Vì sao đường thường sụt lún sau khi mưa to? - Câu hỏi hay
Sao những trận mưa lớn, nhất là ở chỗ nước ngập không thoát nước, tôi thường thấy đoạn đường đó bị hỏng và xuất hiện nhiều hố sâu rất nguy hiểm cho người qua lại. Vậy có lý giải khoa học nào cho hiện tượng này không? Tại sao mùa ...
Sao những trận mưa lớn, nhất là ở chỗ nước ngập không thoát nước, tôi thường thấy đoạn đường đó bị hỏng và xuất hiện nhiều hố sâu rất nguy hiểm cho người qua lại. Vậy có lý giải khoa học nào cho hiện tượng này không?
Hiện tượng này khá đơn giản, tuy không phải là người có chuyên nhành về địa chất cũng mạo muội trả lời bạn như sau. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu là do cấu trúc địa tầng đất tơi xốp có nhiều khoảng trống ở dưới lòng đất. Khi mưa bão, nước ngấm xuống đồng thời khí được giải phóng, làm diện tích các khoảng trống này được thu hẹp lại. Khi diện tích thu hẹp này đủ lớn sẽ dẫn đến hiện tượng co địa chất tức là thể tích một khối đất trước đây lớn giờ nhỏ lại. Khi đó tầng đất phía trên sẽ bị sụt lún. Bạn có thể thử nghiệm một cách hết sức đơn giản như sau: lấy một thủy tinh cao, đổ một nửa sỏi ở dưới, sau đó đổ một nửa cát lên trên, lắc đều hoặc dàn đều. Bạn thấy tuy cấu trúc này có vẻ khá ổn định nhưng đổ nước vào hiện tượng mà bạn băn khoăn sẽ xảy ra. Hy vọng câu trả lời đáp ứng được những gì bạn đang tìm hiểu. - (abc)
Không có khoa học nào hết. Do đào , lúc lấp trả mặt bằng chỉ xài đá hộc cho nhanh đầy mà "quên" đi đá 3x4 + cát+ nước thì khi mưa bị lún sụt là đều tất yếu. Bạn về đào thử 2 hố, xong, 1 hố bỏ vài tảng đá to cho mau đầy, bên trên lấp đất cát cho phẳng - 1 hố cũng lấp đá học nhưng kèm theo đá mi, và tưới nước liên tục cho đến khi lấp đầy.
Tất cả sau đó vài tuần bạn tưới nước thật nhiều xem kết quả nhé. - (thaiminh)
CÓ GÌ ĐÂU MÀ PHẢI NHÀ KHOA HỌC, HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC, ĐIỆN NGẦM, CHIẾC SÁNG,ĐÀO BỂ ỐNG THOÁT NƯỚC MƯA RỒI TRÁM TRÉT KHÔNG KỸ, TRỜI MƯA TO, BỊ NƯỚC CUỐN XUÔNG HỐ GA GÂY RA SỤC LÚN CHỨ GÌ! - (VÂN PHONG)
Khi mưa lớp đất dưới mặt đường bị sụt lún và có hố sâu là vì lớp đất dưới mặt đường được cấu tạo bằng nhiều lớp đá 4x6 , 1x2, đá mi, cát...những thành phần này kết hợp với nhau để không tạo ra nhửng lổ rỗng trong cấu trúc và tăng khả năng chịu lực của mặt nền đường và khi trời mưa sẻ tạo ra dòng chảy trong lòng của nền đó( do thi công không tốt) vì thế những hạt cát sẻ bị cuốn trôi theo tạo ra khoảng hở giửa những hạt đá 4x6, 1x2...vv làm cho liên kết chịu lực không còn nửa nên khi bị tác động 1 lực nhỏ sẻ bi sụt , lún...Nhưng củng có lúc lớp đất dưới mặt đường có mật nước ngầm củng tạo ra kết quả như trên - (nguyen hung vinh)
Khi thi công công trình thoát nước, theo quy trình bắt buộc là đắp cát lưng cống. rồi mới đắp vật liệc khác lên. lâu ngày các mối nối cống bi hở, hoặc trám không kỹ thì các ab5n biết rồi đó. cát gặp nước sẽ chảy. tạo thành 1 lổ, phía trên là bêto6ng nhựa. khi nào xe tải đi qua hoặc có áp lực đè lên chổ đó tạo thành hố tử thần. còn ổ voi hoặc ổ gà là đo xe tải năng đi. hoặc vật liệu dỏm. ( Đá đen chẳn hạn) đá đen gặp nước sẽ thành đất. khi thảm lớp Bê tông nhựa lên trên lúc xe tải nặng chạy qua lâu ngày sẽ thành ổ voi và ổ gà. nói chung là nhiều thứ lắm. - (longtranthanhlong39)
theo tôi nghĩ là khả năng mối ăn hết đất. :D - (Đình Quý)
Là vì khi nước ngập lên đường, Nước bên thượng lưu cứ tiếp tục tràn qua hạ lưu, cống thoát không kịp, dẫn đến nước thấm vào nền đường tạo thành dòng nước ngầm gây ra hiện tiện xói ngầm. Bởi vậy khi thiết kế đường phải vật liệu chống xối ngầm, và tính toán. Nói chung học bên Xây dựng thì ai cũng bik rõ điều này. - (Phong)
Bị lún sụt như vậy là do cốt nền làm không đúng quy phạm khi gặp mưa to ngấm nước lâu sẽ dẫn đến tình trạng như vậy bạn ạ - (nguyen van tuan)
THÔNG THƯỜNG, ĐƯỜNG ĐƯỢC CẤU TẠO BỞI LỚP NỀN LÀ CÁT ĐEN, BAO BỌC BẰNG LỚP ĐẮP BAO SÉT HAI BÊN ĐƯỜNG, CÓ CỐNG NGẦM THOÁT NƯỚC BÊN DƯỚI, KHI TRỜI MƯA ĐƯỜNG BỊ NGẬP NƯỚC, SẼ DẪN ĐẾN NHỮNG DÒNG THẤM TỪ TRÊN XUỐNG, SANG HAI BÊN LỚP ĐẮP BAO (LỚP ĐẮP BAO NHIỀU KHI LÀM ẨU RẤT DỄ GÂY SÓI MÒN) GÂN RA SÓI MÒN CÁC LỚP ĐẮP, ĐẶC BIỆT LÀ CÁT, NÊN MẶT ĐƯỜNG DỄ BỊ SỤT LÚN (VỤ LÊ VĂN LƯƠNG GẶP CỐNG NGẦN BỊ SỤT CẢ ĐOẠN ĐƯỜNG LÀ HẬU QUẢ NÀY!) - (Gia Cát Dự)
Là do nước ngấm vào nền đường tạo thành các dòng nước nhỏ len lõi bên trong các lớp vật liệu kết cấu nền đường, khi nước di chuyển lúc ban đầu sẽ mang theo các hạt đất, cát nhỏ, khi các hạt nhỏ trôi đi hết nước sẽ tiếp tục mang đi các hạt lớn hơn (hiện tượng sói lỡ bên trong nền đường) tạo thành các lỗ rỗng trong nền đường, dưới tác dụng của trọng lượng xe sẽ dẫn đến hiện tượng sụp lún (nếu lỗ rỗng trong nền đường quá lớn khi sụp lún sẽ tạo nên hố tử thần). - (Huynh Minh Ky)
trời mưa tạo ra cac dòng nước ngầm sẽ lám sói lớp nền đường. khi đó lớp áo đường ở những chỗ nền đường bi sói sẽ hư hỏng và xuất hiện các hố sâu - (Nguyễn Mạnh Hà)
Hệ thống thoát nước nằm bên dưới không kín liên kết giữa các đốt cống với nhau dẫn đến đất tại các khu vực khe cống bị cuốn trôi hết ngày qua ngày tháng qua tháng cộng dồn lại thành hố tử thần. - (thanhtung)
Câu trả lời là " tại sao sau khi ăn bạn lại thấy no" - (Kha)
Do quá trình thi công nền đường lu , đầm không kỹ đến khi trời mưa nước mưa làm cho đất nền sít lại tạo ra các lỗ rỗng dưới mặt đường . Hoặc do hệ thống cống ngầm bị bể dẫn tới đất nền bị sụt theo . Đó là hai lý do Chính dẫn đến sau khi mưa đường lún và nguyên nhân có hố tử thần. - (Pham hoang hanh)
Trời mưa đất nhũn ra nên sạt lở thôi, kiến thức cơ bản thôi mà. - (hoang)
Giải thích đơn giản thế này : ĐƯờng có nhiều lớp. Mưa nước ngấm qua các lớp làm giảm độ kết dính -> Giảm chắc chắn -> Hỏng là tất yếu. - (Hiển)
tôi nghĩ là do dưới nhữ noi hay bi lún sụt co tầng đá vôi và sau khi mưa to thi tang da vôi ngấm nước sẽ nhanh chóng bị sụt xuống - (21183945)
Theo tôi, Đường thường xuyên ngập úng gây ra hiện tượng nước ngấm vào nền đường, gây ra hiện tượng đất no nước => gây ra cường độ nền đường giảm đi. Ngoài ra do đất gặp nước nên gây ra hóa lỏng (nền đường người ta có đắp Cát mà Cát dễ hóa lỏng) bị trôi đi => lớp đá phía trên bị tụt xuống dưới gây ra hiện tượng ổ gà=> ổ voi đấy. - (Duongxd)
vi dat o do nhun qua - (gôgle)