23/05/2018, 16:00

Phương pháp trồng rong cảnh

Sự sinh sản của rong Sinh sản sinh dưỡng Rong có khả năng sinh sản rất mạnh, đặc biệt là sinh sản sinh dưỡng. Bộ rễ của các loài rong như cỏ lưỡi trâu, cỏ đắng, cỏ ớt không ngừng nảy nở ra những mầm non mới, sau khi những mầm mới tách rời khỏi cây mẹ lại phát triển thành một cây mới. Còn như cỏ ...

Sự sinh sản của rong

Sinh sản sinh dưỡng

Rong có khả năng sinh sản rất mạnh, đặc biệt là sinh sản sinh dưỡng. Bộ rễ của các loài rong như cỏ lưỡi trâu, cỏ đắng, cỏ ớt không ngừng nảy nở ra những mầm non mới, sau khi những mầm mới tách rời khỏi cây mẹ lại phát triển thành một cây mới. Còn như cỏ kim ngư, rong đen…, sau khi chúng đứt ra thành từng đoạn, mỗi đoạn lại có thể phát triển thành một cơ thể mới. Ngoài ra còn có loài cỏ cô tử, sau khi xé lá của chúng ra, ở cuống lá lại mọc ra rễ mới, rễ mới lại phát triển thành cây mới. Vì thế, khả năng sinh sản sinh dưỡng của rong nổi tiếng là mạnh, nhanh, tốtvà đây cũng trở thành biện pháp gây giống hữu hiệu của chúng.

Sinh sản hữu tính

Sự sinh sản hữu tính của rong là thông qua quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh, và kết quả (tạo ra hạt giống). Có một số loài rong hoa lưỡng tính, và số còn lại là hoa đơn tính. Đại đa số rong đều thụ phấn chéo, cho nên đời sống của chúng cần có môi trường trung gian để thụ phấn. Do đó, những loài rong khác nhau có môi trường thụ phấn khác nhau, như cỏ đắng, rong đen, cỏ kim ngư… dùng môi trường nước làm trung gian thụ phấn, nên được gọi là hoa thụ phấn nhờ nước. Ví dụ, loài cỏ đắng có hoa đực và hoa cái ở những cây khác nhau, khi hoa cái đã chín mùi, cành hoa vươn dài ra cho tới khi hoa chạm mặt nước, lúc này hoa nở ra; còn hoa đực khi chín mùi phá vỡ mo (bao hoa), thoát ly khỏi cụm hoa, nổi trên mặt nước. Nhờ dòng chảy của nước, chúng có cơ hội tới sát hoa cái để phấn hoa, có khả năng đậu được trên đầu nhụy hoa cái, làm cho chúng thụ phấn. Sau khi hoa cái thụ phấn, cuống hoa cuộn hình xoắn ốc, từ từ kéo quả non vào trong nước cho chín.

duong lieu

Rong đen cũng là loài rong có hoa đực và hoa cái ở trên hai cây khác nhau, khác với cỏ đắng ở chỗ là hoa cái chỉ nở ở gần mặt nưởc, hoa đực sau khi chín mùi cũng phá vỡ mo (bao hoa) thoát ra, đồng thời vãi phấn hoa xuống nước, phấn hoa thẹo sự dao động của nước, đậu lên đầu nhụy hoa cái tiến hành thụ phấn. Sau khi thụ phấn dần dần phát triển thành quả có hình nón.

Còn loài cỏ kim ngư và cỏ cỏ vĩ lá mọc vòng thì có hoa đực và hoa cái cùng trên một cây. Hoa đực ở phần trên của cây, hoa cái ở phần dưới của cây. Khi hoa đực chín mùi phấn hoa rải xuống nước, nhờ vào trọng lượng bột chứa trong hạt phấn, hoa dễ dàng chìm xuống và đậu lại trên đầu nhụy tiến hành thụ phấn, sau khi thụ phấn thì phát triển thành quả.

Còn có một loài cỏ cô vĩ, hoa của nó bị thoái hóa tột độ khiến cho bao phấn vươn ra khỏi hoa, phấn hoa khì chín mùi rải vào không khí và di chuyển trong không khí nhờ gió; đầu nhụy dần dần mở rộng ra, sau đó phát triển thành dạng lông để phấn hoa di chuyển trong không khí có nhiều cơ hội đậu trên đầu nhụy hơn, và đạt được mục đích của việc thụ phấn, cho nên gọi là hoa thụ phấn nhờ gió. Bầu nhụy sau khi thụ phấn phát triển thành quả, noãn phát triển thành hạt, hạt lại nảy mầm thành cây mới; đây chính là toàn bộ quá trình sinh sản hữu tính.

Phương pháp trồng rong

Chọn lựa rong

Khi bạn tới cửa hàng bán động vật thủy sinh mua rong, trước tiên bạn sẽ suy nghĩ xem nên mua loại rong nào và đặc điểm của chúng ra sao. Nói tóm lại, đại đa số lá rong đều tương đối mềm, như cỏ ngải khắc, lá đại trúc, bông súng…Do cấu tạo lá rong mềm mại rất dễ bị tổn thương nên phải đóng gói, vận chuyển cẩn thận. Rong cảnh thuộc loài cỏ ớt đặc biệt mẫn cảm với nhiệt độ, thường không thích hợp với nhiệt độ có sự khác biệt lớn, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có hại đến cấu tạo tế bào. Thoạt đầu nhìn bề ngoài không thấy, nhưng qua mấy ngày  sau thì sẽ dần dần tàn úa. Vì thế, khi mua rong có cấu tạo mềm mại như cỏ ngải khắc nên để chúng vào bao nilông cùng với cá nhiệt đới. Như vậy cơ thể thực vật sẽ không bị tổn hại do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Với rong có thân hoặc rong mộc chùm, thân của chúng (hoặc phiến lá) tương đối dài, liên dùng giấy cứng gói lại, tránh uốn cong hoặc bẻ gãy, khi trồng sẽ dễ dàng hơn.

Cách trồng

Trước khi trồng rong cảnh, trong bể rong phải chứa nhiều cát thô (hoặc đá dung trong xây dựng), lót dày khoảng 7 – 10 cm. Sau đó, trồng rong vào bể. Khi trồng rong, cần đặt rong theo thứ tự lớn nhỏ hoặc dài, trung, ngắn; như vậy sẽ không bị lộn xộn. Nếu là rong có thân, cần cắt bỏ thân từ rễ trở xuống, đồng thời ngắt bỏ lá gần phần rễ để tránh thối rữa phần dưới; đặc biệt là những loại rong cảnh có mắt tương đối dài như dương liễu, huyết tâm lan, hoa hồng … thì nên cắm mắt của chúng lên lớp cát trên mặt để chúng mọc ra những rễ mới; nhưng không nên cắm quá sâu, nếu cắm quá sâu dễ dẫn đến bị khô héo hoặc thối rữa. Ví dụ như rong mọc chùm, trước khi trồng vào bể cần cắt bỏ lá bị úa vàng hoặc thối. Còn có một số loài rong cảnh rễ vừa dài vừa nhiều, cần cắt bỏ phần quá dài,nhưng chú ý là không được cắt bỏ rễ chùm, vì rễ chùm giúp cho cây sinh trưởng tốt.

Rong có thân: Rong có thân có rất nhiều chủng loại, cho nên mỗi loại có mỗi cách trồng khác nhau. Có những cây rất khó trồng như liễu xanh, cỏ trân châu Nhật Bản, cỏ hỉ bảo, hồng đăng, đinh hương…; có loại thì lại rất dễ trồng như cỏ đốt tre, ty tất lan, cỏ rết, cỏ táo…; còn có các loại rong cảnh như cỏ ngải khắc, cỏ bách diệp, cỏ niutơn… cũng tương đối khó trồng. Nhiệt độ thích hợp cho loại rong này thường ở khoảng giữa 20 – 30°C, độ pH là 5,5 – 7,5, độ cứng của nước (KH) là 2 – 15ºdH. Các loại rong cảnh khác nhau cũng có yêu cầu cụ thể về diều kiện nhiệt độ, độ pH, và nồng độ cacbonat… khác nhau.

Rong mọc chùm: Đa số rong mọc chùm đều dễ trồng, chỉ có một số ít như cỏ lá cọ lá nhỏ, cỏ ba tiêu, cỏ thủy kiếm… là hơi khó trồng. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của rong mọc chùm là khoảng 20 ~ 30o

Hoàng quân thảo: Có rất nhiều loại hoàng quân thảo, nhưng đa số đều là giống cải tiến. Có loại ra dời do lai giữa giống này với giống khác; có loại ra đời do khống chế gen di truyền, thể hiện ở một số đặc trưng tiêu biểu; còn có loại thì đột biến thành một giống lai tạp làm cho màu sắc giống loài diễm lệ hơn như cỏ đản diệp đỏ và hoàng quân hoa hồng. Tóm lại, ngoài cỏ hoàng quân viền nhăn ra, các loài hoàng quân khác đều rất dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nước có nhiệt độ khoảng 20 – 28°C.

Rong cảnh họ ớt: Với rong cảnh họ ớt, có thể căn cứ vào số lá của chúng nhiều hay ít mà phán đoán mức độ khó dễ của việc trồng trọt. Như cỏ ớt đại khi bào, cỏ ớt suối phun, cỏ ớt ôn đế…khá dễ trồng; còn cỏ ớt kha đạt, cỏ ớt đỏ, cỏ ớt lăng cầm… thì tương đối khó trồng. Do đó, điều kiện về tính chất nước, nhiệt độ nước… đều có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của chúng.

Rong cảnh họ đa: Rong cảnh họ đa tương đối dễ trồng, nhưng dễ trồng nhất lại là đa nước nhỏ và đa nước lá tròn; còn các loại rong cảnh họ đa có tính đặc thù khác thì phải điều chỉnh điều kiện môi trường trong bể nước, ví dụ như độ cứng, nhiệt độ, dinh dưỡng…của nước. Nếu không, sẽ dẫn đến hiện tượng khô héo hoặc thối rễ.

Cắt tỉa rong cảnh

Rong cảnh cũng giống như những trồng trên cạn, nếu cứ để mặc chúng phát triển thì sẽ rất lộn xộn, ảnh hưởng đến hiệu quả thưởng thức, vì thế cần phải cắt tỉa tạo hình cho rong. Những loại rong cảnh khác nhau có hình thái sinh trưởng khác nhau, nên phương pháp cắt tỉa cũng có sự khác biệt.

Cắt tỉa rong cảnh mọc chùm

Đại đa số rong cảnh mọc chùm đều được dùng làm tiền cảnh hoặc trung cảnh, vì thế càng cần phải có hình đáng đẹp. Như thủy lan mini và tả lan nhoa, tuy thân rong không vươn dài nhưng có nhánh bò lan hoặc thân bò lan rộng ra ngoài, cản trở sự sinh trưởng của các loài rong cảnh khác. Cho nên cần cắt ngắn nhánh bò lan hoặc thân bò dưới mặt đất, như vậy cây mới có thể sinh trưởng tươi tốt.

Đối với rong cảnh mọc chùm lớn và vừa, phải cắt tỉa thường xuyên. Do rễ rong chùm có khả năng vươn đài mạnh, nếu không tỉa bớt kịp thời, mỗi cá thể sẽ phát triển thành cây lớn, phá hoại cảnh quan vốn có. Một số rong cảnh mọc chùm có phiến lá dài, khi già thường úa vàng thối rữa, nổi lềnh bềnh trên mặt nước, ánh hưởng tới quá trình quang hợp của các cây khác, khiến cho cây phát triển kém. Cho nên cần loại bỏ lá thối rữa kịp thời, tiến hành cắt tỉa những cành lưu giữ lại.

Cắt tỉa rong cảnh có thân

Rong cảnh có thân không giống với rong cảnh mọc chùm, những cành cây vươn dài của chúng là đặc điểm chủ yếu để thưởng thức. Trồng rong cảnh trong bể nước được một khoảng thời gian chúng sẽ cao lớn lên, cành lá vô cùng lộn xộn, ảnh hưởng đến cảnh quan của bể; cho nên cần cắt bỏ lá úa và những cành mọc mất trật tự.

Thông thường, rong cảnh được trồng rải rác trong bể, cần phải nhổ từng cây lên, dùng kéo cắt bỏ mắt ở phía dưới, rồi lại cắm xuống chỗ cũ. Nhưng có một số loài rong cảnh bộ rễ phát triển mạnh, khi nhổ chúng lên cát ở đáy bể sẽ bám theo rễ, như vậy sẽ làm cho nước vẩn đục, đồng thời phân bón dưới đáy bể cũng sẽ giảm sút đi. Vì thế, có thể dung kéo cắt sát với bề mặt tầng cát, rồi cắm xuống lại sẽ dễ dàng hơn. Phần rễ còn lại dưới đáy không bị thối rữa, nên mấy ngày sau sẽ mọc ra những mầm non mới.

Đối với loại rong cảnh có thân nhỏ như rong lá tròn nhỏ, rong ba qua nhỏ… thì khi chúng phát triển tươi tốt, phần trên đầu sẽ nằm ngang trên mặt nước, ảnh hưởng tới mỹ quan. Cây cao cây thấp không đều nếu nhổ từng cây lên để cắt tỉa thì sẽ rất khó khăn.

Nên nhổ từng 5 cây một, cố gắng đừng để cát bám theo rễ. Sau đó, đặt rong đã nhổ được lên trên giấy, giữ cho nửa trên của những cây rong thật ngay ngắn, cắt phần rễ dài ngắn cho bằng nhau rồi lại cắm cụm 5 cây rong đó vào trong nước. Với loại rong ba qua thì phải trồng từng cây từng cây một. Có một số loài rong cảnh sinh trưởng chậm như cỏ tô nô và cỏ la bối lực…, bộ rễ của chúng phát triển rất chậm, nhưng có một số ít cây lại mọc rất cao, cần nhổ chúng lên, cắt bỏ đốt phía dưới rồi trồng xuống lại.

Đối với những loại rong cảnh vừa và lớn như huyết tâm lan hay liễu lá lớn, cần trồng trong bể nước với khoảng cách nhất định, so với rong cảnh loại nhỏ cũng không có gì khác biệt lắm. Tuy nhiên cũng có những cảy cá biệt nhô hẳn lên, ảnh hưởng đến cảnh quan của bể rong cảnh, phá vỡ sự cân đối, nên cần phải cắt tỉa. Khi cắt tỉa, nên áp dụng vừa cắt vừa cắm xen kẽ nhau. Do bộ rễ của rong rất phát triển, không tiện nhổ lên, phải dùng kéo cắt phần rễ sát với bề mặt tầng cát ở đáy bể rồi lại cắm xuống.

0