09/06/2018, 18:45

Vì sao bão hay xuất hiện vào mùa hè và thu? - Câu hỏi hay

Năm nào cũng vậy, tôi thường thấy bão xuất hiện vào mùa hè và mùa thu. Không biết có quy luật gì không? Bão gần bờ và bão khẩn cấp khác nhau thế nào? / Tại sao bão thường theo hướng tây -tây bắc / Chuyên gia săn bão chết vì ...

Năm nào cũng vậy, tôi thường thấy bão xuất hiện vào mùa hè và mùa thu. Không biết có quy luật gì không?

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH BÃO LÀ GÌ?
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi từ mặt biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng kết bất ổn định đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra ràng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20ovĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27oC trở lên) - đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5ovĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.

TẠI SAO BÃO XUẤT HIỆN CHỦ YẾU VÀO MÙA HÈ VÀ MÙA THU?
Thời gian chính trong năm có bão hoạt động là vào mùa hè và mùa thu: từ tháng 6 – tháng 10 (ở Bắc bãn cầu) và tháng 12 – tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu). Bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu vì vào thời gian này có đầy dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là 26oC), Khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu (tức hình thành dông), và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ (trong rãnh gió mùa hoặc sóng đông)
Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6 đối vời vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước biển cần một thời gian khá dài (nhiều tuần) để đạt được nhiệt độ nớng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (và khá thuận lợi cho sự hình thành và phát triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu khí quyển tương tự với chu trình hàng ngày của nhiệt độ không khí bề mặt – nhiệt độ cao nhất vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa - (Nguyễn Đại)

Trước hết muốn trả lời được câu hỏi của bạn thì phải nói đến bản chất hình thành lên các cơn bão:
- Bão được hình thành từ các cơn gió lớn, các cơn gió lớn được hình thành do các dòng đối lưu xuất hiện do sự chênh áp giữa vùng nóng ( nhiệt dãn nở không khí) và vùng lạnh ( nhiệt làm không khí co lại).
- Bão chỉ hình thành được ở trên biển hoặc các xa mạc lớn vì ở đó các luồng gió mới có đầy đủ diện tích mặt thoáng ( k có sự cản gió) để tăng cường lẫn nhau tạo lên bão.
Vậy theo bản chất hình thành lên bão , xét về góc độ vị trí địa lý của biển đông, khi mùa hè trục trái đất nghiêng làm cho khoảng cách giữa mặt trời và vùng biển đông ngắn lại, làm cho nhiệt độ biển đông tăng lên, cho lên lúc này biển đông là vùng nóng, k thể hình thành bão( được ví như 1 cực của nam châm). Khi mùa đông, trục trái đất nghiêng làm cho khoảng cách giữa biển đông và mặt trời tăng lên, cho lên bây giờ lại là vùng lạnh.
Vậy khi mùa thu là vị trí mà trục trái đất nghiêng nằm giữa góc ngiêng lớn nhất và nhỏ nhất của 2 mùa còn lại, và 2 cực nóng và lạnh thay đổi vị trí khác, biển động là vị trí trung gian nằm giữa, chính là nguyên nhân hình thành bão.
Đây chỉ là quan điểm chủ quan của bản thân tôi , vì thực chất hình thành bão còn bao gồm nhiều nguyên nhân khác như ảnh hưởng các hành tinh, mặt trời , mặt trăng , và ô nhiễm môi trường.... Cho lên bài viết chỉ mang tính tham khảo và đem ra để mọi người cùng phân tích. Hy vọng k bị ném gạch! - (Trần Văn Nam)

Nguồn nhiệt và nguồn ẩm là điều kiện kiên quyết quyết định tới khả năng hình thành và phát triển của bão.
Nhiệt độ mặt nước biển phải tương đối cao khoảng > 26.5 độ (sâu ít nhất 50m) thì mới đạt 1 trong 6 điều kiện để duy trì sự phát triển của cơm bão.
Bão chủ yếu xuất hiện vào mùa hè và thu 1 phần là do thời điểm này nhiệt độ mặt nước biển thuận lợi cho việc phát triển của bão. (Đại dương như 1 bể chứa nhiệt do đó nhiệt năng của mùa hè có thể được lưu trữ đến mùa thu, do đó nhiệt độ nước biển mùa thu ấm hơn mùa đông và mùa xuân)
Nhưng bão có ảnh hưởng đến Việt Nam hay không thì còn do quỹ đạo và nơi hình thành của cơn bão. Nếu bão hình thành ở ngoài xa Thái Bình Dương rồi di chuyển về phía Tây theo quỹ đạo parabol (ko ổn định), có nhiều yếu tố nhiệt ẩm áp có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo này nên ko phải cơn bảo nào cũng vào đền vn mà đa số là đi lên trên vùng Đông Á hoặc suy yếu khi đi vào Phillipin.
Trước đây khí hậu ổn định hơn nên bão cũng có quy luật hơn. Nhưng gần đây do sự nóng lên toàn cầu, các quy luật trở nên kém chính xác hơn. - (hungthan)

ông trời thích thế - (changioham)

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu). Bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.
Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6 đối với vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước biển cần một thời gian khá dài để đạt được nhiệt độ nóng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (thuận lợi cho sự hình thành và phát triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu khí quyển tương tự với chu trình ngày của nhiệt độ không khí bề mặt – nhiệt độ cao nhất vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa. - (Lê Thắng)

Mùa hè và thu thời tiết oi bức, do vậy ông trời cho bão để làm dịu thời tiết hơn.....Bão sẽ gây mưa nhiều và kéo dài.......hic.......hic.. - (tò te....)

Bão được hình thành bởi chủ yếu do sự bốc hơi nước ngoài biển. Do đó chỉ có vào mùa nóng mới có bão được - (Vũ Minh Hải)

Đề nghị kiểm tra lại dự báo hướng di chuyển hiện tại của cơn bảo này. Theo hình ảnh từ vệ tinh hiện bảo đang đi theo hướng tây-tây nam nên rất nguy hiểm cho vùng biển đông. Trong khi dự báo của chúng ta hiện dang di chuyểnt heo hướng tây-tây bắc. - (Tran Nguyen Viet)

Mùa Xuân là mùa hội hè, mùa nảy nở
còn mùa Đông thì lạnh quá nên bão cũng muốn né đó mà ;D - (hô)

vi no thich the - (linh)

vì đây là mùa này thường xảy ra phản ứng hóa học - (thanh dung)

Bão hình thành do hơi nước bốc lên từ mặt biển, vào mùa hè và mùa thu nắng nóng nhiều, nước bốc hơi nhiều nên bão nhiều. - (Minh)

vì vào thời gian này có đầy dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát Thời gian này có đầy đủ dk thuận lợi cho sự phát triển của bão : nhiệt độ nước cao 26 độ trở lên , khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ .Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6 đối với vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước biển cần một thời gian khá dài để đạt được nhiệt độ nóng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (thuận lợi cho sự hình thành và phát triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu khí quyển tương tự với chu trình ngày của nhiệt độ không khí bề mặt – nhiệt độ cao nhất vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa. - (Nam)

Bạn vào Sài Gòn sống xem bão xuất hiện vào mùa nào đi. - (Vũ Hội)

Mùa đông và mùa xuân cũng có bão ở nam bán cầu. - (Quoc Thinh)

Mình nghĩ bão cũng là một hiện tượng chênh lệch áp suất, không khí từ vùng có áp suất cao sẽ chuyển về vùng có áp suất thấp. Mùa hè thì có thời tiết nóng hơn mọi mùa trong năm, nên bão dễ xuất hiện. hehe Mình đoán là vậy. - (Lâm Vũ)

trong sách giáo khoa địa lý cấp 3 ! Trong đó có giải thích cặn kẽ về quy luật hình thành và các yếu tố gây ảnh hưởng đến các cơn bão đó. - (Hiếu)

Tại vì mùa này hay chiếu phim Tây du ký. Nên mới hay có bão =)) - (TuanGuitar Pro)

Vì sao bão hay xuất hiện vào mùa hè và thu?
Gió sinh ra từ đâu?
1) vào mùa hè thời tiết nắng nóng làm không khí loãng hơn mua đông tạo ra gió từ nơi lạnh ùa vào tạo ra gió, những dòng gió mạnh sẽ tạo thành những hoàn lưu khí quyển mạnh, từ những luồng gió mạnh đó gặp và kéo theo những luồng gió mạnh khác cứ như thế tạo ra một chuỗi gió + thêm một ít điều kiện thời tiết như mây nhiều, sức nặng của nước bị gió kéo thêm sức mạnh rơi xuống nước
Tai sao mưa? do hơi nước bốc lên gặp những hạt bụi lơ lững kết thành nhân mưa tạo thành hạt mưa, kết dính nhau tạo thành mây, nếu ở gần và ở trong tầm hút quả đất sẽ mưa tới tận đầu
Thực tế thì trời lúc nào cũng mưa, nhưng dạng mưa ko tới đất, do mưa chưa chạm đất đã bốc hơi lên,......... đây mình nói thêm thôi
Còn bảo xuất hiện là do chênh lệch nhiệt độ - (Mr Hải)

Mình xin trả lời bạn thế này:
Trong khuôn khổ bài này, mình xin giới thiệu 2 loại bão:
1. Xoáy thuận ngoại nhiệt đới - bão ở vĩ độ cao (vùng trên chí tuyến)
Khi 2 khối khí có tính chất trái ngược nóng - lạnh tiến gần nhau -> hình thành front, có thể sinh xoáy thuận NNĐ (bão)
2. Xoáy thuận nhiệt đới (bão ở VN ta)
Được hình thành nhờ sự tích tụ năng lượng (hơi ẩm), điều kiện thuận lợi là ở trên biển, với nhiệt độ của biển từ 26-27*C.
Để tích tụ được năng lượng, đòi hỏi điều kiện gió yếu, nếu k cứ bao nhiêu hơi nước bốc lên lại bị thổi bạt đi hết.
Vì vậy, bão không được hình thành từ các cơn gió lớn, mà phải là trong điều kiện gió yếu.
Khi tích tụ đến 1 lượng, thì tùy duyên, nếu có những xoáy rối nhỏ, (kiểu như tuyết lăn sườn dốc ý, càng lăn càng to) gay xáo trộn, kích động bão phát triển.
Đó là lý do vì sao bão không hình thành trên Xích đạo - đới lặng gió (có lực coriolis = 0), mà ở 5-20 vĩ độ, vừa đảm bảo gió yếu, vừa có xoáy rối do lực coriolis. - (KVT)

Đáng lẽ vua Hùng nên gả con cho Thủy tinh thì không có cái nạn mưa bão lũ lụt ...này.hii - (phong sắc)

Mùa hè và Thu hay có bão vì đây là điều kiện quan trọng để hình thành cơn bão;như nhiệt độ, độ muối, hơn nữa điều kiện quan trọng nữa là năng lượng cung cấp cho cơn bão là độ ẩm lớn, gió vì thế chúng ta thương thấy các cơn bão chỉ xuất hiện ở vùng khí hậu nóng ẩm có nhiều hơi nước, và vào mùa hạ. Ở các vùng biển trên thế giới như; Đông nam Hoa kì, Đông Nam Châu Á, Ấn Độ Dương... Thường xuất hiện bão, vào mùa đông các điều kiện như trên ko có hoặc ko đủ cung cấp để hình thành bão.! - (Núi)

Hai mùa trên góc nhập xạ Mặt trời lớn, nhiệt độ nước biển lớn, hình thành các xoáy thuận, các áp thấp nhiệt đới, có sự thăng động mãnh liệt của các khối khí vì vậy có bão.

- (Đoàn minh Lợi)

Bão chỉ hình thành trên vùng đại dương nhiệt đới, nơi có vùng nước ấm, tối thiểu là 26 độ C, không khí ẩm ướt và gió hội tụ.Trên mặt biển, nếu có hai cơn mưa dông gặp nhau, những luồng gió khi gặp nhau sẽ bốc lên cao theo luồng hơi nước bốc lên mặt biển ẩm. Và ở tầng trên của lớp đối lưu, luồng khí ẩm ướt này toả ra và bắt đầu xoay theo quán tính hình thành từ chiều quay của trái đất. Nếu hiện tượng này tiếp tục thì vận tốc quay sẽ ngày càng tăng dần, những đám mây đầy hơi nước cũng lớn dần, chúng cần phải tăng tốc xoay tròn do sự tản ra khi gặp tầng bình lưu ở độ cao 16km. Và một cơn bão hình thành.

Một cơn bão lớn hình thành phải có đủ các điều kiện: nhiệt độ cao tại đại dương, độ ẩm cao trong tầng đối lưu (troposphere, lớp khí quyển giữa mặt đất và độ cao từ 8-15 km), các cơn gió ở mọi độ cao và sự xuất hiện một đợt áp thấp nhiệt đới - (Tuanls)

Bão xảy ra vào mùa hè và thu vì mùa này nguòi dân đi tắm bển. Bão vào là để ngắm nguòi đẹp thôi.  - (nguyễn duy vuong)

nhiệt độ nước biển từ 26 đến 30oC làm cho nước bốc hơi tạo ra áp suất thấp trên bề mặt nước biển trải dài trên một diện tích hàng trăm km vuông và thêm các điều kiện
khác như không khí lạnh và các cơn dông làm cho không khí trên bề mặt càng lạnh đi
nước biển càng bốc hơi mạnh thì càng tạo ra nhiều áp suất thấp và tạo ra nhiều các cơn dông hơn nữa do tập hợp của hàng trăm các cơn dông mà do đó tạo ra một vùng thấp mặt khác do tác động của sự tự quay của trái đất mà vùng thấp đó có xu thế dịch từ đông sang tây kết hợp với gió tây ở gần xích đạo tạo ra 1 lực quay ngược chiều kim đồng hồ và ngày càng mạnh, xoắn lại và càng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và thành bão. - (Nguyen Dong)

Ơ.. ơ, thế bão sa mạc thì có hình thành từ khối hơi nước khổng lồ kia không nhỉ?  - (Black)

0