09/06/2018, 18:45

Tại sao người già nhớ rõ quá khứ? - Câu hỏi hay

Khi cao tuổi, người già thường hay quên mọi việc vừa diễn ra, nhưng họ lại kể lại quá khứ một cách rành mạch, rõ ràng, thậm chí là chi tiết. Tại sao vậy? Tiếng ồn làm giảm trí nhớ / Mất răng gây suy giảm trí nhớ / Ăn bít tết ...

Khi cao tuổi, người già thường hay quên mọi việc vừa diễn ra, nhưng họ lại kể lại quá khứ một cách rành mạch, rõ ràng, thậm chí là chi tiết. Tại sao vậy?

Khi những người già có một cuộc sống lành mạnh, sức khỏe tốt, thường có một tâm trí sáng suốt. Thế nào là sáng suốt? Sáng suốt là không còn vướng mắc vào "Tham, Sân, Si, Nghi, Mạn" nên tâm thức của những vị này được định tỉnh. Nhờ sự định tỉnh, nên họ không bị phiền não quấy rày, tâm thức họ trở nên sáng suốt nên nhớ rất rõ.

Qua cuộc sống hằng ngày, nếu ta quan sát những người càng bận rộn trong cuộc sống chừng nào thì những người có tâm thức dễ dao động chừng nấy và họ thường hay quên trước quên sau vì tâm thức rất lu mờ do phiền não lúc nào cũng quay quanh tâm thức. Tuy nhiên, khi được đưa vào trạng thái định tỉnh tạm thời bởi những người biết thuật thôi miên theo hướng tích cực, những người được thôi miên vẫn có thể nhớ lại những sự việc rất rõ ràng va chi tiết mà thường ngày họ đã quên những sự việc này. Tất cả các tạo tác của mọi người đều được lưu lại dưới dạng chủng tử trong "A Lại Da Thức" chỉ chờ gặp điều kiện thích hợp kết hợp sẽ phát tác.

Một ít ý kiến, nếu có gì sai xót mong mọi người chỉ bảo thêm. - (Vi Tieu Bao)

Bộ não chúng ta giống như USB lưu giữ thông tin. Những thông tin trong quá khứ được con người giữ khi bộ nhớ còn trống nên những thông tin này được sắp xếp một cách rất trật tự rất linh động và có tính bền vững cao. Đo cũng La lý do vì sao khi còn trẻ chúng ta rất dẽ học thuộc lòng, đặc biệt khả năng học ngọai ngữ hiệu quả nhất khi chúng ta còn Tre. Khi lớn tuổi lượng thông tin mà con người lưu giữ dược trong bộ nhớ La rất lớn, bộ nhớ ngày càng bị thu hẹp do lượng thông tin Đã tích trữ và sự vơi dân của tế bào não. Do đó, những thông tin được update sau này khi bộ nhớ Đa chật chội nên kém Linh động và dễ bị 'rơi rớt, sự nhớ của nngười già cũng giảm dân do sự kém linh động và 'rơi rớt' thông tin Đa cập nhất sau này, trong khi các thông tin đã lưu trữ trong quá khứ Vân ôn đđịnh nên vẫn ' còn hạn sử dụng' và người già vẫn còn nhớ rõ! - (Thuỳ trang)

người ta thường nói "khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già" khi người già không còn làm việc nữa, thói quen của họ là chiêm nghiệm lại những câu truyện trong cuộc sống của họ và kể lại cho con cháu nghe với mong muốn con cháu sẽ tránh được những sai sót mà họ đã gặp phải trong đời. - (luan)

Nếu ví bộ não con người như bộ máy vi tính thì "hay quên mọi việc vừa diễn ra = thanh ram hõng rồi" và "kể lại quá khứ một cách rành mạch, rõ ràng, thậm chí là chi tiết = ổ cứng HDD ...hãy còn tốt" - (khangpham)

Trí nhớ là 1 dạng thức tồn tại tạo bởi sự tương tác giữa các nơron tk.(xung tk) khi càng nhiều thông tin cần lưu, các xung càng dày hơn,nơron phải hoạt động với tốc độ cao.( ko có giới hạn tốc độ,nhưng càng cao thì xư lý cảng yếu) khi đó các xung hoat đông quá lâu sẽ chuyễn sang chế độ xung ngầm-là 1 dạng mã hóa ADN không hoạt động đc lưu ở 1 tổ hỡp nơron đệm.1 cụm nơron đặc biệt có chức năng điêu khien vào ra cuả bộ đêm này.Khi còn trẻ các nơron ko ngừng đc sinh ra,các thông tin dễ dàng đc lưu trữ.sau tuổi thanh niên các nơron ngừng sinh thêm va chết dần di,đồng thời độ linh hoat cũng giảm dần đi,viêc lưu trữ khó khăn hơn.các thông tin cũ đc xuát trực tiêp từ cum nơrôn đệm sẽ dễ dàng hơn nhiều. - (anh.nguyen)

Giải thích theo khoa học chắc khó nói, theo mình đơn giản là "lá rụng về cội " - (nhân)

Ai cũng có thời oanh liệt, và họ luôn muốn người ta nhớ về quá khứ của mình. - (teabreak1320)

Rất đơn giản ! Vì Trời sinh ra thế. - (nguyễn văn chung)

Vì người già đã có cả đời để "ôn" giống như mình vẫn thỉnh thoảng nghĩ về một số việc nhất định trong quá khứ đến thuộc làu, còn những việc mới thì không còn chỗ để ghi nữa nên hay quên. - (Dung)

Người già sức yếu, đầu óc hoạt động yếu nên những gì vừa diễn ra họ dễ quên.
Có rất nhiều chuyện con người ta sẽ nhớ rõ suốt đời cho nên người già nhớ rõ chuyện quá khứ là điều dễ hiểu. - (Nguyễn Vũ Nhật Duy)

Ổ nhớ não bộ đã đầy, không nạp thêm nên chỉ sử dụng những gì đã có từ trước, Hơn nữa không còn sức khỏe để làm việc chỉ còn ước hồi tưởng quá khứ thôi.

- (Nguyễn Thanh Bình)

Mỗi người đều có những ký ức của riêng mình, nó ghi dấu khắc sâu trong não không thể quên được, đến già khi rảnh rổi là dịp để những hồi ức đó xuất hiện trở lại.

- (CAO NGUYỄN HỒNG ANH)

đó là do con mỗi người trong chúng ta luôn có ước vọng, khi còn trẻ thì ta luôn mơ về một tương lai sáng láng, luôn nghĩ ngày mai ta sẽ ra sao và làm gì, nhưng khi về già thì người ta sẽ nhớ trở lại quá khứ một thời thanh niên để muốn tìm lại tuổi trẻ, thế mới nói con người thì luôn: " mơ ước tương lai, hoài niệm quá khứ, bỏ quên hiện tại," nhưng đến sau cùng người hạnh phúc chính là người biết nâng niu những gì mình đang có, tức là chấp nhận hiện tại đó - (truong mai)

tôi thích câu nói này:( đừng vội tin vào những gì được xem là truyền thống, là những người đi trước nói lại, những gì mà giáo chủ, bậc đạo sư , bậc thầy truyền lại... tất cả những lời nói, những ghi chép đó... khoang hãy vội tin, mà chúng ta hãy xem những gì mình được nghe được thấy có đem lại lợi ích cho ta cho mọi người hay không rồi mới tin.) đó là câu nói của Đức Phật.... tôi tin ngài vì ngài không cho tôn giáo mình là số 1, ngài tôn trọng trí tuệ và quyền tự do cá nhân con người.  - (mongtu)

Vì trong quá khứ bị người ta xù tiền quá nhiều, hoặc chơi khăm người khác quá nhiều, hoặc chơi khăm người khác quá nhiều..v.v. - (Ám Ảnh Quá Khứ)

Người già thường hay quên mọi việc vừa diễn ra, nhưng họ lại kể lại quá khứ một cách rành mạch, rõ ràng, thậm chí là chi tiết vỉ Hard drive hoặc Ram (Bộ nhớ trong não) của con người lúc trẻ không bị hư & về già thì bộ nhớ bị lão hóa ( bị hự).
Do đó, nó không thể ínstall cái mới vào bộ não được - (Club)

Bạn không học Dai hoc Y nên không biết, con người chia 2 loại trí nhớ dài hạn và ngắn hạn.... - (Tap Can Nhan)

Não người già như USP nạp đầy thẻ nhớ.
- (MC)

Vì người thế hệ trước không có nhiều công cụ hỗ trợ để lưu giữ thông tin như chúng ta nên phải tự lưu giữ trong đầu nên nhớ lâu. Thế hệ chúng ta khi già sẽ không nhớ lâu được như thế đâu :-) - (Nguyễn Liên)

0