Cánh buồm của thuyền hoạt động như thế nào? - Câu hỏi hay
Ngày xưa tàu thuyền di chuyển chủ yếu nhờ vào cánh buồm. Vậy những lúc di chuyển ngược chiều gió thì cách buồm sẽ hoạt động như thế nào? ...
Ngày xưa tàu thuyền di chuyển chủ yếu nhờ vào cánh buồm. Vậy những lúc di chuyển ngược chiều gió thì cách buồm sẽ hoạt động như thế nào?
Cánh buồm được thiết kế để hứng gió ở mọi hướng, lực tác dụng lên chiếc thuyền sẽ lớn hay nhỏ tùy hướng di chuyển có trùng với hướng gió hay không. Trường hợp xấu nhất là hướng gió ngược 180o so với hướng di chuyển nhưng trường hợp này ít khi xảy ra. Trong trường hợp đó người ta sẽ điều khiển thuyền di chuyển theo đường zic zac, đoạn đường lúc đó không phải ngắn nhất nhưng thời gian di chuyển vẫn nhanh nhất. Nếu lặng gió hoàn toàn thì người ta phải dùng đến tay chèo, tuy nhiên đối với những chiếc tàu lớn thì việc chèo tay rất vất vả, gần như không khả thi. Do đó đối với người thuyền trưởng, việc xác định được hướng gió, thiết lập phương thức di chuyển phù hợp là cả một vấn đề. - (Quan)
Thuyền buồm không thể đi ngược hướng gió hoàn toàn, nhưng chệch một chút thì được. Dựa vào lực cản của nước tác dụng lên thân tàu, hướng điều chỉnh của bánh lái tàu, hướng điều chỉnh cánh buồm và phải di chuyển theo đường zic zac với trục là hướng gió. Bạn có thể hiểu rõ hơn bằng cách vẽ biểu đồ phân tích lực của gió tác dụng lên cánh buồm. - (Phuong)
Phải nói là câu hỏi của bạn rất hay, theo suy nghĩ của tôi thì buồm vẫn giữ nguyên như cũ còn anh em thuỷ thủ lúc này phụ trách quạt thật mạnh để đầy thuyền tiến về phía trước - (Giáo sư Xoay)
Thuyền buồm có thể đi ngược gió bằng cách đi theo hình dích dắc so với hướng gió. Cụ thể, người lái thuyền buồm điều khiển cho thuyền đi chếch qua bên mạn phải một góc nhọn anpha So với hướng gió, rồi sau đó điều khiển cho thuyền đi chếch qua bên mạn trái một góc nhọn anpha. Cứ bẻ qua, bẻ về như thế thì sẽ xem như đi ngược hướng gió rồi đó bạn. Tuy nhiên, kỹ thuật điều khiển thuyền buồm đi được như vậy đòi hỏi người chuyên nghiệp (tay mơ như mình thì hiểu là như thế nhưng làm được không phải dễ) và góc anpha đó cũng tùy thuộc vào loại thuyền, loại buồm và kỹ thuật điều khiển nữa... Không thể điều khiển thuyền buồm đi trực diện với hướng gió. - (dang van phuoc)
Đi thuận chiều thì chẳng sao, nhưng khi đi ngược chiều thì dựa vào vector vận tốc của tàu và hướng gió thì ngta sẽ lái tàu đi theo hình zikzak.lúc đó nhờ gió mà tàu vẫn di chuyển bthường mà không cần hỗ trợ - (shipbuilding)
Thuyền buồm vẫn đi ngược gió được chứ. Thay vì đi thẳng từ A đến B người ta sẽ cho thuyền chạy xéo đến C rồi từ C mới đến B. Cái này gọi là đi buồm giác - (Hoangthu)
di theo hinh zich zac z z z - (nhip)
Ngược chiều gió thì cất buồm đi, mấy mái chèo ra thôi - (Nguyen Quang Trung)
Thuyền buồm có thể đi ngược 1 góc nhọn so với hướng gió. Google với từ khóa "thuyền buồm ngược gió" là sẽ ra. - (trungmtv)
Thuyền buồm có thể đi ngược gió bằng cách đi xiên về bên trái hoặc bên phải của hướng gió ngược. - (lequoc)
Thuyền buồm có thể đi ngược chiều gió nhé!
Khi đi xuôi chiều gió thì đi thẳng còn khi đi ngược chiều gió thì đi theo đường zíc zắc nhé! - (quangquybkhn)
Nếu phải di chuyển ngược chiều gió thì sẽ đi theo kiểu ziz zac - (Hieu Nguyen)
khi ngược gió, thuyền sẽ hạ buồm xuống, tất cả các thuỷ thủ nhảy xuống biển vừa bơi vừa đẩy. Giống kiểu ô tô chết máy giữa đường ấy. - (Thích vậy thôi)
chang the nao ca? ho dua vao huong gio thoi, thuyen chi co the di xuoi chieu gio. nho co kinh nghiem ma ho biet nen di luc nao co huong gio ma m muon di. huong gio thay dôi ma. - (tran trong hiep)
Chính xác thì thuyền buồm không chạy hoàn toàn ngược gió mà là chạy vát gió (chạy chếch). Nguyên lý cơ bản là lực do gió thổi vào buồm được phân thành hai hướng lực trong đó có hướng giúp thuyền chạy vát, còn hướng kia vốn kéo thuyền theo chiều gió lại bị nước triệt tiêu do thuyền lúc này gần như quay ngang với chiều đó. vnExpress từng có bài đăng về kỹ thuật này: http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/tai-sao-thuyen-buom-co-the-chay-nguoc-gio-2042720.html - (Minh Trí)
Đây là câu hỏi thời thơ ấu của tôi. Thứ 1 là thuyền buồm không chỉ đi xuôi gió mà còn có thể đi chếch gió và gần ngang gió, khi đi có thể nhanh nhưng khi về thì rất lâu, vì thế nên có câu chúc "thuận buồm xuôi gió". Thứ 2 là họ nắm bắt bản đồ gió, lợi dụng dòng hải lưu. Christopher Columbus là một ví dụ. - (hunganh)
Đi tàu ngầm sẽ khỏi lo hướng gió. - (Thông)
Thuận thì không nói làm gì, nếu ngược thì phải di chuyển theo đường zíc zắc cộng thêm tay láy(bánh láy) thì mới đi tới đích một cách ngắn nhất được./ không khi kho mà tới đích như ý muốn./ - (thainguyenqt)
Hồi năm 97 lúc đó tôi khoảng 12 tuổi và được xem bộ phim nói về chàng thủy thủ simbat lúc nào cũng lênh đênh trên thuyền buồm.khi đọc được câu hỏi của bạn tôi muốn mua đĩa về xem rồi trả lời bạn sau nhé - (Lưu Phước Vinh)
Di nguoc chieu dc ban nhe nhung phai theo hinh zizac hoac vong cung, trong cac sach hang hai co day. - (sang)
Khi ngược chiều gió thì phải đi zigzag bạn ạ. - (Eric)
Ngược gió vẫn đi được bằng cánh buồm đó chứ, người ta sẽ đi theo đường dích dắc tuy nhiên phương pháp này sẽ đi lâu hơn và mất khá nhiều thời gian. - (JEWI)
Thuyền buồm đi giữa đại dương có những buồm nhỏ dùng để lái hướng gió thổi vào buồm chính nên vẫn có thể đi ngược hướng gió. Tuy nhiên thuyền không thể đi ngược hẳn hướng gió, chỉ có thể đi chéo, nên khi điều khiển thuyền đi ngược hướng gió người ta phải đi chéo, cứ đi chéo sang phải 1 thòi gian thì phải chuyển hướng đi chéo sang trái, kết quả vẫn đi thẳng ngược được chiều gió. - (Bạn Đọc)
Thuyền buồm cũng có thể đi ngược gió nhé, khi đó họ sẽ phải đi theo hình zích zắc - (xu sa)
các bạn học lý lớp 9 sẽ giải được điều này, lực cộng hưởng, hãy áp dụng cộng vecto sẽ giải được. - (ĐNT1988)
Khi ngược chiều gió thì thuyên sẽ di chuyển theo hướng ziczac để đón gió đó bạn, Cánh buồm sẽ dịch chuyển để đón gió góc 45 độ, để khi thuyền di chuyển ziczac sẽ lấy gió được.
Cách điều chỉnh cánh buồm thế nào thì tùy cấu tạo thuyền và cánh buồm, vì theo thuyền classic thì có nhiều cánh buồm và ko có hệ thống hydrolic để điều khiển cánh buồm nên chủ yếu bằng sức người nên cách setting cánh buồm sẽ khác với các loại thuyền modern có 2 cánh.
Với thuyền có 2 cánh, thì cánh buồm trước sẽ ko đón gió tốt khi đi ngược gió, mà họ sẽ setting cánh buồm chính thành một góc nghiêng để đón gió khi di chuyển ziczac. Mỗi khi đổi chiều thì cánh buồm này tự động theo hướng gió mới mà dịch chuyển qua.
Cái này là do kinh nghiệm đi biển bằng thuyền 2 cánh buồm của mình, minh không phải là dân kỹ thuật nên dùng từ có thể không chính xác.
Nhưng cách di chuyên thuyền theohướng Ziczac là chắc chắn - (Mariam Trinh)
Có 1 quy luật về gió: ban ngày biển lạnh hơn đất liền gió thồi theo hướng đất liền ra biển. Ban đêm ngược lại. - (_Akai_)
Thuyền buồm luôn có 2 cánh đối nghịch nhau, khi đi ngược chiều thì họ dùng cánh kia hứng gió để thổi vào cánh còn lại, ai bảo các bạn thuyền không đi nghịch gió được ??? - (Asd Asd)
Thi hoat dong bang tay cheo, Suc nguoi. - (Loc)
Khi đi ngược chiều gió thì thuyền ko thể đi thẳng, mà phải lái xiên góc để buồm có thể hứng gió, lúc đó có thể thấy thuyền sẽ đi theo hình zíc zắc, tùy vào cách lái và buồm hướng gió... - (vu)
cái này phải dự vào hình học mới giải thích rõ được, nhưng thuyền buồn có thể đi ngược chiều gió - (tri)
đi ngược chiều gió thì hạ buồm chèo bằng tay chứ sao - (tritrung)
cho thuyên chay hinh chư z la se đi nguoc gio đc.! - (anh thê)
Điều chỉnh hướng các cánh buồm để thuyền đi theo hướng cần đi - (Canh Thang)
Mấy bạn trả lời nên tìm hiểu kỹ chứ không nên trả lời linh tinh. Thuyền buồm vẫn có thể đi ngược gió, các bạn nên google tìm hiểu nhé. - (tran Viet)
Ngày xưa họ dùng một chong chóng (như cối xay gió), chong chóng này nối với chân vịt tàu. Khi có gió, chong chóng quay thì chân vịt quay đẩy tàu đi. Nhưng đến khi Newton phát minh ra định luật bảo toàn năng lượng thì họ không dùng nữa. Chúng ta nên nhớ ngày xưa người ta làm ra nhiều thứ mà ngày nay không thể làm được như kim tự tháp chẳng hạn. Hay ngày xưa không có internet, google, copy, paste, wikipedia... họ vẫn phát minh, tìm ra hàng trăm định lý, định luật mà bây giờ học sinh, sinh viên, kỹ sư, giáo sư, tiến sỹ... vẫn chưa học hết và hiểu nổi. - (Anh Tuấn)
Trong trường hợp cần thiết, khi ngược gió thì tàu buồm vẫn đi được chứ không phải là không. Họ có cách đi theo đường ziczac, tuy chậm và quãng đường dài hơn nhưng vẫn đi được.Đó là nhờ tính toán điều chỉnh vị trí buồm, kết hợp bánh lái, sống tàu (nằm dưới thân tàu) làm sao cho lực tổng hợp tác động lên con tàu vẫn có hướng hơi ngược với hướng gió thì tàu vẫn di chuyển về hướng đó. - (dandensg1979)
Trường hợp xuôi chiều gió thì dể hiểu, con thuyền đi theo sức đẩy của gió, qua kinh nghiệm con người cũng có thể dùng sức gió để đẩy thuyền đi vể phía trước theo kiểu zigzag.
Trong lịch sữ không biết bao nhiêu bộ óc cao siêu bàn ra tình vào về một lời giải thích thỏa đáng. Phải chờ đền thế kỷ 20 với kỹ thuật máy bay, người ta khám phá ra lực 'nâng' cuả khí động học, và đấy mới là giải thích thỏa đáng về động lục học.
Tôi cũng đã nhìn thấy những 'nghiêm cứu' để làm sao có thể dùng sức dòng nước mà đẩy con thuyền ngược chiều dòng nước, nguyên lý là: Bạn có thể đẩy con thuyền đi 'ngược' gió thì cũng phải có cách đẩy nó đi 'ngược' nước. Tuy nó có vẻ khác thường nhưng họ đã chứng minh ra được nhưng kết quả khiêm tốn. - (Ptran)
buồm cánh dơi ở châu á vẫn có thể chạy ngược hướng gió theo kiểu dích dắc chữ chi, ngày nay thuyền đi biển vẫn áp dụng.... - (takyvinh)
xuôi gió và ngược gió đều đi được hết, ngược gió thì phải điều chỉ hướng buồm liên tục để đi theo hình chữ chi, hơi tốn thời gian nhưng vẫn đi được ngược gió. - (Nguyễn Thành)
không phải là đi ngược chiều gió hoàn toàn mà là đi theo các đường zích zắc lệch với hướng gió một góc nhỏ - (Vũ Hoàng)
ho di hinh cu Z xeo , nen thuyen buon van di nguoc gio nhung quang duong thi xa hon rat nhieu khi di xuoi gio. - (hcmthuduc123)
Ban lay sach lop 10 hinh hoc co ban, phan doc them chuong l,trong do co chung minh ro vi sao co the dieu khien thuyen buom di nguoc chieu gio hay lam. Chi giai thich bang toan khong giai thich bang ngon ngu thuong duoc. - (anhviet)
Thuyền buồm có thể đi ngược chiều gió. - (kwolf)
Có thể di chuyển ngược gió bang cách đi xéo 45o so với hướng gió. Khi đó phân tích vector lực gió thành 2 phần, 1 phần sẽ theo phương ngang, và 1 phần theo phương dọc thuyền sẽ đẩy thuyền tiến tới... - (Loc NgX)
thuyền buồm có thể đi ngược chiều gió theo đường gấp khúc. tôi đã đọc trong một cuốn sách hồi phổ thông. - (khỉ đá)
Thật ngạc nhiên với các bạn chưa biết đó là thuyền buồm có thể đi xuôi lẫn ngược chiều gió. Giải thích đơn giản là dựa trên phản lực và cộng vector lực. Tàu sẽ không đi ngược trực diện hướng gió mà đi zic zac. - (Lâm)
NGược chiều gió vẫn đi được. Hãy tìm google với từ khoá "đi thuyền buồm ngược chiều gió". Có giải thích bằng khoa học. - (Tân)
Thuyền buồm vẫn có thể đi ngược gió, với điều kiện là đi chữ chi, tức là đi xéo qua trái rồi lại đi xéo qua phải. Lúc đó vị trí mặt buồm nghiêng khoảng 45độ so với hướng gió. Người ta thường nghĩ rằng tốc độ nhanh nhất của thuyền buồm là khi thuận theo chiều gió thật ra tốc độ của thuyền buồm còn có thể nhanh hơn tốc độ gió khi thuyền chạy chếch với hướng gió một chút. - (T.N.)
Buồm phải quay theo chiều gió để hứng năng lượng thyền và lái phải hướng đén đích khi đó giữa buồm với thuyền tạo thành góc 45o hợp lực của gió tác động vào thân và bánh lái của thuyền tạo thành hướng đi xiên đến đích nên chiều sâu và diện tích bánh lái là quyết định - (Vũ Hồng Hải)
Ở ngay trong sách giáo khoa môn hình học lớp 10 - chương đầu tiên, có nói về lý do tại sao thuyền buồm có thể đi ngược chiều gió đấy. Nếu bạn quan tâm có thể xem nhé. Người ta thường đi theo đường zíc zắc theo hướng xiên chứ không phải là ngược lại với hướng gió đâu. - (luan do huy)
nếu ngược gió thì họ thu buồm lại rồi dùng mái chèo..mỗi bên đều có một loạt mái chèo..giống mình xem phim hylạp thời xưa ý..trong phim trên một chiến thuyền cóp cả buồm lẫn mái chèo..2 bên sườn thuyền .họ đặt khoảng 10~20 tay chèo.thường thì những người chèo là nôlệ ..hoặc binh sĩ - (tuananh nguyen)