hàm lượng vi khuẩn nitơ hóa đều làm cho môi trường sinh thái trong bể mất cân bằng. Môi trường sinh thái mất cân bằng thì tất yếu các loài rong sinh trưởng phát triển không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ của việc tạo cảnh rong; như vậy sẽ xuất hiện một chuỗi phản ứng sinh thái dây chuyền. Chi có chăm sóc cẩn thận tỉ mi, điều chỉnh tất cả những nhân tố sinh thái, thì cảnh quan rong trong bể mới xanh tốt như mong muốn.

Các phong cách tạo cảnh rong

Đa số các loại rong cảnh có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Nam Mỹ, Tây Phi nên chúng mang những nét đặc trưng riêng của mỗi vùng. Vì thế, khi thiết kế tạo cảnh rong nên căn cứ vào đặc điểm thủy vực của các vùng, vận dụng các nguyên lý thiết kế tạo cảnh, tạo ra những cảnh sắc rong mang phong cách riêng của mỗi vùng.

Phong cách tạo cảnh Đông Nam Á

Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Sri Lanka, Malaysia là quê hương của loài cỏ ớt và tất nhiên cỏ ớt cũng đã trở thành loài cây đặc sắc của thủy vực Đông Nam Á. Có rất nhiều chủng loại cỏ ớt nên hình dáng và màu sắc của chúng rất da dạng. Màu nâu nhạt có cỏ ớt mặc lục, cỏ ớt java, cỏ ớt đốm; màu xanh nhạt có cỏ ớt ôn đế, cỏ ớt dài, cỏ ớt lá đào, kiếm trúc; thân cây cao thì có cỏ ớt viền nhãn, cỏ ớt suối phun. Nếu trồng phối hợp những loài cỏ ớt có màu sắc, hình dạng khác nhau này theo nguyên lý thiết kế tạo cảnh xen lẫn một số loài rong nhỏ như trân châu lùn, mạc ty, rêu gạc nai cộng với những đàn cá đèn Đông Nam Á nhỏ xíu như cá đèn tân trân châu, cá đèn bút thần thì ta sẽ có một bức tranh cảnh quan rong lãng mạn mang màu sắc Đông Nam Á.

Phong cách tạo cảnh Nam Mỹ

Nhắc đến cỏ hoàng quân người ta sẽ nghĩ ngay đến cảnh sắc, phong tục của lưu vực sông Amazon Nam Mỹ. Vậy thu nhỏ quang cảnh của vùng này trong một bể kiểng như thế nào? Từ thiết kế tổng thể cho thấy, nên lấy cỏ hoàng quân làm chủ cảnh, chọn một số loại rong có thân màu xanh biếc như cỏ la bối lực, rong lá liều làm bối cảnh. Ngoài ra, màu sắc vật liệu nền của bể kiểng cũng rất quan trọng, nên chọn sỏi có màu nâu hoặc màu đen, sỏi thuộc hai gam màu này sẽ làm nổi bật màu sắc diễm lệ của rong cảnh. Nếu dùng sỏi màu trắng hiệu quả sẽ rất kém, không thể hiện được phong cách của vùng Nam Mỹ. Do đó, màu sắc của vật liệu nền cũng là một chi tiết quan trọng trong việc tạo cảnh. Ngoài ra, một số loài cá nhiệt đới như cá kalasin Thái Lan, cá mui ngắn có màu sắc sặc sỡ cùng góp phần thể hiện phong cách Nam Mỹ. Như vậy, bế trí rong cảnh, vật liệu nền và cá nhiệt đới một cách khéo léo sẽ tạo ra một bể cảnh mang đậm phong cách của lưu vực sông Ama­zon Nam Mỹ.

Phong cách tạo cảnh Tây Phi

Loài rong đặc sắc của thủy vực Châu Phi là cây đa nước, thiết kế tạo cảnh cho đa nước sẽ thể hiện được phong thổ nhân tình của thủy vực Tây Phi nhiệt đới. Sử dụng loại bể kiểng lớn, trồng rong họ đa lớn như đa lá dài, đa đuôi yến làm cảnh hậu và cảnh hai bên; tiền cảnh và trung cảnh trồng phối hợp đa lá tam giác vừa và nhỏ, đa nước nhỏ, hắc mộc quyết. Dùng phiến đá nhỏ trơn láng và khúc gỗ cong nặng làm nền; đồng thời, thả những loài cá sinh trưởng mạnh ở sông ngòi Tây Phi như tiểu bào ngư, cá mui ngắn, cá đèn picasso bơi tung tăng trong lùm cỏ. Thế là ta đã có một bức tranh rong cảnh thiên nhiên vùng Tây Phi đầy ấn tượng.

Chọn lựa nguyên liệu làm bối cảnh

Trong thiết kế tạo cảnh rong thường dùng gỗ chìm hoặc đá làm bối cảnh. Nếu trong bể rong cảnh không có gỗ chìm hoặc dá, cảnh sắc rong sẽ có vẻ khô khan cứng nhắc; có được chúng, cảnh quan rong trở nên tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn. Vì thế, gỗ chim và đá đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong việc thiết kế tạo cảnh rong.

Gỗ chìm là những thanh hoặc khúc gỗ còn sót lại trong rừng sâu, nơi sơn dã hoặc đầm lầy, trải qua thời gian dài phơi dưới nắng mưa sương gió mà dần dần phong hóa thành. Gỗ chìm thường dùng có nguồn gốc Brazil, được sưu tầm từ nơi ẩm ướt hoặc đầm lầy; gỗ có bề mặt đẹp và khá mềm. Loại gỗ chìm có nguồn gốc từ Philipin rất cứng, do có tỉ trọng lớn hơn nước nên khi thả vào nước gỗ chìm ngay xuống đáy, không bị mục nát. Đây là một trong những nguyên liệu làm bối cảnh lý tưởng.

Tuy gỗ chìm có tác dụng làm nổi bật cảnh sắc rong cảnh, nhưng nó cũng có nhược điểm là làm thay đổi độ pH trong nước, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rong cảnh.

Đá cũng là nguyên liệu làm bối cảnh lý tưởng và là nguyên liệu dễ sưu tầm hơn gỗ chim. Nhưng đá cũng có nhược điểm là khi ở dưới nước chúng không ngừng tỏa ra chất có tính kiềm làm thay đổi độ pH của nước. Đặc biệt, đá rất thích hợp làm nguyên liệu tạo cảnh cho rong cảnh họ đa, vì rong cảnh họ đa thích ứng với môi trường nước có chất vôi.

Dù là gỗ chìm hay đá thì trước khi sử dụng đều phải ngâm vào nước một thời gian mới có thể sử dụng được.

0