09/06/2018, 22:51

Tại sao nước bọt lại dán được giấy? - Câu hỏi hay

Gắn hai mảnh giấy nhỏ bằng nước bọt lại thì thấy nó có thể dính được với nhau, một lúc sau thì chúng mới tách rời. Vì sao? (Maria Phan) Độc giả có câu hỏi, mời đặt tại đây ...

Gắn hai mảnh giấy nhỏ bằng nước bọt lại thì thấy nó có thể dính được với nhau, một lúc sau thì chúng mới tách rời. Vì sao? (Maria Phan)

Độc giả có câu hỏi, mời đặt tại đây

Chẳng cần nước bọt đâu, ngay cả nước thông thường nó vẫn dính nhau do các phân tử nước (H2O) liên kết, thấm thấu nước vào từng kết cấu rất nhỏ của giấy, khi khô hẳn (nước bốc hới hết) tự khắc 2 mảnh giấy sẽ rời nhau ra thôi. Nước bọt tất nhiên là chất tiết của con người nên nó cũng có một số hợp chất hữu cơ nhưng không phải là lí do chính khiến 2 mảnh giấy dính nhau. - (Dương Mỹ Linh)

không chỉ nước bọt mà nước nào cũng có thể làm được như bạn nói. Đó là do lực liên kết các phân tử nước đủ lớn để giữ 2 mãnh giấy lại với nhau. 1 lát sau, khi nước đã bóc hơi bay đi hết, thì ko còn lực giữ lại nữa thì 2 mãnh giấy của bạn sẽ tách ra. Ngoài ra bạn cũng đừng nên thấy cái gì cũng liếm, coi chừng bị lãi đó. Thân ! - (nguyen)

Bạn dùng nước máy cũng dính lun đó, vì nó ướt nên tự hút lấy nhau thôi - (Tú)

Vì nước bọt cũng là nước. Nước gì dán giấy mà không dính. - (Binhle)

Các bạn sai bét.
Tôi ngủ chảy nước bọt miết, sáng ra quanh miệng đóng lớp vảy do nước bọt, dãi đóng lại, có mùi khăn khẳn, lúc còn ướt thì dính dính. Tôi nghỉ đây mới chính là chất tạo dính để dán giấy. Còn nước uống thì rửa sạch khô rồi thì thôi có để lại chất gì đâu. Thân. - (Sứt môi)

Áp suất khí quyển làm cho 2 mảnh giấy dính vào nhau. Khi dùng nước bọt để làm lớp đệm giữa hai mảnh giấy thì gần giữa chúng không có không khí. Lúc đó áp suất khí quyển sẽ ép chặt hai mảnh giấy lại. Khi khô đi thì ở giữa chúng sẽ có không khí. Lúc này lực liên kết do áp suất khí quyển tạo ra sẽ mất đi làm chúng tách rời nhau. - (Kien Vu Tran)

Bạn nên kiểm tra lại xem trước khi dán mình có ăn xôi hay cháo lòng gì đó không? Những chất còn sót lại của đồ nếp là hay gây dính lắm đấy nhé. Cũng nên xem lại sách vật lý về hiện tượng mao dẫn và sức căng bề mặt, chúc bạn sớm có câu trả lời. Thân! - (H2O)

Nếu dùng nước bọt để dán hai cái mồm lại với nhau sẽ dính rất chặt và lâu. - (chaukquyen)

Khi ép giấy vào nước bọt thì vi khuẩn sẽ chết, mà xác chúng chính là chất hữu cơ nên các phân tử sẽ liên kết với các phân tử của giấy thành ra dính được với nhau, nhưng khi để khô thì sự liên kết này cũng yếu đi thôi - (Long Nguyen Nhu)

Xin thưa ! Là vì nước bọt của bạn có quá nhiều chất nhé. Hãy kiểm nghiệm với những người xung quanh bạn xem. Không có nhiều người giống bạn đâu, nhà sản xuất thuốc đánh răng khẳng định với tôi như thế. - (Hà Quân)

Theo tôi đây là do hiện tượng mao dẫn hay còn gọi là sức căng bề mặt của nước, do bản thân trong chất lỏng có lực dính ướt (lực làm cho dung dịch giữ lại trên bề mặt các chất và sức căng bề mặt) nên giữ 2 mảnh giấy dính vào nhau. Khi nước khô thì hiện tươn gj này cũng hết. - (DHV)

nước bọt là chất tiết có dạng nhờn,dịch nhờn trong nước miếng gồm có mucopolysaccharide và glycoprotein - (Wiki)

Áp suất giữa 2 mặt có nước bị ép đột ngột nên áp suất giảm và nhỏ hơn bên ngoài nên nó tạm dính lại với nhau, 1 thời gian cân bằng áp suất nó sẽ tự động tách rời nhau, VD như thổi vào giữa 2 tờ giấy nó có xu hướng hít lại với nhau. SÁCH VẬT LÝ LỚP 10 có nói rõ vđề bạn tìm hiểu thêm nhé - (thuấn)

Nước bọt là keo dính tự nhiên tuyệt vời...  - (Viet Vuong Vu)

Trong nước bọt có một lượng nhỏ protein gồm lizozim, amlaza... Các enzim nào dạng keo lỏng khi hòa tan trong nước bọt, khi dán lên giấy nước bốc hơi, còn lại protein dạng keo làm cho giấy dính vào nhau. - (thủy trần)

Theo mình ví giấy làm từ 99.9% các hạt gỗ rất nhỏ và chất keo và chất làm trắng. Nước bọt gồm 98.2% nước và các enzym là các phân tử làm cho nó nhầy nhầy. Khi thấm nước bọt vào thì do lực hút của các phân tử gỗ làm nước trong nước bọt bị hút vào các khe rất nhỏ giữa các hạt gỗ (Như cách cây cối hút nước - Ở đây chất keo đóng vai trò của nhựa cây). 2 mảnh giấy đều hút nên các phân tử nhầy bị cô đặc lại và 1 số bịt vào các khe nhỏ tạo ra các giác hút nhỏ xíu. Các phân tử enzym lúc này cũng như những sợi dây nối do khoảng cách đủ gần và độ nhớt khá cao.  - (GS Nước Bọt)

0