09/06/2018, 18:47

Bão gần bờ và bão khẩn cấp khác nhau thế nào? - Câu hỏi hay

Khi xem các bản tin báo bão, tôi thấy lúc thì gọi là bão gần bờ, lúc lại gọi bão khẩn cấp. Vậy hai thuật ngữ này được dùng trong từng trường hợp cụ thể thế nào? Tại sao bão thường theo hướng tây -tây bắc / Sử dụng GPS để dự ...

Khi xem các bản tin báo bão, tôi thấy lúc thì gọi là bão gần bờ, lúc lại gọi bão khẩn cấp. Vậy hai thuật ngữ này được dùng trong từng trường hợp cụ thể thế nào?

bão

  • Ý tưởng đánh tan siêu bão bằng bom hạt nhân của nhà khoa học Mỹ (30/8)
  • Hiểm họa từ cá sấu bơi trong nước lụt sau bão Harvey (29/8)  
  • Không khí càng sạch, số lượng bão càng tăng (25/6)
  • Chuyên gia săn bão chết vì bão (3/6)
  • Trăng tròn 'tiếp tay' cho siêu bão Sandy (30/10)
Xem thêm

Bão xa: khi bão hoạt động ở phía đông kinh tuyến 120o Đông, phía nam vĩ tuyến 05o Bắc và phía bắc vĩ tuyến 22o Bắc nhưng có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 24 giờ tới.

- Bão trên Biển Đông: khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 120o Đông, vĩ tuyến 05o Bắc và vĩ tuyến 22o Bắc vào Biển Đông hoặc bão phát sinh trên Biển Đông, có vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 1.000 km, hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới.

- Bão gần bờ: khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới, hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới.

- Bão khẩn cấp: khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 300 km;

Hoặc khi bão đã đổ bộ vào đất liền nước ta và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên, hoặc khi bão đã đổ bộ vào nước khác nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới.

- Tin cuối cùng về cơn bão: khi bão đã tan hoặc bão di chuyển ra ngoài Biển Đông nhưng không có khả năng quay trở lại Biển Đông trong 24 giờ tới, hoặc bão đã đổ bộ vào nước khác và không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. - (Quang)

bão gần bờ là bão đi dạo xung quanh bờ ,hổng có vô bờ ,còn bão khẩn cấp là bão chạy nhanh chứ hổng đi dạo ,vì đã gọi là khẩn cấp nên không biết bão chạy hướng nào mà né - (lý chệt nhớt)

Bão gần bờ khi cách bờ một khoảng cách nhất định.Bão khẩn cấp là lúc bão chuẩn bị đổ bộ vào - (Thanh thao)

1. Bão gần bờ là bão hình thành ở gần bờ.
2. Bão khẩn cấp là cơn bão di chuyển với tốc độ nhanh. - (Trần Linh)

Bão gần bờ là bảo đang hoạt động gần bờ biển nước ta, nhưng hướng đi không vào nước ta. Bão khẩn cấp là bão gần bờ, di chuyển về hướng nước ta, sẽ ảnh hưởng trưc tiếp nước ta trong ít ngày tới. - (Hoàng Thành)

Làm gì có bảo gần bờ và bảo khẩn cấp, chỉ có tin bão gần bờ (gần vào đất liền) và tin khẩn cấp cơn bảo... để cho mọi người nhanh chóng chuẩn bị, đối phó với bão. - (hunglt02)

Bão Gần Bờ Có Nghĩa La Cơn Bão Gần Bờ Vào Đất Liền Còn Bão Khẩn Cấp Có Nghĩa La Cơn Bão Di Chuyển Với Tốc Độ Nhanh Có Khả Năng Đổ Bộ Vô Đất Liền. - (Người Thần Bí)

Ý kiến của Thanh Thao là đúng - (Quý Hưng)

Cái này mà cũng phải hỏi nữa sao? Bão đến thì lo mà phòng chống, lánh nạn nếu cần thiết chứ ngồi đấy mà đắn đo suy nghĩ xem bão gần và bão khẩn khác nhau thế nào thì cứ để bão cuốn đi rồi sẽ tự hiểu ra. - (Thiên)

đồng ý với Trần Linh - (dung)

Mình đọc lời bình của lý chệt nhớt mà cười rụng cả rốn luôn nè. - (Hoàng Anh Mạnh)

Trước tiên xin chia xẻ những thiệt hại, mất mát với người dân thường phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là đồng bào miền Trung.
Trên thực tế, có thể hiểu là bão khẩn cấp mức độ nguy hiểm hơn so với bão gần bờ (đối với người dân trong đất liền). Còn trên biển, thì tùy thuộc vào vị trí của người đi biển, phạm vi và cường độ của bão mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
Theo quy chế, bão gần bờ:Được phát hành khi khoảng cách từ bão đến đất liền vào khoảng từ 500-1000km và có khả năng di chuyển vào đất liền hoặc có khoảng cách từ 300-500km và chưa có khả năng di chuyển vào đất liền trong khoảng 48h tới.
Bão khẩn cấp: Được phát hành khi khoảng cách từ bão đến đất liền vào khoảng từ 300-500km và có khả năng di chuyển vào đất liền hoặc khoảng cách từ bão đến đất liền dưới 300km. - (Chuc Tran)

0