23/05/2018, 15:59

Sâu bệnh rong và tảo gây hại

Rong cảnh là loài có cơ thể sống giống như các thực vật sống trên cạn khác, cho nên có bị bệnh cũng là hiện tượng rất bình thường. Như vậy, cần giải quyết vấn đề rong cảnh phát triển kém và bị mắc bệnh như thế nào? Hàng ngày chúng ta phải quan sát tỉ mỉ, hiểu rõ được quy luật sinh trưởng và đặc ...

Rong cảnh là loài có cơ thể sống giống như các thực vật sống trên cạn khác, cho nên có bị bệnh cũng là hiện tượng rất bình thường. Như vậy, cần giải quyết vấn đề rong cảnh phát triển kém và bị mắc bệnh như thế nào? Hàng ngày chúng ta phải quan sát tỉ mỉ, hiểu rõ được quy luật sinh trưởng và đặc điểm phát bệnh của rong để có cách giải quyết.

Trên thực tế, rong bị mắc bệnh đa số là do thiếu các nguyên tố dinh dưỡng; còn những loại bệnh mang tính lây nhiễm như nấm, vi khuẩn, vi rút thì rất hiếm; chủ yếu  là do chăm sóc không tốt gây ra. Sự thương tổn của loài động vật thân mềm và cá cũng sẽ gây bệnh cho rong cảnh.

Tảo gây hại là kẻ thù lớn của rong cảnh, chúng bám chặt trên bề mặt của lá rong, thành bể và trên thiết bị lọc. Đặc biệt là chúng phá hoại rong, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tác dụng quang hợp của rong. Nếu không diệt trừ kịp thời, ắt sẽ gây ra tác hại trầm trọng đến môi trường trong bể kiểng.

Bệnh do vi khuẩn gây ra

Bệnh thối rữa

Thối rữa là một loại bệnh có tính lây nhiễm, nguyên nhân sinh ra bệnh là do vi khuẩn. Khi vi trùng bệnh này nhiễm lên rong cảnh, ban đầu phiến lá xuất hiện những đốm màu nâu rồi dần chuyển sang màu vàng; nếu tiếp xúc với các lá khỏe sẽ truyền nhiễm rất nhanh, thậm chí toàn bộ lá trên cây bị rữa ra thành từng mảnh tan vào nước. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này chủ yếu là do quá trình vận chuyển rong cảnh, do nhiệt độ quá cao, mà sinh ra những vi khuẩn truyền nhiễm. Hơn nữa, khi mua rong cảnh, người mua lại để những cây có bệnh lẫn với những cây khỏe mạnh; nếu không loại bỏ kịp thời mà trồng vào trong bể, vi trùng bệnh sẽ truyền nhiễm rất nhanh.

Các phương pháp phòng trị bệnh: Cách thứ nhất là kịp thời cắt bỏ những lá hoặc thân bị nhiễm bệnh. Nếu là rong mọc chùm, sau khi cắt bỏ lá bệnh, để cách li sang một bình khác, đồng thời quan sát tiến trình phát bệnh của chúng, một khi phát hiện ra triệu chứng mới, lập tức ngâm trong 0,2 – 0,5µg/g sulfat đồng để giết chết vi khuẩn gây bệnh; cách thứ hai là hạ nhiệt độ nước trong bể xuống dưới 20°C, khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh trên dương xỉ nước

Bệnh ở dương xỉ chủ yếu phát sinh trên lá của những loài rong cảnh thuộc họ dương xỉ như thiết hoàng quân, hắc mộc quyết; mầm bệnh cũng là một loại vi khuẩn có tính truyền nhiễm. Phần đầu lá hoặc viền lá bị nhiễm bệnh xuất hiện những đốm nâu nhạt giữa phần trong suốt , nếu tiếp xúc với những cây khỏe mạnh rất dễ truyền nhiễm.

Nguyên nhân phát sinh bệnh này có liên quan đến việc nhiệt độ nước tăng cao. Để chữa trị bệnh này phải kịp thời cắt bỏ những lá bệnh, sau đó hạ nhiệt độ nước xuống dưới 20°C; đồng thời chăm sóc cẩn thận để tăng khả năng kháng bệnh của cây.

mot so benh cua rong canh

Bệnh cỏ ớt

Cỏ ớt cũng giống như các loài rong cảnh khác, khả năng kháng bệnh của nó rắt kém nên dễ bị nhiễm bệnh. Mầm bệnh là một loại vi khuẩn. Phần đầu lá hoặc viền lá của cây bị nhiễm bệnh xuất hiện những đốm nâu nhạt giữa phần trong suốt, sau đó dần dần tan vào nước. Nguyên nhân phát bệnh cũng tương tự như bệnh thối rữa. Khi nhiễm bệnh nặng, toàn bộ lá trên cây sẽ rữa ra, có khi lây nhiễm sang những cây xung quanh.

Chữa trị bệnh này chỉ có cách hạ nhiệt độ nước xuống thấp, và thay nước thường xuyên, cắt bỏ những lá hoặc cây bị bệnh để giảm thiểu mầm bệnh, Do trong bể có nuôi cá nên khi rong cảnh phát bệnh không nên chữa trị bằng thuốc.

Các sinh vật gây hại

Ốc gây hại

Ốc là động vật thân mềm có tác dụng ăn sạch các loại tảo trong bể, nhưng khi cần bổ sung nguồn dinh dưỡng thì ốc lại là sinh vật có hại cho rong cảnh. Rong cảnh bị gây hại, thân lá trở nên tàn khuyết không hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến hiệu quả thưởng thức. Ngoài ra, chỗ vết thương cũng dễ bị nhiễm khuẩn. Chỉ có cách giải quyết là phải nhanh chóng dời những con ốc ra khỏi bể.

Cá gây hại

Một số loài cá cảnh nhiệt đới tuy được nuôi dưỡng bằng thức ăn nhân tạo nhưng vẫn không thay đổi được thói quen ăn rong của chúng. Cho nên, tránh nuôi những loài cá ăn cỏ như cá diếc Thái Lan hay kỳ giông chữ bát trong bể kiểng. Còn có một số loài cá như cá chạch hoàng quân tuy không ăn cỏ nhưng có thói quen đào hố, vì thế cũng làm tổn thương bộ rễ của rong.

Tổn hại do các yếu tố có tính vật lý

Có rất nhiều nguyẽn nhân gây bệnh cho rong cảnh, nếu không quan sát cẩn thận, nắm vững bệnh tình thì sẽ hiểu sai bệnh. Ví dụ bệnh có tính sinh lí lại cho là bệnh có tính truyền nhiễm, hay ngược lại, Như vậy, khó mà nuôi dưỡng được một bể rong cảnh như ý.

Thiếu ánh sáng

Trong quá trình sinh trưởng của rong cảnh, nếu ánh sáng không đủ sẻ làm giảm cường độ quang hợp của rong cảnh, đồng thời cũng làm cho rong cảnh sinh trưởng phát triển không bình thường. Ví dụ những loài rong có màu đỏ như liễu đỏ, hồ điệp đỏ, nếu ánh sáng không đủ thì chất sắc (antoxian) trong lá cảy bị giảm di, còn diệp lục tố lại tăng lên, sau đó thì dần chuyển sang màu xanh, màu đỏ chói mắt vốn có dần dần biến mất. Rong cảnh màu xanh ở điều kiện thiếu ánh sáng thì bị úa vàng, cây yếu ớt, phát triển không bình thường, Nếu để vào nơi có điều kiện ánh sáng đầy đủ, chúng sẽ dần khôi phục lại bình thường, màu lá sẽ xanh rờn lên; còn rong cảnh màu đỏ cũng đỏ rực lên. Vì thế, cần tránh để rong ở vào tình trạng thiếu ánh sáng.

Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp

Nhiệt độ nước trong bể quá cao sẽ khiến cho phiến lá hoặc những mầm non bị cháy, dẫn đến hiện tượng rụng lá hoặc vàng úa; nếu nghiêm trọng, phiến lá sẽ bị thối và rữa ra.

Nếu nhiệt độ quá thấp, sự sinh trưởng phát triển cua đa số rong cảnh nhiệt đới hoặc cặn nhiệt đới bị ảnh hưởng, như sự trao đổi chất trong thân cây bị hạ thấp, sự phát triển của cây bị ngưng trệ. Có khi cũng làm cho cây có những triệu chứng như chết cả cây hoặc chết cục bộ, thối rễ…

mot so benh cua rong canh

Hiện tượng mất nước

Chứng mất nước của rong cảnh là một hiện tượng sinh lí, nguyên nhân chủ yếu là do bón phân quá nhiều; nồng độ các Ion trong nước cao hon trong thân cây, cây phát sinh tác dụng thẩm thấu dẫn đến hiện tượng rút nước. Nếu mất nước nhẹ, lá nhỏ đi, lá non cuộn tròn lại không duỗi thẳng; nếu mất nước nghiêm trọng, lá trên cây sẽ bị rơi rụng, cây thối rữa dần và chết.

Các loài tảo gây hại

Loài tảo đỏ

Tảo đỏ (bao gồm cỏ bàn chải và cỏ lông) là loài tảo phá hoại rong cảnh rất mạnh. Đặc điểm của nó là ưa sống ở nơi sáng sủa, cho nên tảo đỏ thường bám trên thành bể kính và trên những viên sỏi, nếu tảo bám quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thưởng thức. Khi cỏ lông làm hại rong cảnh thì đầu lá rong bị tảo bám có dạng cuộn lại, còn khi cỏ bàn chải mọc dày đặc trên bề mặt lá, thân và bộ rễ của rong cảnh thì trông cũng giống như bãi cỏ trên cạn vậy.

Tảo lục

Có rất nhiều chủng loại tảo lục, có tảo dạng sợi và tảo dạng đốm. Tảo dạng sợi thường sống bám trên rong cảnh; còn tảo dạng đốm lại bám trên thành bể hoặc trên bề mặt lá cây đa nước. Nếu tảo dạng sợi bám trên những loại rong cảnh như rêu gạc nai thì khó mà diệt trừ hết được.

Tảo lam

Tảo lam là loài tảo nguy hiểm, rất dễ phát sinh trong các bể kiểng mới. Nó có đặc điểm là sinh sôi nảy nở nhanh, sinh trưởng mạnh. Khi sống bám trên rong cảnh, hình thành một lớp màng mỏng ức chế khả năng hô hấp của rong cảnh.

Tảo nâu

Tảo nâu thường phát sinh ở những bể kiểng mới sử dụng và khi hàm lượng nitrat trong nước quá cao. Tảo này thường bám trên mặt lá hoặc thành bể kính ở dạng lớp màng mỏng màu nước chè, nếu dựng ngón tay lau nhẹ chúng sẽ rụng xuống ngay. Nguyên nhân phát sinh loài tảo này chủ yếu là do các nhân tố như: thiếu ánh sáng, quá trình quang hợp của rong cảnh diễn ra không tốt, hàm lượng oxy trong nước quá thấp. Khi rong cảnh sinh trưởng tươi tốt, môi trường ổn định, thì loài tảo này cũng bị tiêu diệt.

Phòng trừ cách loài tảo

Phòng trừ các loài tảo

Chúng ta không thể tránh được sự phát sinh các loài tảo trong bể nuôi trồng rong cảnh. Một khi tảo sinh ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của rong cảnh, đồng thời củng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thưởng thức. Tuy nhiên, nếu chúng ta nắm vững quy luật sinh trưởng của rong cảnh, tính chất nước và các nhân tố môi trường khác thì sẽ có thể khống chế được hoàn toàn sự phát sinh của tảo.

Nếu hàm lượng photphat trong bể quá cao sẽ có lợi cho sự sinh sôi nảy nở của tảo lam, cỏ lông và cỏ bàn chải; còn nếu hàm lượng nitrat quá cao, cũng là nguồn dinh dưỡng cho rất nhiều loài tảo. Vì thế, cần phải đo hàm lượng photphat, nitrat trong bể và thay nước theo định kỳ, như vậy mới có thể phòng ngừa dược sự phát sinh các loài tảo.

Phòng trừ tảo nhờ sinh vật

Khi trong bể kiềng phát sinh tảo, hãy nghĩ đến cách tận dụng các loài cá, cua, tôm ăn tảo để tiêu diệt; đây là cách diệt trừ tảo rất hữu hiệu. Không nên nuôi thả một đàn cá, mỗi loài cá chỉ thả một con như vậy sẽ làm mất đi thói quen ăn tào của chúng; nếu thả từ vài con đến mười mấy con thì sẽ phát huy mạnh mẽ đặc điểm tranh mồi của chúng, làm cho chúng trở nên sinh động hơn.

Một số loài cá ăn tảo:

Cá hồ li Thái Lan: là loài cá có khả năng diệt trừ tảo hữu hiệu, chúng chủ yếu ăn tảo lục và tảo cát.

Cá râu dị hình: là loài cá ăn tảo cát lý tưởng.

Cá tiên vĩ: cũng giống như cá râu dị hình, là loài cá ăn tảo cát và tảo lục.

Cá thanh đài thử: là loài cá thường ăn tảo lục.

Cá hắc mã lệ: là loài cá phàm ăn, chuyên ăn lá non của các loài tảo.

Ngoài ra, còn có cá khổng tước, tiểu tinh linh, cá chạch… đều là những loài cá ăn tảo lý tưởng.

Động vật thân mềm ăn tảo: Cua chủ yếu ăn tảo lục trên thành bể kính; nhưng sau khi ăn hết tảo, nguồn dinh dưỡng đã cạn, chúng chuyển sang ăn rong cảnh. Vì thế, sau khi chúng ăn hết tảo, phải dời chúng ra khỏi bể kịp thời.

Ngoài cua còn có sò đá, sò cuộn, ốc sên táo vàng, ốc sên táo đều là những động vật thân mềm ăn tảo.

Tôm ăn tảo: gồm có tôm đuôi hồng, tôm hắc xác, tôm Nam Chiểu và tôm Đại Hòa Chiểu; chúng chủ yếu ăn tảo lục và tảo dạng lông. Khi dùng tôm diệt trừ tảo không nên thả quá nhiều, nếu thả nhiều quá chúng sẽ ăn sạch rong cảnh thân mềm.

0