23/05/2018, 16:00

Khái quát về rong cảnh

Quá trình tiến hóa của rong Thực vật ban đầu sống dưới nước, về sau dần dần chuyển lên sống trên cạn thoát ly môi trường nước, phát triển thành một quần thể thực vật phồn thịnh. Nhưng, còn một số thực vật vẫn sống dưới nước, đó chính là loài rong mà chúng tôi đề cập đến ở đây. Thực vật cũng có ...

Quá trình tiến hóa của rong

Thực vật ban đầu sống dưới nước, về sau dần dần chuyển lên sống trên cạn thoát ly môi trường nước, phát triển thành một quần thể thực vật phồn thịnh. Nhưng, còn một số thực vật vẫn sống dưới nước, đó chính là loài rong mà chúng tôi đề cập đến ở đây.

Thực vật cũng có một số thay đổi phát sinh trong quá trình tiến hóa phát triển từ nước lên cạn, chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ với nhau và chế ước lẫn nhau. Vì thế mà các nhà thực vật học cho rằng, quần thể thực vật sống trên cạn tuy là tiến hóa từ nước lên, nhưng trải qua sự thuần hóa của bàn tay con người thì một số thực vật có đặc tính riêng biệt lại có thể trở về sống dưới nước. Vì thế có rất nhiều nghệ nhân và những người yêu thích rong cảnh trên thế giới tuân theo quy luật này mà sưu tầm, thuần hóa và đã cho ra đời loài thực vật có thể nuôi trong bể kiếng gia đình – đó là loài rong cảnh.

Về quá trình tiến hóa của rong, một số học giả ngày nay cho rằng rong là loài thực vật bậc cao tiến hóa lên trên cạn rồi lại trở về sống dưới nước. Luận điểm này sớm đã được chứng thực từ những hóa thạch phát hiện được. Trong quá trình khảo cổ gian nan, người ta đã phát hiện hóa thạch của một loài tảo tùng trong địa tầng từ trung sinh đại đến tân sinh đại; tiếp theo đó, người ta phát hiện ra phấn hoa của loài hoa súng và cây thủy biết (cây lá sắn) trong địa tầng kỉ cacbon cổ sinh đại. Ở đây xin nói rõ rằng, thời đại kỷ cacbon là thời kỳ dương xỉ phát triển mạnh, trên cạn cũng đã xuất hiện quần thể thực vật. Hơn nữa, trong địa tầng ở cuối kỷ Cambri, người ta cũng đã phát hiện ra phấn hoa hóa thạch của loài rau nhãn tử. Điều này đủ để chứng minh rằng, ở thời kỳ đầu trước khi xuất hiện thực vật trên cạn, thì đã xuất hiện quần thể thực vật một lá mầm là loài rong.

rong cảnh

Sinh thái dạng quần thể của rong

Trong giới tự nhiên có rất nhiều chủng loại rong khác nhau nên quần thể sinh thái của chúng cũng có sự khác biệt. Để có thể thuần hóa và nuôi dưỡng những loài rong có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế, cần hiểu rõ và nắm vững đặc tính sinh thái của chúng; dựa vào đó mà sưu tầm và thuần hóa theo mục đích, tạo ra giống rong cảnh mới có chất lượng tốt.

Rong có thể sống dưới nước do nó có khả năng quang hợp và có thể chịu được áp lực của dòng nước chảy. Hơn nữa, phiến lá của rong thường rẽ nhỏ ra thành dạng sợi, như vậy có thể tăng thêm diện tích bề ngoài để hấp thu ánh nắng mặt trời, đồng thời cũng sẽ giảm bớt áp lực của nước. Đa số các loài rong đều có màu xanh thẫm hoặc màu nâu xám nên có lợi cho việc hấp thu những tia sáng yếu ớt qua nước chiếu xuống lá.

Yêu cầu về tính chất nước đối với rong cũng rất quan trọng. Bởi vì rong rất mẫn cảm với độ trong của nước, nước đục sẽ không có lợi cho việc hấp thu ánh sáng mặt trời của chúng, thậm chí chúng sẽ đần dần úa vàng đi rồi chết. Cho nên, nước ô nhiễm không những làm cản ánh sáng, mà còn chứa những chất độc có hại cho sự sinh trưởng của rong. Ngoài ra, nếu các loài thực vật sống nổi trên mặt nước dày đặc, thì ánh sáng mặt trời chiếu vào nước yếu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rong hoặc có thể làm rong chết. Do đó, quần thể rong sẽ bị quần thể thực vật nổi trên mặt nước thay thế dần; và cũng sẽ xảy ra hiện tượng nhóm thực vật nổi trên mặt nước sẽ đổi thành nhóm thực vật đứng thẳng trong nước. Dần dần hình thành quá trình biến hóa từ nhóm rong nhóm thực vật nổi trên mặt nước -> nhóm thực vật đứng thẳng trong nước.

Sơ đồ quần thể sinh thái rongSơ đồ quần thể sinh thái rong

Do rong có nhiều chủng loại khác nhau nên sự phân bố quần thể sinh tbái của mỗi loại cũng khác nhau. Ví dụ: Quần thể rong đen (Hy-drilla vertillata) vừa có thể sống ở đầm nước tĩnh, vừa có thể sống ở dòng suối chảy, thường có cỏ kim ngư và cỏ từ…sống chung. Quần thể này phân bố ở khắp nơi, như khe nước nhỏ trên núi, những ao nhỏ ở đồng bằng, cống nước ở đồng ruộng, giếng nước thải, cho đến những ao nước cạn, dòng suối chảy chậm, đều là nơi chúng có thể tồn tại và sinh trưởng.

Quần thể cỏ đắng (Vallisnerid asiatica) thường phối hợp với cỏ đắng lá kim, cỏ đắng lá răng cưa hình thành nênở quần thể này thường thấy có cỏ kim ngư, rong đen, rau nhẫn tử lá trúc, cỏ tuệ hoa cô vĩ, cỏ từ… sống chung.

Trong quần thể cỏ kim ngư (Ceratophylỉum demersum), cũng có cỏ kim ngư ngũ châm sống chung, chúng có thể sinh sôi nảy nở ở đầm nước, cống nước hay hồ nước, khe nước. Khi trong nước dày đặc cỏ kim ngư, thì các loài rong khác không có được không gian và ánh sáng cần thiết nên không thể sinh trưởng được, cho nên đã hình thành quần thể đơn cây. Nhưng, cũng có cỏ đắng, rau nhãn tử, cỏ tuệ hoa cô vĩ … sống chung.

Quần thể cây mã đề nước (Ottelia spp.) là quần thể rong lá to, thường sống ở những đầm nước tĩnh hoặc những dòng nước chảy thật chậm. Hoa cây mã đề nước có màu trắng hoặc màu hồng, hoa nở vươn ra mặt nước. Quần thể này phân bố rộng rãi vào những năm 60, nhưng hiện nay thì khó tìm được loài lá to. Đó là do nước thải công nghiệp chảy tràn lan và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nghiêm trọng, khiến cho quần thể này giảm đi số lượng lớn hoặc tiêu vong. Từ đó có thể biết được rằng, quần thể cây mã đề này rất mẫn cảm, phản ứng với nguồn nước ô nhiễm.

Quần thể rong ly hoa vàng (Utricularia aurea) thích ứng với môi trường nghèo chất đạm, thường sống ở những ao nước cạn đã được trung hòa bớt axit. Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, phần lá biến thành túi bắt còn trong, tế bào trong túi có thể tiết ra dịch kết dinh và men tiêu hóa có tác dụng làm tê liệt côn trùng, tiêu hóa hấp thu những côn trùng nhỏ bay vào túi để bổ sung chất đạm cần thiết cho chúng, vì thế gọi nó là thực vật ăn sâu bọ. Vào tiết hạ thu, hoa của rong ly hoa vàng lần lượt vươn ra mặt nước, phần gốc của trục hoa thường có 2 – 4 mô bọt biển màu trắng, bên trong có lượng hơi lớn, gọi là mô hô hấp.

Đặc điểm của rong

Rong cảnh (thực vật chìm trong nước) cùng gọi là cây có mạch bó sống trong nước. Để thích ứng với môi trường nước, trong quá trình tiến hóa, chúng biến hóa dầu thành kết cấu thủy sinh có tính thứ sinh để quá trình quang hợp, hô hấp và trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Vì thế, cũng tương tự như thực vật sống trên cạn, chúng đã hình thành những đặc điểm riêng biệt.

Cơ quan khí khổng phát triển

Không khí ở trong nước và trọng đất loãng hơn rất nhiều so với không khí trên mặt đất, để thích ứng với điều kiện môi trường không khí loãng trong nước, rong đưa vào cơ quan khí khổng phát triển mạnh của bản thân làm cho không khí đi qua lỗ khí trên lá vào trong cơ thể, đi thẳng đến cơ quan đang sinh trưởng, đảm bảo được nhu cầu trao đổi chất của rong, đồng thời còn có thể sản sinh ra lực nổi, làm cho lá rong nổi lên hoặc đúng thẳng trong nước, như vậy, nó có khả năng cân bằng lực để thích hợp với môi trường nước.

Chúng ta còn thấy trong cơ thể rong thường có màng ngăn cách, đây là một bộ phận thuộc cơ quan khí khổng. Ngoài tác dụng thông khíphòng bị nước, chống đỡ…nó còn là nơi cất giữ chất dinh dưỡng và trao đổi chất trong thời gian ngắn.

Cấu tạo thân yếu

Toàn bộ thân rong cảnh đều chìm trong nước, thân không cần cứng và mạnh để thích nghi với môi trường.

Cơ quan thoát nước phát triển

Trải qua sự thuần hóa của con người, rong cảnh tuy vẫn sống trong môi trường nước nhưng hàm lượng nước quá nhiều cung có hại cho cây. Khi khí áp bên ngoài quá thấp hoặc tác dụng thoát hơi giảm đi, rong cảnh sẽ thải lượng nước thừa trong cơ thể ra ngoài nhờ cơ quan thoát nước; đồng thời có thể làm cho nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên lá.

Bộ rễ kém phát triển

Do tế bào biểu bì của các bộ phận trên thân rong đều có thể trực tiếp hút nước và các nguyên tố dinh dưỡng từ môi trường nước, nên chức năng hấp thu của bộ rễ cũng kém di, do đó bộ rễ cũng kém phát triển, bộ rễ không được xum xuê và thường thiếu lông hút, nó chỉ có tác dụng cố định thân cây.

Đặc điểm phát tán của phấn hoa

Do tính đặc thù của môi trường nước cho nên, để thoả mãn nhu cầu phát tán phấn hoa, các loại rong đã sinh ra những đặc tính thích ứng riêng biệt. Đa số các loại rong như: cỏ đắng, rong đen, cỏ kim ngư, cỏ thân mềm… đều có cơ quan sinh sản hữu tính đặc thù, khiến cho chúng có thể thích ứng với việc dùng nước làm trung gian để phát tán phấn hoa.

Sinh sản sinh dưỡng

Rất nhiều loại rong cảnh có khả năng sinh sản sinh dưỡng mạnh, như cỏ kim ngư, cỏ từ, rong đen,.., sau khi chúng đứt ra thành từng đoạn, mỗi đoạn lại có thể phát triển thành một cá thể mới. Cùng như cỏ đắng, tảo tồ… chúng chìm dưới nước trong mùa đông, hình thành nên những mầm đông và đến mùa xuân sang năm lại nảy nở thành những thân cây mới. Còn những loài rong cảnh quý hiếm thì có thể tiến hành nuôi dưỡng tế bào. Do chúng có đặc điểm sinh sản vừa nhanh vừa nhiều, nên có lợi cho việc duy trì nòi giống, phòng ngừa thoái hóa giống và lai giống.

0