08/02/2018, 14:55

Tết Đoan Ngọ ăn gì, cúng gì – các món ăn diệt sâu bọ và lễ vật cúng

để đúng với tinh thần, ý nghĩa ngày Tết Diệt sâu Bọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là những câu hỏi mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng thắc mắc trong ngày Tết Nguyên Dương. Nếu chưa biết về ngày này, bạn có thể tìm hiểu . Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Giết Sâu Bọ 5/5 âm lịch Tết Đoan Ngọ có những ...

để đúng với tinh thần, ý nghĩa ngày Tết Diệt sâu Bọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là những câu hỏi mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng thắc mắc trong ngày Tết Nguyên Dương. Nếu chưa biết về ngày này, bạn có thể tìm hiểu .

Tết Đoan Ngọ là ngày gì – Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Giết Sâu Bọ 5/5 âm lịch 2Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Giết Sâu Bọ 5/5 âm lịch

Tết Đoan Ngọ có những tục gì?


Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu những tục vào ngày Tết Đoan Ngọ – Tết Diệt Sâu Bọ vào mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, quan trọng chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào dịp này, học trò thì đi Tết thầy cô, con rể thì Tết bố mẹ vợ.

 1

Nhiều tục diễn ra vào ngày Tết Đoan Dương, như sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, ngực và rốn để giết sâu bọ, trừ bệnh tật. Người lớn thì uống rượu hòa tam thần đơn hoặc ăn rượu nếp. Riêng trẻ em thì sau khi đã làm các thủ tục đó sẽ ngồi lên giường, rửa mặt mày chân tay rồi đến nhuộm móng tay, đeo chỉ ngũ sắc. Nhưng hiện những tục này đã dần mai một do cuộc sống hiện đại.

Tục cúng gia tiên vào đúng trong Tết Đoan Dương được lưu truyền cho tới ngày nay và được các gia đình đặc biệt coi trọng. Ngoài ra còn tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả và hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải trừ tà. Em gái đến tuổi xâu lỗ tai cũng chọn giờ Đoan Dương để xâu. Đi hái cây cỏ chữa bệnh đúng giờ tính Dương mạnh nhất ngày mùng 5 tháng 5 như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi…cũng được người dân thực hiện.

Những món ăn gì diệt sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ?

4 món ăn Giết sâu bọ phổ biến nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ là Bánh Gio, Cơm Rượu Nếp, Thịt Vịt và Hoa Quả Đúng Mùa như Mận. Mỗi loại đều có đặc tính riêng, bánh gio theo ông bà xưa có tính hấp thụ của cây cỏ nên tác dụng làm tiêu tan bệnh tật, giải nhiệt mùa hè; thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt, làm chuyển động phong huyết, thêm năng lực.

 2Bánh Gio ngày Tết Diệt sâu bọ

Tùy từng miền mà lại có lời khuyên nên ăn gì ngày Tết Đoan Ngọ. Tại Hà Nội và miền Bắc thì họ thích ăn rượu nếp, nhất là nếp cẩm, rồi bánh tro, cơm rượu ủ. Còn Đà Nẵng thì không thể thiếu bánh ú tro, TP HCM thì ưa vịt quay, heo quay. Bạn có biết không?

Mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Cái này không quy định khắt khe về chi tiết những thứ gì được phép cúng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết Diệt sâu bọ. Thường dịp này, các gia đình chuẩn bị thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên nhờ bảo vệ sức khỏe, phù hộ công việc làm ăn, mùa màng bội thu. Khu vực từ Thanh Hóa đến TT-Huế thường nấu xôi với thịt Vịt, miền Bắc thường có quả dưa hấu trên bàn thờ, từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thường cho trẻ hái quả ăn và cúng xôi chè, miền Nam lại thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc.

 3Mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ

Thông thường, mâm cúng Tết Đoan Ngọ – Ngày diệt sâu bọ gồm những thứ sau:

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì Trong ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày giết sâu bọ.

– Hương, hoa, vàng mã.

– Nước.

– Rượu nếp.

– Các loại hoa quả: như Mận, Hồng xiêm, Dưa hấu, Vải, Chuối và cả Xôi, chè, Bánh ú tro, Bánh ú tro.

Hy vọng mọi người đã biết truyền thống, phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ là ăn gì, làm mâm cúng những gì. Mọi thứ đều cần hài hòa giữa đất trời và con người, nhằm tạo hiệu quả tốt nhất để phòng trừ bệnh tật. Ngoài ra, Tết Đoan Dương còn mang ý nghĩa tình cảm rất lớn mà mọi người không thể quên.


0