09/06/2018, 21:33

Tại sao bão suy yếu nhưng mưa vẫn lớn? - Câu hỏi hay

Cường độ của bão khi đổ bộ vào đất liền thường suy yếu hoặc giảm xuống, nhưng lúc đó tôi vẫn thấy mưa rất to. Vì sao vậy? Tại sao bão thường theo hướng tây -tây bắc / Bão gần bờ và bão khẩn cấp khác nhau thế nào? / Vì sao bão ...

Cường độ của bão khi đổ bộ vào đất liền thường suy yếu hoặc giảm xuống, nhưng lúc đó tôi vẫn thấy mưa rất to. Vì sao vậy?

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây xoáy vào vùng trung tâm bão. Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi từ mặt biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng kết bất ổn định đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Khi vào sâu đất liền bão bị suy yếu, tốc độ gió vùng gần tâm bão giảm xuống, khi đó các đám mây tích nước đã được hút từ biển (hơi nước) sẽ có điều kiện để rơi xuống (tạo mưa) chứ không bị cuốn đi theo vòng xuáy khi bão vẫn mạnh. - (Anh Khuê)

Áp thấp nhiệt đới --> bão là loại xoáy tụ. Chúng gom mây tích nước ( mây vũ tích) trong đường kính cả ngàn km và chiều cao cột mây có khi lên đến vài km. Bão suy yếu khi vào bờ hoặc tự tan trên biển vì các lý do khác có nghĩa là vận tốc gió có giảm đi nhưng lượng mây vũ tích vẫn giữ nguyên, không hề giảm. Vì thế lượng mưa nhiều khi còn tăng lên chứ không có giảm đi vì lúc này bão đã di chuyển chậm lại --> mây vũ tích đi theo bão cũng di chuyển chậm lại. Tính trên cùng một đơn vị không gian nếu yếu tố về lượng và chất của mây vũ tích là như nhau thì thời gian càng kéo dài lượng mưa nhận được chắc chắn sẽ càng lớn. - (Tuấn Anh)

Bão suy yếu là do sức gió giảm, còn hơi nước do bão mang đến thì vẫn còn nên mưa lớn vẫn xảy ra. - (Tuan Ngoc)

mưa to thôi không phải là bão đâu bạn à... Vùng tâm bão thì có lốc xoáy, theo hình xoắn ốc, sức gió mạnh nhất ở tâm bão, vùng này cũng có thể không có mưa nhưng gió và lốc xoáy quét mạnh khủng khiếp... Theo chiều xoắn ốc thì lượng mưa sẽ giảm dần... chị thấy mưa sau bão rất to chứng tỏ vùng áp thấp ngoài tâm bão làm cho khối không khí mang hơi nước vẫn còn di chuyển và tạo ra mưa lớn khi khối không khí này tương tác với khối không khí áp cao tại khu vực chị sinh sống... Đây chỉ là ý kiến tham khảo. - (nguyentuananh)

Khi bão suy yếu đi thì hình thành lên vùng xoáy thấp và ảnh hưởng của hội tụ gió khi đó thường xảy ra mưa to hoặc rất to - (Nguyễn Văn Hải)

cứ tưởng tượng 1cơn bão như 1cỗ xe khổng lồ vận chuyển hơi ẩm khi cường độ bão đang mạnh lực quán tính sẽ giữ hơi ẩm trên không trung khi đổ bộ vào đất liền nó ma sát với bề mặt đất nó mất năng lượng trọng lực hơi nước lớn hơn lực kéo nên nó rơi xuống gây mưa lớn - (xuantuyen)

Đúng là mưa rất to nhưng nếu mà so với những trận mưa lúc bão ở ngoài biển thì trận mưa mà bạn thấy đã suy yếu nhiều rồi đó. - (nhyokkubjm)

Đơn giản, gió đẩy nước ngưng tụ vào, nặng quá rơi xuống thôi. - (polymer_ruber)

còn mây - (vũ văn hiếu)

cái này thì ngộ pó tay ah, ngộ cũng hổng bít lun nha. Nhờ mấy ổng khí tượng giải thich dùm nha. thanks - (Lĩnh)

Bảo giảm xuống thì mưa to, nếu bão không giảm xuống chắc có lẻ nó sẽ thổi bay tất cả mọi thứ mà nó gặp trên đường đi đó bạn. - (Lê An)

Bão suy yếu nhưng mưa vẫn lớn vì trung tâm bão chủ yếu là gió mạnh và nó sẽ hút các đám mây xung quanh tâm bão lại và sẽ gây ra mưa lớn. - (Vũ Mạnh Khương)

1. Do vị trí đất liền của nước ta giáp biển 2. Bão có đi qua và suy yếu bởi đất liền, do không còn tiếp sức từ hơi ẩm của biển, nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó rất lơn nên khi qua nhưng vị trí của anh vẫn còn trong ảnh hưởng của nó. (đừng nghĩ gió mạnh đến hôm nay và ngày mai sẽ hết). 3. Bão là một chuyện, nhưng cố định hơn là sự hoạt động của các khối khí từ Ấn Độ Dương ( Gió Tây Nam) cũng có thể bị hút lên và thổi nược lên phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Và khối khí từ Vinh Bắc Bộ. Độ ẩm từ biển... v..v..! - (Việt Thanh)

Trước hết phải hiểu rằng" Bão là đứa con của biển cả", Vậy thì để giải quyết thắc mắc chúng ta phải hiểu được la:
- Thứ nhất: Bão hình thành từ đâu và ntn? Bão hình thành bởi 2 yếu tố: 1 là nhiệt độ và 2 là Hơi nước, nhiệt độ phù hợp nhất để hình thành bão là: 27-30 đọ C, hơi nước thì biển cung cấp. Vậy thì khi đi trên biển nó vẫn mưa nhưng vẫn liên tục được cung cấp hơi nước. Khi vào đất liền bão ko được cung cáp hơi nước nữa nên yếu đi, tuy nhiên khi gặp hội tụ gió trên cao thì lượng hơi nước mà bão mang vào đất liền sẽ ngưng tụ và gây mưa lớn. - (chientv)

vì chương trình dự báo thời tiết trên ti vi họ nói thế - (Hoang Thanh Phong)

Vì khi còn bão thì mưa....to hơn nhiều nữa???? - (duongtrigc)

đó chỉ là hoàn lưu của Bão, bạn thấy mưa rất to như vậy bạn hãy tự ngẫm thử xem, cứ hễ có bão vào là có nguơì chết, tàu thuyền thì không trụ nổi vì "cái mưa rất to" của bạn trong lúc có Bão được nhân lên khoản .... 10 đến 15 lần. - (nguyenchi)

mưa ngoài biển còn kinh khủng hơn đó bạn, mình đã từng đi tàu viễn dương nên thấy thực tế, lần đầu gặp bão biển rất là sợ ! nhưng sau đó quen dần, mình thấy mưa lớn ở đất liền không ăn thua gì đâu ! - (ong do)

bão cũng giống như bánh xe quay mang theo nước từ biển vào thôi. bão có suy yếu thì vẫn tiếp tục xoay, từ đó mang theo 1 lượng nước từ biển vào đất liền, tạo thành mưa. Bão càng lớn thì lượng nước mang theo càng lớn thì mưa càng to. Bão suy yếu thì vẫn còn hoàn lưu bão nên tạo ra mưa to gió lớn. - (nguyen cong son)

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão - (Đỗ Anh Trọng)

Ở tâm bão làm gì có gió, mưa- tâm bão tức là chính giữa là mắt bão. Lúc bão đi qua nơi chúng ta, khi tới tâm bão thì không có gió mưa mà là một sự im ắng và sau đó lại nổi gió lên và mưa tiếp tục có khi cả mấy ngày sau. - (Hoang Nguyen)

Tại vì đó là hiện tượng thiên nhiên - (thai an)

Mưa to là do mây đối lưu tích tụ dày nên dù bão suy yếu thì vẫn không ảnh hưởng gì. Nếu bão hay ATNĐ di chuyển chậm thì vùng mây đối sẽ dày đặc hơn và cũng di chuyển chậm theo trung tâm hút gió (tâm bão, ATNĐ) và mưa sẽ kéo dài ngày hơn - (Trung)

0