23/05/2018, 15:59

Rong với cá nhiệt đới

Quan hệ sinh thái giữa rong và cá Trong môi trường nước thiên nhiên, giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với thể phi sinh vật đều có quan hệ tương hỗ, chế ước và chuyển hóa lẫn nhau. Dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ và các yếu tố lý hóa của nước tạo nên một hệ thống sinh thái trong môi ...

Quan hệ sinh thái giữa rong và cá

Trong môi trường nước thiên nhiên, giữa sinh vật với sinh vật,  sinh vật với thể phi sinh vật đều có quan hệ tương hỗ, chế ước và chuyển hóa lẫn nhau. Dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ và các yếu tố lý hóa của nước tạo nên một hệ thống sinh thái trong môi trường nước, tiến hành trao đổi năng lượng và tuần hoàn vật chất. Cá nhiệt đới lấy oxy và các nguồn dinh dưỡng thiên nhiên cần thiết từ nước; còn các vật chất khác như chất thải của cá, xác chết và các vật hữu cơ khác sau khi phân giải sẽ trở thành chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của các sinh vật như rong cảnh, thúc đẩy chúng phát triển sinh sôi; đồng thời, lại bổ sung oxy và nguồn dinh dưỡng cho cá. Cứ như thế tạo nên vòng tuần hoàn sinh thái.

Môi trường sinh thái trong bể kiểng do con người kiểm soát hoàn toàn mô phỏng theo môi trường tự nhiẻn, bắt chước mô thức tuần hoàn trong môi trường nước thiên nhiên, tiến hành tuần hoàn sinh thái đơn giản, nhưng trên thực tế lại rất khó. Ví dụ, dưới điều kiện ánh sáng, rong cảnh trong bể tiến hành quá trình quang hợp hấp thu CO2, thải oxy vào trong nước; còn cá nhiệt đới thì hấp thu oxy do rong cảnh tỏa ra và thở ra CO2, đồng thời sau khi vi khuẩn nitơ hóa phân giải phân của chúng bài tiết ra lại bổ sung nguồn dinh dưỡng cho rong cảnh. Như vậy, môi trường sinh thái trong bể kiểng cũng lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn đơn giản.

Sự khách biệt giữa các nguyên tố trong môi trường nước thiên nhiên và nước trong bể kiểng

Sự khác biệt về nước

Nguồn nước trong bể nuôi trồng rong cảnh và cá nhiệt đới đều là nước máy đã qua xử lý hóa học, như vậy là giống với nước trong môi trường thiên nhiên, sự khác biệt chủ yếu là ở tỉ lệ chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước. Tỉ lệ chất hữu cơ và vô cơ của nước thiên nhiên vùng nhiệt đới là 100:1, ở nước máy là 1:1000; còn tỷ lệ giữa hyđro và cacbon trong nước thiên nhiên là khoảng 10:1, ở nước trong bể kiểng thì vừa đúng ngược lại.

Ngoài ra, chất hữu cơ trong nước thiên nhiên có chứa lượng lớn chất diệt vi khuẩn, cho nên vi khuẩn trong nước rất ít, chỉ có khoảng 15 ~ 40 con/mL, còn trong bể kiểng thì nhiều vô kể. Vì thế, chuyển cá từ môi trường nước thiên nhiên có chất keo đến sống trong bể kiểng có chứa hàm lượng chất điện ly cao thì chúng sẽ bị chết. Đó là do nước máy thiếu các chất đệm hữu cơ, khiến cho niêm mạc của cá bị tác động mà dẫn đến hiện tượng biếng ăn. Nếu kéo dài chúng sẽ bị nhiễm bệnh mà chết.

Sự khác biệt về ánh sáng

Bất kể là rong cảnh hay cá nhiệt đới đều cần có một lượng ánh sáng nhất định. Sự sinh trưởng phát triển và thực hiện, quá trình quang hợp của rong cảnh cũng như sự sinh trưởng và duy trì màu sắc cơ thể của cá nhiệt đới đều cần phải có ánh sáng thích hợp. Cường độ chiếu sáng mà rong cảnh tiếp thu được từ môi trường nước thiên nhiên phải chịu ảnh hưởng của các nhân tố vật lý trong môi trường đó và bản thân sinh vật. Lấy loài cỏ ớt ở miền Nam Thái Lan làm ví dụ, độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt nước là 1500lx; chiếu tới độ sâu 10cm là 700lx; ở độ sâu 20cm là 600lx; 30cm là 450lx; mà tới mặt lá của cỏ ớt là 120 ~ 150lx. Cường độ ánh sáng mà cá nhiệt đới nhận được ở môi trường nước thiên nhiên cũng phải chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý, nhưng cá có thể điều chỉnh bằng cách tự thay đổi vị trí, yí dụ: thông thường cá bơi trong nước ở tầng trên, tầng giữa hoặc tầng dưới, hay ẩn nấp trong khóm rong cảnh, đều có thể nhận được cường độ chiếu sáng khác nhau.

Độ chiếu sáng mà cỏ và cá nhận được trong bể kiểng khác với trong thiên nhiên. Do bể nuôi trồng rong cảnh và cá nhiệt đới đều được làm bằng kính, nên ánh sáng có thể chiếu vào được, điều này không hẳn là có lợi cho mọi loại rong, loại cá. Như, ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho màu sắc của cá khổng tước bị sẫm lại; còn đối với một số loài rong cảnh ưa tối thì khó mà sống được ở môi trường có ánh sáng mạnh, nhiệt độ nước cao. Hơn nữa, khi ánh sáng quá nhiều, trên các thành bể xung quanh mọc đầy tảo, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả thưởng thức. Ngược lại, ánh sáng quá yếu thì cá nhiệt đới sẽ kém phát triển, màu sắc bị sẫm lại, kém sức sống; một số loài rong cảnh cần ánh sáng mạnh, cũng phát triển kém, thậm chí sẽ chết dần dần.

Sự khác biệt về nhiệt độ nước

Nhiệt độ trong nước thiên nhiên vùng nhiệt đới thường là 24 – 27C, đấy là khoảng nhiệt độ nước thích hợp cho sự tồn tại của rong nhiệt đới và cá nhiệt đới. Tuy nhiên cũng có vài nơi nhiệt độ nước quá cao (34°C) hoặc quá thấp (16ºC), và cũng có loài rong sông trong ruộng lúa thích ứng được với nhiệt độ nước trên 34°C; hoặc loài cá bạch vân kim ty chịu được nhiệt độ nước ở 16°C.

Rong cảnh nhiệt đới và cá nhiệt đới mà chúng ta nuôi trong bể kiểng rất mẫn cảm đối với nhiệt độ nước. Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, chúng có thể thích ứng ở 20 – 30ºC. Nếu nhiệt độ cao hơn khoảng này, cá nhiệt đới sẽ biếng ăn, lười hoạt động, sinh bệnh hoặc chết. Rong cảnh cùng vậy, ví dụ ở nhiệt độ cao, lá của loài cỏ ớt dễ bị rữa ra; còn ở nhiệt độ thấp thì sự sinh trưởng bị đình trệ hoặc ỉá khô héo rồi chết. Vì thế, cần phải điều chỉnh cho nhiệt độ thích ứng với rong nhiệt đới và cá nhiệt đới thì chúng mới có thể sinh trưởng phát triển bình thường.

Những loài cá nhiệt đới thường thấy

Cá đấu Thái Lan

Cá đấu Thái Lan hay còn gọi là cá đấu, cá bác.

Nguồn gốc: Thái Lan, Singapore, Malaysia.

Đặc điểm: Cá này có rất nhiều màu sắc như màu đỏ tươi, màu xanh lá cây, màu xanh da trời, màu đen, màu tía, màu sữa và nhiều màu. Màu sắc cá tươi đẹp, uy vũ, nhưng tính tình hiếu chiến. Cá thích hợp với nhiệt độ nước khoảng 22 – 24°C, nhưng không dưới 20°C; yêu cầu về độ cứng và độ pH của nước không khắt khe lắm. Không nên nuôi thả các con cá đực chung với nhau, phòng ngừa việc chúng đánh nhau chết; nhưng có thể nuôi chung cá đực với các loài cá khác, giữa các con cá mái không có sự đánh nhau.

Cá kéo mũi đỏ

Nguồn gốc: Nam Mỹ.

Đặc điểm: Phần đầu màu đỏ, vây trên và dưới của đuôi cá có đường vằn trắng đen rõ rệt, nửa thân sau có một đường vân dọc màu đen. Cá thích ứng với nhiệt độ nước từ 24 – 27°C và nước trong có tính axit yếu. Tính tình tương đối ôn hòa.

Cá đèn đuôi đỏ

Nguồn gốc: Guyana, Rio Madeira.

Đặc điểm: Phần đuôi có một vết đốm màu hồng tươi, toàn thân trong suốt, trông rất đáng yêu. Cá thích ứng với nhiệt độ nước từ 25 ~ 30°C, nhiệt độ nước hơi cao cũng được, độ pH của nước khoảng 5,5 – 6,0. Tính tình ôn hòa, do cái miệng nhỏ nên ăn rất ít.

Cá đèn kim nhật quang

Nguồn gốc: Lưu vực sông Amazon.

Đặc điểm: Cá đèn kim nhật quang thuộc họ cá nhỏ, là do cá đèn ống đột biến gen tạo thành. Dọc theo cơ thể có một đường thẳng màu xanh và có một đốm sáng màu vàng ánh, tính tình ôn hòa, trông rất xinh đẹp đáng yêu.

mot so loai ca nhiet doi thuong thay

Cá đèn hoả thố

Nguồn gốc: Paraguay.

Đặc điểm: Toàn thân lấp lánh mầu xanh của loài chim trả (ngọc bích), phần bụng giữa vây bụng và vây đuôi có màu đỏ, một số có vây bụng và vây rốn màu trắng bạc trông rất đáng yêu. Cá này có tính tình ôn hòa, bơi lượn khéo léo, thích ứng với môi trường nước có tính axit yếu, nhiệt độ nước từ 24 – 26°C.

Cá đèn ống đỏ

Nguồn gốc: Chivana.

Đặc điểm: Trên trục giữa cơ thể có một đường màu đỏ tươi, lấp lánh. Cá này có tính tình ôn hòa, thích ứng với môi trường nước có nhiệt độ 20 – 28°C, độ pH nằm trong khoảng từ môi trường axit yếu đến môi trường trung tính.

Cá đèn bụng đỏ

Nguồn gốc: Rio Parana Argentina.

Đặc điểm: Phần gốc của vây bụng, vây rốn và vây đuôi có màu đỏ. Đây là loại cá thường gặp, có tính tình ôn hòa, thích ứng với nhiệt độ nước từ 18 – 28°C, và độ pH nằm trong khoảng từ môi trường axit yếu đến môi trường kiềm yếu.

mot so loai ca nhiet doi thuong thay 1

Cá đuôi kiếm đỏ

Cá đuôi kiếm đỏ còn gọi là cá kiếm hay hồng kiếm.

Nguồn gốc: Mexico.

Đặc điểm: Nó là biến chủng của sự tạp giao giữa cá đuôi kiếm và cá ánh trăng. Toàn thân màu đỏ trông rực rỡ như nhung, đuôi kiếm có đơn kiếm và song kiếm. Cá này sinh trưởng rất mạnh, có sức khỏe tốt, khó nhiễm bệnh. Thích ứng với môi trường nước có nhiệt độ từ 20 – 25°C, độ pH nằm trong khoảng từ môi trường có tính axit yếu đến môi trường có tính kiềm yếu.

Hắc mã lệ

Nguồn gốc: Bán đảo Yucatan Mexico.

Đặc điểm: Thân hình thoi, màu đen bóng. Thích ứng với môi trường nước có nhiệt độ từ 24 – 27°C, nước có tính kiểm yếu; nhưng khá mẫn cảm đối với nhiệt độ nước, nếu sống trong nước dưới 20°C một thời gian dài sẽ dễ bị bệnh, hắc mã lệ là loài cá ăn thực vật, nó thường ăn tảo bám trên thành bể kiểng, dễ nuôi chung.

Cá đèn ống

Nguồn gốc: Vùng thượng lưu sống Amazon.

Đặc điểm: Thân có hình cọc sợi, màu sắc rực rỡ, đặc điểm nổi bật là có một đường màu xanh trải dài từ phần mắt cho đến cán đuôi như dây ống đèn, dưới ánh sáng lộ ra màu xanh lá lẫn xanh lam, nửa cuối cơ thể có một đường màu đỏ tươi, khi bơi lấp lánh màu xanh đỏ. Thích ứng với môi trường nước mềm có tính axityếu, độ pH 6,4 – 6,8, nhiệt độ nước từ 22 – 24°C, không thích ánh sáng mạnh.

Cá váy đen

Nguồn gốc: Thượng lưu sông Amazon và Bolivia.

Đặc điểm: Thân dẹt, nửa thân trước màu xám bạc, có hai đường vân dài màu đen; nửa thân sau màu đen, phần lưng màu xanh xám. Cá này có tính tình ôn hòa, nhanh nhẹn, hoạt bát. Yêu cầu về nước không khắt khe, nhiệt độ nước thích hợp nhất là khoảng 20 – 24°C.

Cá thủy tinh

Nguồn gốc: Thái Lan và Ấn Độ.

Đặc điểm: Thân dài khoảng 3cm, hình dẹp elip. Cá đực có màu hơi vàng ánh, cá cái màu bóng hơn gần như là màu trắng bạc, toàn thân phát ra màu vàng lộng lẫy. Loài cá này có tính thích ứng cao, bất kể là nước mềm hay nước cứng đều có thế sống khỏe mạnh, tính tình cũng rất ôn hòa, có thể nuôi chung vời các loài cá khác.

Cá cờ thủy tinh đốm đỏ

Nguồn gốc: Lưu vực sông Amazon Nam Mỹ.

Đặc điểm: Trên vây lưng có vằn màu trắng, màu đen, và màu da cam trông rất đẹp. Thích hợp với môi trường nước có tính axit yếu, có nhiệt độ từ 24 – 28°C. Cá này có tính tình ôn hòa, có thể nuôi chung với các loài cá khác.

Cá ông tiên đầu vàng

Nguồn gốc: Sông Amazon Nam Mỹ.

Đặc điểm: Vây lưng và vây rốn rộng, chĩa ra phía sau; vây bụng dài, màu trắng. Cơ thể màu trắng pha vàng, phần bụng màu trắng bạc, đỉnh đầu có màu vàng óng. Thích ứng với môi trường nước sạch có nhiệt độ khoảng 26°C, cá này có tính tình ôn hòa, bơi lượn nhẹ nhàng, lúc ẩn lúc hiện trong khóm rong cảnh.

Cá yến bạc

Nguồn gốc: Lưu vực sông Paraguay và Amazon.

Đặc điểm: Toàn thân phát ra ánh sáng màu bạc lấp lánh, phần bụng phình to, vây ngực có màu đen, bơi lượn khỏe mạnh. Thích ứng với môi trường nước có tính axit yếu, nhiệt độ nước từ 24 – 26ºC.

mot so loai ca nhiet doi thuong thay 2

Cá vây chanh

Nguồn gốc: Lưu vực sông Amazon.

Đặc điểm: Cơ thể có hình thoi, dẹt, mắt to. Toàn thân màu vàng chanh, hơi hơi trong và lấp lánh ánh bạc, dọc theo hai bên cơ thể có một đường vân màu vàng rực rỡ, mồng mắt màu đỏ, vây lưng và vây rốn màu vàng chanh. Thích ứng với môi trường nước mềm có tính axit yếu, nhiệt độ nước từ 21 – 30°C, môi trường rong cảnh quang đãng. Tính tình ôn hòa, có thể nuôi chung với các loài cá khác.

0