09/06/2018, 18:47

Tại sao bão thường theo hướng tây -tây bắc - Câu hỏi hay

Theo dõi các bản tin và khi nhìn lên bản đồ về hướng đi của bão, Jebi hiện nay chẳng hạn, tôi thấy các cơn bão đều di chuyển theo hướng tây hoặc tây bắc. Vì sao vậy? Sử dụng GPS để dự đoán bão / Chuyên gia săn bão chết vì bão ...

Theo dõi các bản tin và khi nhìn lên bản đồ về hướng đi của bão, Jebi hiện nay chẳng hạn, tôi thấy các cơn bão đều di chuyển theo hướng tây hoặc tây bắc. Vì sao vậy?

Chắc bão ghét Trung quốc thương người Việt nên tìm mọi cách hướng lên Tây Tây Bắc để vào Trung Quốc. :D - (Nguyễn Việt Dũng)

Dễ hiểu thôi...vì trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8, cường độ hoạt động gió " Bấc" cụ thể Gió Đông-Bắc hoạt động yếu.Gió Đông-Nam hoạt động mạnh.nên bão có xu hướng đi lên Phía bắc của nước ta...còn trong thời gian khoảng tháng 8 đếnn tháng 12 gió Tây- Nam or Đông-Nam hoạt động yếu thay vào đó gió Đông Bắc hoạt động mạnh nên bão có xu hướng đi xuống....bạn muốn biết cụ thể thì tìm hiểu thêm độ chênh lệch nhiệt độ và áp suất của từng vùng .....bạn sẽ hiểu - (Archj - Mdt)

Bão xoáy tạo thành lực và di chuyển. Nó tạo ra áp suất không khí khá lớn và vì thế, nó có xu hướng dịch chuyển đến vùng thấp hơn (về áp suất). Do Trái đất quay từ Đông sang tây nên kết hợp với lực đó nó di chuyển sang hướng Tây. Vùng phía Bắc bao giờ cũng lạnh hơn phía Nam, vậy nơi đó có áp suất thấp hơn. Vì thế, kết hợp hai lực đó, nó sẽ tạo ra hướng Tây Bắc ( Tây Tây Bắc ). Tuy nhiên, vẫn có những cơn bão chỉ theo hướng Bắc hoặc một hướng khác, lý do là có một vùng áp khác lớn hơn hoặc đang di chuyển ở phía Tây. - (MT)

Theo như kiến thức mình đã được học, có thể hiểu 'nôm na' như thế này, bão di chuyển về Việt Nam lùi dần theo các tháng từ Bắc vào Nam, bạn để ý, đầu mùa thường đổ bộ vào miền Bắc và sau đó cuối mùa, có trận đổ bộ vào Đông Nam Bộ, lí do có thể đc hiểu 'nôm na' là cuối mùa bão (cuối năm) thường có các đợt không khí lạnh di chuyển xuống nước ta, mà năng lượng của bão (nhiệt đô và độ ẩm) là từ các vùng ấm (ban để ý các nước ôn đới rất hiểm khi có bão)
Các luồng khí lạnh di chuyển xuống nén các khối khí nóng và bão xuống dưới - (Chính Virus)

Chỉ có trời mới biết. - (Trần Long)

Hẳn bạn biết bão bắt đầu hình thành từ vùng áp thấp, lớn dần lên và thành bão. Bão di chuyển về vùng áp cao. Khu vực Đông Nam Á chúng ta bão thường di chuyển về vùng áp cao lục địa khu vực nội Mông và Hymalaya nên thường có hướng về phía tây - tây bắc. Ngoài ra bão xuất hiện trong khoảng tháng 5-9 là lúc có gió mùa tây nam hoạt động, nên các cơn bão thường đi theo hướng này. Nếu theo dõi các cơn bão khoảng sau tháng 9-11 (nhất là tháng 11) thì bạn lại thấy nó hay đi theo hướng tây - tây nam, do lúc này có sự hoạt động của gió mùa đông bắc thổi xuống nên cơn bão có xu hướng này. Điển hình là cơn bão Durian từng đổ bộ vào miền nam nước ta (bão vào miền nam thường rất hiếm) vì nó xuất hiện vào tháng gần cuối năm, có gió mùa đông bắc hoạt động mạnh và làm cho nó đi vào miền nam chứ ko phải miền trung như thường thấy. - (H.Nhân)

gió mùa hè là gió Đông Nam thì bão đi theo hướng Tây Bắc - cuối mùa có gió Đông Bắc thì bào chuyển hướng Tây Nam > Bão di chuyển thuận theo gió mùa thôi mà, - (chí xe ôm)

Cái này chỉ cho VN thôi. Bão vào đất liền, ở VN là hướng tây, nên sẽ đi vào đất liền theo hướng tây. Bão xuất phát từ xích đạo, tới VN tức là di chuyển theo hướng bắc, nên thành tây bắc. - (Anh)

Hướng bão phụ thuộc vào áp thấp hút nó, Ở ta chủ yếu do tác động của rãnh thấp Nội chí tuyến. Vì vậy bão đầu mùa hay hướng về phía Tây Bắc, giữa mùa về phía tây, cuối mùa về phía Tây Nam. Nếu có áp thấp nào hút mạnh hơn rãnh thấp Nội chí tuyến thì bão bị kéo về phía đó. Có những trận bão đi vào gần bớ biển nước ta rồi lại vòng ra. - (Trung)

Ở bắc bán cầu:
- Bão ở vùng nhiệt đới (vĩ độ thấp) thường chạy từ Đông sang Tây
- Bão ở vùng ôn đới (vĩ độ trung bình) lại chạy từ Tây sang Đông
Lý do là các cơn bão sẽ chạy theo mép của các vùng áp thấp (Áp thấp luôn quay ngược chiều kim đồng hồ - ở bắc bán cầu). Các cơn bão có ảnh hưởng dến VN và các nước xung quanh nó xuất hện ở mép trên của áp thấp, và chạy về bên trái theo chiều quay của áp thấp
Note: Giải thích này có thể chưa hoàn toàn chính xác - (capcuu)

Ly do don gian nhat la do Trai Dat quay theo huong Tay - Dong, nen cac lop may tich tu co do am cao ket hop voi nhung khi luu nong tren dai duong o do cao khoang 15km theo quan tinh se chuyen dong nguoc lai. Vi the bao thuong di chuyen theo huong Dong - Tay. Tuy theo khi luu thay doi the nao ma bao se di chuyen theo huong do: Tay, Tay Bac, Tay Nam. - (Brandy)

Bão đi cũng như dòng chảy nước vậy thôi ( hỏi bạn nhé tại sao nước chảy thành dòng) vì do lực cản của nhiều thứ ...hiểu đơn giản (: - (thiên văn)

Hướng đi của bão cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như :áp suất ,gió ,sóng...
Nhưng ở đây mình chỉ nói một yếu tố để dễ nhận biết . Các cơn bão đầu năm thường có hướng di chuyển về phía Bắc là do lúc này gió Nam,Tây Nam hoạt động mạnh ,có xu hướng di chuyển về phía Bắc ,lại thêm áp thấp ở ngoài khơi ...Vì vậy cho nên hướng đi của bão thường hay di chuyển theo hướng Bắc và Tây Bắc
Còn càng về gần cuối năm thì bão có xu hướng di chuyển về phía Nam là do lúc này gió mùa Đông Bắc tràn về,lại thêm áp thấp ngoài khơi nên bão thường có xu hướng di chuyển về phía Nam
Nói chung để đánh giá phụ thuộc rất nhiều yếu tố ,nhưng đây là yếu tố dễ nhận biết nhất ! - (MTV)

Không phải lúc nào bão cũng đỗ bộ theo hướng tây-tây bắc đâu mà phần lớn phụ thuộc vào rãnh ape thấp phía tây, nó sẽ hướng dẫn đường đi của bão. Nó sẽ xoay từ bắc đến nam từ đầu mùa hè đến cuối mùa thu. Bạn muôn biết rõ hơn thì nên theo học ngành khí tương thủy văn sẽ rõ - (hung)

rất đơn giản ; bão ở nước ta thường xuất hiện từ thág 6-10 thời điểm này ở miền bắc xuất hiện 1 áp thấp gọi là áp thấp bắc bộ . chính áp thấp này đã hút gió từ biển thổi vào miền bắc nước ta theo hướng đông nam . khi bão xuất hiện điều tương tự sẽ xảy ra => bão theo hướng TB-ĐN ( gió thổi từ áp cao về áp thấp => áp thấp là nơi hút gió ) - (lê ngọc hải)

Đường đi của các cơn bão thường là theo các dòng chảy hải lưu Bắc và Nam, do tại thời điểm hiện tại, trái đất mà cụ thể hơn là nước ta đang có vị trí chếch (do vận động của trái đất hàng năm sinh ra mùa hè) vì thế cho nên các cơn bão vào mùa này thường có theo hướng Tây Bắc. Các bạn cứ giở quả địa cầu ra thì sẽ thấy trái đất không phải luôn luôn vận động trên một đường trục thẳng. - (Phong)

MT nói sai rồi, trái đất quay từ tây sang đông, chứ ko như bạn nói. Do trục trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo; Do khí quyển có xu hướng dừng, trong khi bề mặt trái đất cứ quay tpừ tây sang đông. Sự lệch pha giữa bề mặt trái đất với lớp khí phía trên tạo ra gió (chỉ có ở tầng đối lưu là tầng dưới cùng của khí quyển). Chênh lệch nhiệt độ và áp suất sinh ra cường độ gió. Hướng gió bão là do trục nghiêng gây ra - (trần công tâm)

Trước hết là bạn khi học địa lý thời phổ thông và bạn để ý 1 chút là lý giải được ngay mà. sẽ có 1 loạt vấn đề như: Bão chỉ xuất hiện ở trên biể n hoặc la sa mạc rất lớn, và thường bắt đầu từ những nơi gần đường xích đạo nhất. Hướng di chuyển là sẽ tiến vào những nơi là đất liền( đối với bão xuất hiện từ biển) và/ hoặc vào những vùng đất có địa hình không bằng phẳng. Mình giải thích sơ qua như thế và căn cứ vào đó bạn tìm hiểu thì sẽ rõ hơn và nhớ rất lâu. không chỉ riêng có bão đâu mà con nhiều hiện tượng tự nhiên nữa bạn sẽ giải thích được. - (Vũ Ngọc Uẩn)

Phía Tây và Tây Bắc đa phần là sa mạc nên không khí khô và nóng, còn phía Đông là Thái Bình Dương thì lại mát mẻ. Không khí di chuyển từ nơi lạnh đến nơi nóng do đó các cơn bão có hướng di chuyển theo hướng Tây hoặc Tây Bắc. Theo mình nghĩ là như thế. - (Văn Cường)

Do ảnh hưởng hướng gió - (nguyễn cao sơn)

Vị trí địa lý của Việt Nam, Ấn Độ Dương và thái Bình Dương bao bọc phía Nam, Đông Nam và Đông. Nhìn chung vào mùa hè-thu (mùa mưa) gió từ biển thổi vào đất liền ---> bão sẽ đi theo hướng gió. Đầu mùa mưa gió Ấn Độ Dương chiếm ưu thế nên bão có xu hướng chếch lên trên ( đi theo hướng Bắc, Bắc-tây-bắc, ), càng về sau thì gió Thái Bình Dương ngày càng mạnh lên, gió Ấn Độ Dương giảm dần nên bão đi theo hướng Tây-bắc, đến cuối mùa thì Chủ yếu là gió Thái Bình Dương nên bão sẽ đi theo hướng Tây-tây-bắc có khi chỉ đi theo hướng tây! Đó là hiểu biết sơ sài của mình, ai chuyên môn góp ý nhé! - (Hung Nguyen)

do lực Coriolit (vì lực này ảnh hương rất lớn tới hướng gió, hải lưu, bão...) - (văn tư)

vì việt nam nằm trong khu vực gió tín phong ở bán cầu Bắc, hoàn lưu khí quyển ở khu vực này có hướng di chuyển tây bắc, nên khi bão hình thành bị ảnh hưởng theo chiều hoàn lưu khí quyển nên hướng của bão thường di chuyển theo hướng Tây bắc... - (minhtoan)

Chào bạn! Nếu bạn để ý bản đồ tự nhiên của nước ta thì vùng Vịnh Bắc Bộ có hình dạng giống như một cái phễu hút gió. Vì vậy khi bão đổ bộ, nó sẽ chịu tác động của dạng địa hình như vậy và vì vậy thường hay di chuyển theo hướng tây bắc. - (học sinh Kim Liên)

Theo mình thì do mùa mưa bão ở Việt Nam trùng hợp và bị ảnh hưởng của mùa gió Tây Nam nên thường bị đẩy dần lên hướng Bắc nên có xu hướng đi theo hướng Tây-Tây Bắc - (Minh)

Có thể do hai áp lực chính làm cho bão thường có hướng như vậy là áp lực gió từ biển, Đại dương (thường có hướng hướng vào các lục địa vào đêm và sáng) và áp lực nhiệt của đường xích đạo. Đây chỉ là suy đoán, tôi không chắc chắn lắm. - (Quoc Thinh)

rất đơn giản thôi, vì hướng gió chính của VN là Đông Nam, nên hiển nhiên bảo sẽ đi theo hướng Tây - Tây bắc vào đất liền - (nguyen van hai)

thì vì nó thường từ hướng. Đông- Đông Nam tới mà - (Pac Thien)

Không hẳn là tất cả bão ở tây thái bình dương đi theo hướng tây, hoặc tây tây bắc vì nó phủ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi hình thành là ở biển đông hay là ngoài phía đông Philippin, nhưng quăn trỏng nhất là bão hình thành ở thời điểm nào trong năm. Hầu như bão hình thành trước tháng 7 dương lịch thì hướng bão thường di lên phía bắc, hoặc bắc đông bắc. Từ tháng 7 trở đi, dặc biệt là từ tháng 9,10 ta sẽ thấy rõ hơn hướng đi cuả bão chủ yếu là hướng tây, và tây tây băc vì lúc này thường có áp cao lạnh lục dịa tràn xuống, và bão hay đổ bộ vào các tỉnh miền trung. Có một đặc điểm nữa là nước ta nằm ở bán cầu bắc nên hướng gío thổi vào tâm bão là theo hương ngược chiều kim đồng hồ.  - (Giang Hoang Anh)

hướng bão thì không xác định được là nó đi theo hướng nào. Có lúc nó đi xuống phía Nam, có lúc nó quay ngược lại và tan trên biển. Về cơ bản nó được hình thành bằng áp thấp và nó sẽ đi theo chiều nơi có áp cao. Đa phần áp cao lại ở hướng Bắc nên nó hay đi lên phía Bắc là nhiều. Khi xem thời tiết bạn thấy có chữ L màu đỏ là biểu hiện của áp thấp. H màu xanh lam là áp cao. - (Xuân Hùng)

Tôi ở Bắc Ninh và thấy rất ít khi bão về, chủ yếu bão theo hướng tây bắc tức là thường sẽ đi qua Hải Phòng là chính, còn theo hướng tây tây bắc thường là sẽ đi qua Quảng Ninh, tôi sống ở đây nên biết ít khi bão về. Tôi thấy chủ yếu là bão về miền trung. Còn nữa, miền bắc nói chung sẽ gần như không có bão về mùa rét, hay mùa khô mà chỉ có bão vào mùa mưa. Chúng ta có thể kiểm chứng những cơn bão đổ vào Việt Nam trong 10 năm qua. - (Mr. Bùi)

Mạo muội xin có ý kiến, ko đúng mong các bác cho ít gạch!
Góc nghiêng của trục Trái đất kết hợp với hướng quay cuả mình.Lúc này bão có đứng im thì trên mặt đất ta cũng thấy Bão đang đi theo hướng như vậy!
Trường hợp đường đi phức tạp lên xuống, ra vào như điện tâm đồ của một số cơn bão thì theo tôi là do kết hợp của các điều kiện khí hậu bất thường tại thời điểm đó kết hợp hoàn lưu bão không ổn định!
Báo cáo các bác em chỉ nghĩ được vậy! - (levanngu)

Bão đi từ bien vao dat lien ma - (Doan quoc thinh)

Nếu hỏi 10 người chắc có thể 9 người không biết, còn mình thì thuộc về số đông. nên câu hỏi này rất cần câu trả lời từ các bạn am hiểu. - (trung nguyễn)

Vì bão xuất hiện ngoài biển khơi, muốn đi vào hướng đất liền về phía Việt Nam thì thường theo hướng giữa tây - tây bắc. - (Phạm Quang Hưng)

Vi don gian ca doc mien trung day truong son chan gio roi - (Rosa nguyen)

Vì sao đường di chuyển của bão lại tuân theo một quy luật nhất định?
Sau mỗi lần liên tục nghe báo cáo vị trí trung tâm bão, bạn hãy đánh dấu vị trí của cơn bão trên bản đồ, bạn sẽ phát hiện ra rằng, tất cả mọi tuyến đường đi của trung tâm cơn bão, tuy cũng có một số thay đổi, nhưng trên cơ bản vẫn là tuyến đường có hình parabol và tuyến đường thẳng, bão di chuyển rất có quy luật trên Trái đất.

Dự báo của đài khí tượng thuỷ văn trên cơ bản là dựa vào quy luật di chuyển của bão để đưa ra dự báo.
Có hai loại lực khiến cho bão chuyển động, đó là nội lực và ngoại lực. Nội lực là lực sinh ra trong bản thân bão. Vì bản thân bão là luồng không khí xoáy tròn ngược với hướng của kim đồng hồ, phương hướng chuyển động của từng chất điểm trong luồng không khí đã chịu ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất tự quay quanh và phát sinh ra phương hướng lệch. Tác dụng của phương hướng lệch này ở bán cầu Bắc, làm cho các chất điểm trong luồng không khí có xu hướng chuyển động lệch về phía bên phải, hơn nữa, vĩ độ ngày càng cao, tác dụng của hướng lệch ngày càng lợi hại, điều này khiến cho gió bão từ hướng Bắc thổi sang hướng Tây vốn có nhiều chất điểm trong không khí đã dịch chuyển một lượng sang phía Bắc; gió bão từ hướng Nam thổi sang hướng Đông vốn có ít chất điểm trong không khí đã dịch chuyển một lượng sang phía Nam. Như thế, chất lượng của không khí ở phía Nam cơn bão lớn hơn ở phía Bắc, bão có trọng lượng tịnh dịch chuyển hướng Bắc. Trọng lượng tịnh này có thể quy vào nội lực chủ yếu trong đường di chuyển của cơn bão. Tiếp theo, không khí trong khu vực bão là không khí bay lên cao. Không khí trên cao dưới tác dụng của lực Coriorit (tác dụng chuyển động theo phương lệch của Trái đất), có xu hướng chuyển động sang hướng Tây, đây cũng có thể quy vào nội lực của bão. Tác dụng tổng hợp của hai loại nội lực này khiến cho bão có xu hướng chuyển động hướng Bắc lệch Tây.

Ngoại lức là động lực thúc đẩy cơn bão khi luồng không khí bao quanh cơn bão vận động trên một qui mô lớn. Vào mùa hạ và mùa thu, trên biển Thái Bình Dương thường có một luồng không khí áp cao độc lập (thường được gọi là khí áp cao phụ nhiệt đới), hướng gió ở bốn bề khí áp cao này có mối quan hệ với con đường di chuyển của bão. Bão sinh ra ở vùng phụ cận phía Nam của khí áp cao Thái Bình Dương, ở đó có gió Đông thổi thế là cơn bão thịnh hành hướng về phía Tây.

Nội lực và ngoại lực kết hợp lại với nhau khiến cho phương hướng di chuyển của cơn bão thường theo một quy luật nhất định. Nhưng trong quá trình di chuyển của nó chịu ảnh hưởng rất lớn cuả áp cao phụ nhiệt đới ở biển Thái Bình Dương. Trong thời kỳ đầu, bão ở mặt Nam của cao áp phụ nhiệt đới, nó thường di chuyển theo hướng Tây Bắc, một khi đến vùng ven phía Tây của dải khí áp cao phụ nhiệt đới, sẽ tiến vào phía Tây Bắc của trung tâm áp cao phụ nhiệt đới, lúc này, ngoại lực mà nó thu được sẽ thay đổi, thúc đẩy nó chuyển sang hướng Đông, cùng kết hợp với nội lực, khiến cho phương hướng của bão chuyển sang hướng Tây Bắc. Do cường độ của áp cao phụ nhiệt đới, kéo dài về phía Tây và thu hẹp ở phía Đông, cùng với tình trạng ngắt quãng khác nhau nên tuyến đường đi của bão cũng không giống nhau. Nếu dải áp cao phụ nhiệt đới dài ra ở phía Tây đồng thời được tăng cường, đường đi của bão cũng lệch sang hướng Nam, tiến thẳng sang phía Tây; nếu dải áp cao phụ nhiệt đới ở phía Bắc của bão lui sang phía Đông hoặc đứt đoạn, bão có thể di chuyển sang phía Bắc nơi có chỗ đứt gãy hoặc ở phía Tây vùng áp cao, sau đó chuyển động vòng sang phía Đông Bắc. Nói tóm lại, đường đi của bão được hình thành theo đường Parabol.
Trong quá trình di chuyển, bão vừa xoay chuyển vừa đi, mà khu vực gió lớn của nó càng di chuyển càng lớn, khi được hình thành trên vùng biển nhiệt đới, đường kính của nó rất lớn, đạt khoảng 100.000 mét, sau đó dần dần được phát triển, khi di chuyển nơi phụ cận 30 độ vĩ Bắc, đường kính tăng gấp 10 lần so với đường kính ban đầu, sau đó lại tiếp tục di chuyển lên phía trước, lực của bão vì thế giảm dần, phạm vi của gió cũng giảm xuống, cuối cùng là mất hẳn.

Bình thường bão chỉ đi qua vùng sát biên giới Trung Quốc, sau đó di chuyển sang Nhật Bản, cho nên nó chỉ ảnh hưởng đến các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Đài Loan, Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tô và thành phố Thượng Hải. Ở vùng duyên hải Sơn Đông và bán đảo Liêu Đông cũng có lúc chịu một số ảnh hưởng, nhưng bão rất ít khi ảnh hưởng đến các tỉnh phiá Bắc và các tỉnh trong nội địa. Chỉ có khi vùng phụ cận phía Tây của dải cao áp phụ nhiệt đới Thái Bình Dương đổ vào khu vực Giang Nam Trung Quốc thì bão mới đổ vào vùng duyên hải Đông Nam và tiến vào vùng nội địa.

Vì sao sau khi đổ bộ vào đất liền, cường độ nhanh chóng yếu đi còn mưa lớn thì không giảm? 
Bão được sinh ra trên biển, một cơn bão trưởng thành có sức gió vô cùng lớn, sức gió từ cấp 12 trở lên có thể bốc đầu ngọn sóng lên mấy chục mét, thổi bay bất cứ chiếc xe lớn nào có tải trọng lên tới cả vạn tấn.
Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão vẫn măc sức phá hoại ở các khu vực ven biển, đánh bật gốc cây, làm đổ nhà, thổi bay hoa màu. Nhưng một khi đã tiến sâu vào trong lục địa, chịu ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất, tốc độ gió dần dần bị giảm nhỏ xuống, cường độ cũng yếu dần. Lúc này nó mới trút một cơn mưa lớn xuống mặt đất khiến cho núi lở, khắp nơi đầy nước, phá hoại đê kè, đồng ruộng ngập đầy nước. Có lần sau khi bão đổ bộ vào đất liền, một tỉnh cách xa biển như Hà Nam, trong vòng mấy ngày liền tỉnh đó phải hứng một lượng mưa như trút xuống hơn 1000 mm khiến cho cả mấy huyện gặp tình cảnh nhà cửa ngập nước đến đỉnh. - (haidang)

Ban nghi xem, huong gio bao gio cung tu ngoai bien thoi vao. Vay nen bao thuong di theo huong tay hoac la tay tay bac. Don gian vay thoi. - (tingbibibikini)

Bạn ơi, bão từ TBD xuyên qua PhiLippin tiếp tục hướng vào đất liền..Khi đó, gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương hoạt động cường độ mạnh hay yếu sẽ đẩy bão ngược về hướng tây- tây Bắc..còn khi gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh sẽ đẩy bão hướng tây-Tây Nam...nhưng gió mùa Đông Bắc về rất hiếm khi nào vượt qua được dãy Bạch Mã và đèo hải Vân nên rất hiếm hiện tượng bão hướng Tây Nam - (Kinh Kha)

thường mùa bão đổ bộ vào tháng 7 ~ tháng 8 có hướng chính là tây - tây bắc bởi trong khoảng thời gian này dải hội tụ ở khu vực đông nam á cũng có hướng Tây - Tây Bắc. Tất cả những cơn bão tác động vào nước ta và Philippines đều được hình thành ở phía đông Philippines, nằm trên dải hội tụ này. Nó là nguồn cung cấp năng lượng chính cho những cơn bão, nên các cơn bão luôn đi theo hướng của nguồn cung cấp năng lượng cho nó.
Vào thời gian cuối năm thì dải hội tụ có hướng lệnh xuống phía nam nên các cơn bão trong thời gian này cũng có xu hướng lệnh xuống phía tây (vào miền trung) hoặc lệch về hướng tây nam.
Điều này hình như trong sách giáo khoa phổ thông có nói thì phải ! liên quan đến các khí áp trên trái đất - (hải)

bao hay sinh ra vao mua gio thoi tu dong nam sang tay bac nen gio thoi bao ve huong tay-tay bac, toi nho co mot lan vao mua gio thoi tu tay bac thay xuat hien mot con bao ( hiem thay bao xuat hien ve mua dong) the la du bao bao se do bo vao cho toi, toi dang o vao cac tinh nam trung bo, - (thanh)

Vì bão hình Thanh từ ngọai biên và di chuyên vào đất Liên do sự chênh lệch nhiệt đo, mà nước ta chỉ có biển ở hướng Đông nên bão di chuyển theo hướng tây, Tây Bắc Chu sao - (Quách Tuyến)

vì Trái đất quay từ Tây sang Đông, cũng giống như Mặt trời đi từ Đông sang Tây. - (vat.ly.ung.dung.98)

Minh nghi la gio mua do ban. o bien Dong thuong la the con noi khac thi se khong nhu the dau - (Tran Duc Danh)

Ôi giời ơi !!!! Về bản chất, trước hết do đất liền hất thụ nhiệt của mặt trời tốt hơn mặt nước trên biển nên tạo dòng đối lưu không khí liên tục và gió thường từ biển thổi vào đất liền. Hướng của gió chếch hướng tây, tây bắc bởi tâm của đối lưu cũng nằm chếch lên phía trên bán cầu bắc, phần nữa phía nam có rặng núi hoàng liên sơn, trường sơn.... nên cản gió hơn phía bắc....còn một lý do nữa có tác động đến chiều gió ít hơn đó là chiều quay của quả đất và hướng tịnh tiến của quả đất trong không gian.....những điều này lẽ ra phải được phân tích kỹ bởi các nhà khoa học nhưng tiện đây tôi chỉ giải thích theo hiểu biết của tôi, nếu có gì sai thì xin nghe các ý kiến khác và xin học tập tiếp sau. - (học và chơi)

mình cũng có thắc mắc như thế ko biết là vì sao nữa, hixhix - (Trang Kem)

Dòng đã đường dẫn bão hướng tây, lực Coriolis do trái đất quay khiến bão di chuyển lệch phải thao hướng di chuyển của bão (lệch bắc). Tổng hợp hai chuyển động khiến bão di chuyển hướng tây bắc - (Nguyễn Mạnh Dũng)

Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên tất nhiên bão phải đi từ Đông Sang Tây rồi. - (Bùi Thanh Long)

Theo kiến thức em học ở phổ thông thì mọi vật chuyển động trên trái đất đều chịu tác dụng của lực cô-ri-ô-lít, lực này làm lệch hướng chuyển động của các vật thể bay ngang so với bề mặt trái đất, đặt biệt là bay hướng Đông-Tây. Ở bắc bán cầu thì bị lệch hướng bắc, còn nam bán cầu thì lệch nam. Có gì không đúng mong mn đừng chém. - (nguyễn văn thạch)

Nếu trái đất quay Đông sang Tây, thì các cơn bão ở phía Bắc bán cầu sẽ có hướng di chuyển theo hướng Đông - Bắc là chủ yếu. - (nhuanthenguyen)

Theo ý kiến đồng quê của tôi thì bạn cứ nhìn vào đia hình Vinh Bắc bộ bạn sẽ thấy đây là vùng lõm parabol có đáy la các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình , Nam Định....
Và địa hình địa lý tu nhiên này tạo nên cái phễu hút gió bão từ biển Đông đi vào. - (Huy Tâm)

Chắc hướng này đường to nên bão hay đi! - (Văn Hiếu Bùi)

Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc là do bão nằm ở Bán cầu bắc, do chịu tác dụng của lực coriolit (gây ra bởi lực hấp dẫn của trái đất). Nếu bão ở bán cầu nam thì bão sẽ thuờng di chuyển theo hướng Đông, Đông Bắc. - (Bắc)

Do trái đất tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông nên khí quyển sẽ có xu hướng dịch chuyển từ đông sang tây , do trục trái đất nghiêng 23.5 độ nên dòng khí quyển có xu hướng đi chếch lên hướng bắc khoảng 23.5 độ thường thôi mà - (Ha Noi)

Giống như nước chảy chỗ trũng.. bạn nhìn vào bản đồ thấy cái eo giống như cái phễu theo hướng tây - tây bắc lên trên Việt Nam - (Hoàng Thắng)

Đơn giản: bão đổ từ biển vào đất liền theo nguyên lý không khí chuyển động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Mùa hè, vùng núi phía bắc nước ta, bắc Lào và phần lục địa phía nam Trung Quốc do trời nắng nóng dẫn đến không khí loãng, khí áp thấp, trong khi đó, ngoài vùng biển Thái Bình Dương khu vực Philipine giáp biển Đông, do nắng nóng, hơi nước từ biển bay lên nhiều dẫn đến khí áp cao. Như vậy khi có bão , hướng di chuyển từ vùng biển Thái Bình Dương khu vực Philipine đến các tỉnh đông bắc bộ hoặc đông nam Trung Quốc theo hướng Tây, tây bắc - (Đức Diễn)

Mùa hè, muốn đi du lịch lại không có tiền, nên anh, chị Bão tưởng bở cứ nhằm cường quốc kinh tế thứ 2 TG để xin tiền. Xin không được thì phá tan hoang. Các nước lân bang bị họa lây. - (vinhthanh)

Có thể vì nguồn nuôi bão từ hướng đông và hướng nam - (thodaica)

Mùa gió Nam thì bão sẽ đổ bộ lên phía bắc và ngược lại! - (Simthuongmai)

Vấn đề này cần phải có chuyên gia khí tượng giải thích chứ không cảm tính được đâu. Chiều quay và hướng đi của bão ở Bắc và Nam bán cầu khác nhau đấy. - (Cú Già)

vi chi bao di ve vn moi noi, ma di ve vn chi huong do thoi - (ba)

Các bạn phải hiểu rằng bão bị chi phối bởi dòng hải lưu và gió mùa.vào thời điểm này mình đang là gió mùa mùa hạ từ đại dương thổi vào.và philippin là nơi giao lưu của 2 dòng hải lưu.đó là mùa hè. - (khuê)

Bão hay hướng về phía tây bắc đó là nó duy chuyển từ vùng áp thấp về trung tâm Áp cao trungxibia ở Tây Tạng Trung quốc đó bạn. - (Thành Đô Siro)

theo tôi, trái đất quay từ Đông sang Tây thì bão sẽ đi hướng Tây. Tuy nhiên, trái đất lại nghiêng 23,5 nên bão sẽ đi hướng Tây Tây Bắc. Ngoài ra, thời gian từ tháng 3 - 10 là thời gian trái đất đảo trục quay + đới gió mùa nên dẫn đến bão đôi khi có những cơn đi về Tây Tây Nam. - (Người Kinh Bắc)

Theo định luật coriolis - (hvl)

Nguyên tắc hình thành bão là lấy năng lượng từ biển, và hướng di chuyển do chênh lệch áp suất, vào mùa hè bão sẽ hình thành từ những vùng biển nóng và sẽ di chuyển theo những luồng biển nóng để lấy năng lượng và chênh lệch áp suất , mùa hè miền Bắc nóng hơn miền nam nên bão có xu hướng chếch lên hướng Bắc. Khi có luồng không khí lạnh từ phương Bắc đổ xuống thì bão sẽ đổ ngược xuống phía nam biển ít nóng nên thường suy yếu thành áp thấp và suy yếu - (hưng)

Do áp suất gió tây nam đẩy lên, kết hợp với chiều quay của trái đất (Tây-đông) tạo ra hướng bão như vậy, các bạn cứ vẽ vecto hướng gió mà xem. Cuối mùa bão gió tây nam yếu, bên cạnh đó là gió Đông-bắc hoạt động mạnh nên đẩy bão dần xuống phía nam (bão di chuyển theo hướng Tây). thể hiện rõ nhất khi bão tháng 10, 11 Gió mùa đông bắc ép bão xuống nam trung bộ. - (Hiu)

Bão là xung đột giữa 2 tầng đối lưu áp suất cao và áp suất thấp tạo vòng xoáy trôn ốc.. Hướng của bão là hướng từ vùng áp thấp đến áp cao (từ ẩm đến khô). Đầu mùa mưa bão hay lệch về hướng bắc, cuối vụ lệch về tây nam. Lý do không khí lạnh từ miền bắc tràn xuống đẩy tầng bão dạt xuống phía nam. - (Thầy Ba Núi Sập)

vì bão bắt nguồn từ biển đông - (hai)

Cũng theo các nhà khoa học phân tích thì bão hình thành từ khu vực biển cận xích đạo . Hình thành bởi 3 yếu tố đó là nhiệt độ, độ ẩm và động lực. Ở Việt Nam là khu vực cận xích đạo thường chịu nhiều bão . Và khu vực Nam trung quốc. Vậy nên tùy theo mỗi mùa sẽ sinh ra hướng gió để bão di chuyển . Nhưng chủ yếu là dạng hình xoắn không xác định ! :) - Chúc các bạn thành công ! :) - (Nguyễn Đồng)

0