Tại sao thường cúng rằm tháng bảy trước ngày 15? - Câu hỏi hay
Nguyên nhân nào mà vào dịp rằm tháng bảy, chúng ta thường cúng trước ngày 15 và hóa vàng mã cũng trước ngày này? ...
Nguyên nhân nào mà vào dịp rằm tháng bảy, chúng ta thường cúng trước ngày 15 và hóa vàng mã cũng trước ngày này?
Đúng ngày 15 rằm, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 01 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do, vì vậy nên nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, cho dù ta đã cúng cháo cho họ, vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế. Thế nên thường cúng trước là hợp lẽ - (Lê Hùng Sơn)
Đó chính là tín ngưỡng dân gian hay còn gọi là Pháp thế gian đó bạn, cái này ko phải của Phật Giáo thường thì người miền Bắc tin rằng nếu cúng đúng ngày rằm sẽ rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình. Trong miền Nam thì thường họ cúng đúng vào rằm luôn. Ở miền Bắc cúng thổ công, gia tiên, ông bà bao giờ cũng trước ngày 12 sau đó sau ngày 15 trở đi mới cúng cô hồn, chúng sinh. Có người còn cho rằng nếu cúng thổ công gia tiên trùng vào ngày chúng sinh thì sợ ông bà mình ….không được ăn vì các cô hồn vồ hết.
Những điều trên là hoàn toàn mê tín nó chỉ giúp những ông già bà cả an tâm, và giúp 1 số người sợ hãi mà hướng thiện hơn, còn giới trí thức thì nên hiểu nền tảng của Phật Giáo là Nhân Quả chỉ có gieo Nhân lành thì mới có cơ hội hái Quả thiện thôi.
- (quangbson)
"Tích kể rằng: ngài Mục Kiền Liên là tôn giả rất giỏi của Đức Phật, người biết rất nhiều phép thần thông, khi nhìn thấy mẹ bị đói khổ ở Địa ngục liền dùng phép thần thông xuống địa ngục thăm mẹ. Ngài bưng bát cơm lên dâng mẹ, cơm chưa đưa vào miệng thì đã hóa thành lửa. Ngài Mục Kiền Liên rất đau đớn xin với Đức Phật cách cứu mẹ. Ngài đã phải nhờ đến các chư tăng tụng kinh niệm Phật cho mẹ của ngài, các nhà sư về tụng kinh niệm Phật với mong muốn trong quá trình này sẽ được Đức Phât độ trì gia hộ cho. Có nghĩa là làm cho bản chất xấu xa của bà ấy thay đổi, trở thành người tốt, khi nào trở thành người tốt mới được ra.Sau khi ông Mục Kiền Liên làm được như vậy, bà mẹ được tha khỏi ngục. Từ đấy trở đi, mọi người lấy rằm tháng bẩy là ngày lễ để con cháu thể hiện tấm lòng thành với tổ tiên,ngày đó gọi là ngày lễ Vu Lan." Hanhthong"
Không phải vong nào cũng bị nhốt trong ngục, mà chỉ có những vong có tội mà thôi. Thường thì mọi người hay cúng trước ngày rằm để cho tiện. Tuy nhiên nên cúng đúng vào ngày rằm là tốt nhất. - (daiminh)
Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Bởi vậy, vào đêm 14/7, người ta thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt cúng quỷ đói để cầu được bình an và những điều tốt đẹp, không bị ma quỷ hại phá, đó chính là nguồn gốc của tên gọi Tết Quỷ. Nguồn cội của Tết Quỷ gắn liền với văn hoá Đạo giáo của Trung Quốc, bởi Phật giáo không có chủ trương sát sinh hoặc đốt vàng bạc hàng mã để cúng tế quỷ thần. (ST) - (VDNHMC)
Dưới âm cũng như trên Trần, có thể cúng trước để người âm đi về đỡ tắc đường, tránh xe cộ đi lại đông đúc... - (Duongquy)
Theo quan niệm dân gian thì vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được "thả" đi lang thang nên nếu ta hóa vàng mã vào ngày này thì sẽ bị cướp, giật mất người thân khó nhận.
Cũng vì vậy trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được. - (Minh)
Bạn Trần Cha Thân! Cúng rằm tức là ngày 15 âm lịch hằng tháng, phong tục ở quê mình thì thường cúng vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch. Theo bên Phật thì 2 ngày này là ngày của Phật, (Phật thường đi cứu khổ cứu nạn chúng sanh vào 2 ngày này). Mẹ mình từng nói nếu cúng vào ngày 14 và hoá vàng mã ngày này thì người được cúng ko nhận được vì "cô hồn" cướp và giành giật hết. còn cúng ngày 1 &15 thì ngược lại, ngày đó là ngày của Phật nên các vong hồn được theo Phật và cô hồn ko giật được. Vì VẬY CÚNG RẰM LÀ PHẢI CÚNG VÀO NGÀY 15 BẠN NHÉ! Có lẽ bạn ko tin nhưng mình tin (ko phải mình mê tín đâu) tại mình thấy tận mắt nên mới tin đó. Chính lẽ đó nên có câu: "có thờ có thiêng có kiêng có lành" - (Đặng Diệu Hoài)
vì rằm tháng 7 ko vào ngày nghỉ; ở TP thì mọi ngừơi phải đi làm, ở các vùng quê thì con cái đi học đi làm xa ko về được....dần dần thành thói quen. Theo tôi ngày giỗ, ngày riằm cứ làm lễ đúng ngày là tốt nhất. - (samar trần)
Cũng giống như nhà nước thường kỹ niệm ngày 2/9 vào trước đó 1 hoặc 2 ngày. Không phải tất cả mọi nhà đều làm vào ngày 13 -14, vẫn rất nhiều nhà làm đúng ngày rằm. - (Quốc Ân)
Theo như Mẹ chồng tôi thì ở dưới âm quy định ngày phát đồ cho người âm.
Nếu như đốt vàng mã vào ngày 15 thì đến năm sau người nhà mới nhận được nên phải hóa vàng mã trước ngày 15 tháng 7 âm lịch. - (Trần Thị Lựu)
Phải cúng trước vì ngày rằm không phải cuối tuần hoặc mọi người không thể tụ tập sum vầy đúng ngày rằm được vì công việc riêng, còn cúng đúng ngày rằm mới là đúng truyền thống từ trước đến giờ. Mình ở quê cũng toàn cúng rằm ngày này. - (Pham Dai)
dan gian xua tung co cau trẻ 13 già 14, có lẽ chính vì thế mà rằm tháng 7 duoc cac gia đình cúng trước 15 - (Phạm Thị Kim Liên)
chả có gì gọi là nguyên nhân cả, cũng như mua một thứ gì đó trước, ăn một thứ gì đó trước thôi - (cuongnv)
Lễ gì cũng từ tâm mình cả, các cụ chọn rằm tháng 7 hay rằm tháng nào cũng thế cả thôi chỉ với một mục đích giúp con người ta hướng thiện, tu thân tích đức để cho xã hội tốt đẹp hơn. Mà với xã hội hiện tại thì điều đó càng cần nhiều hơn, tôi mong rằm tháng nào mọi người cũng coi là "xá tội"...để chúng ta cùng làm nhiều điều tốt cho nhau. - (Thuhương)
Tóm lại là người sống áp đặt mọi chuyện cho người đã khuất, dương sao thì âm vậy đua nhau theo trào lưu thôi mà. Bạn có tin cụ tổ vài đời đã khuất có thể sử dụng siêu xe Rolls-Royce không? Tất nhiên là không rồi vì đời các cụ có ngựa cưỡi đã là may rồi, vậy nên con cháu thêm sáng kiến là đốt thêm hình nhân lái xe cung cấp cho các cụ thế là các cụ tha hồ mà vi vu nhé! Còn tục cúng trước ngày 15 có thể được hiểu như thế này:Xá tội vong nhân trong quan niệm của Đạo giáo dựa trên truyền thuyết cho rằng, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở cửa địa ngục – Quỷ môn quan - từ ngày 2/7, để ma quỷ được trở lại cõi trần, và đến rằm tháng 7 thì tất cả ma quỷ đều phải trở về, cửa địa ngục đóng lại. Cho nên : Cũng vì cho rằng quỷ ma được thả ra suốt nửa đầu tháng 7, nhiều gia đình Việt Nam không đợi đến rằm mới cúng, mà cúng trước khá lâu. Có nhà cúng các cô hồn trước, sau vài ngày mới cúng tổ tiên nhà mình, là để cho quỷ đói khỏi xông vào cướp đồ ăn mà mình dâng bố mẹ, ông bà. - (longhuong2507)
Tôi chẳng biết các bạn nghĩ thế nào, chứ các bạn lên phường xin dấu người ta quy định làm việc thứ 2,4,6 thì cứ đúng ngày đó mà đến. Chứ lên vào 3,5,7 thì có mặt từ 6h sáng cũng chẳng ai tiếp.
Đã quy định là cúng mùng 1 và 15 thì cứ đúng ngày đó mà làm. - (dương huy)
Theo Tôi cúng vào đúng ngày rằm mới là đúng. Vì các cụ có câu "Cúng cả năm không bằng rằm tháng 7" tức là 15/7. Tục đốn vàng mã trước là do mọi người bận công việc nên làm lễ trước thôi. Ở quê tôi từ xa xưa mọi nhà vẫn cúng, đốt vàng mã cho Ông, Bà vào đúng ngày 15/7. - (Lê Hiếu)
Tất cả chỉ để giải quyết khâu tâm lý thôi! - (phuongtt85)
Đó là cách cúng của người miến Bắc, người miền Nam thì từ ngày 15 trở đi mới cúng. Tôi không biết lý do của miền bắc tại sao lại cúng rằm tháng 7 lại như vậy, nhưng người miền nam, thì cúng rằm thì phải là ngày 15 chứ. Sau ngày 15 thì người ta cúng cô hồn. Cúng cô hồn thì được cúng mặn, còn cúng Phật thì phải là cúng chay. Phong tục của miền bắc thờ cúng tại nhà đa số không thờ Phật, chỉ thờ Gia tiên nên thường những ngày Lễ lớn đa số là cúng mặn. Mỗi nơi 1 phong tục, miễn sao có lòng thành là được. - (ledaitrangdai)
Tôi cúng vào ngày chủ nhật trong tháng 7, ngày đó mọi cô hồn âm binh đều rãnh, dễ tham dự đông đúc! - (Thu Trang)
theo như mình được ông mình nói là ngày 14 là các chư phật, bồ tát, chư tăng hoá độ cho chúng sinh và cũng là ngày cho các chư tăng ni & chúng sinh tập chung tại chùa để sám hối những gì mình làm trong nữa tháng cũng như bên thiên chúa giáo hay đi lễ vào mỗi tuần vậy đó,cho nên các chùa hay cúng rằm sám hối vào ngày 14. còn ngày 15 là ngày để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cúng đất đai cúng cho các vị thần phù hộ cho gia đình được bình an và trấn những cái điều không tốt vào nhà mình. Còn ngày 16 là ngày cúng cho các âm hồn lang thang ngoài đường hay trước nhà mình để họ có ăn và không vào nhà mình phá. Nó là vậy đó.. - (Lê Kiên)
có ai khẳng định là ngày đúng ngày sai tóm lại là tâm linh ở mình cúng trước sau ăn - (lethanhha2003)
Tháng 7 âm lịch các ngạ quỹ sẽ được phóng thích từ mồng 2 đến 14/07 âm lịch đến ngày 15/07 âm lịch các ngã qũy sẽ bị bắt trở lại vì vậy người dân thường cúng trước rằm để bố thí cho các cô hồn đó. - (funny0604)
Quê tôi - ở trong Nam - cúng tháng 7 sau ngày rằm mà? Trước ngày Rằm là để cho các chùa cúng, sau ngày rằm mới đến lượt người dân cúng. Đó là lời giải thích của các bậc trưởng thượng trong xóm tôi - (Trần Khánh Dung)
Mình thường hối Má cúng ngày 14 để được ăn sớm, hehehe - (Bi)
Không phải ngày chính rằm thì chỉ là thói biện hộ của thày cúng và dân công sở sành điệu. Thời gian giữa dương gian và âm phủ khác nhau. Những nghi lễ Phật giáo đã được mặc định trong những ngày, giờ, thời gian mà chúng ta đã biết. Ngày Rằm là ngày Rằm, mùng Một là mùng Một, không phải thế thì không phải ngày Phật đâu các bạn ạ. - (Phiêu.)
Dân Thái đen Thái trắng chúng tôi coi rằm tháng 7 là tết "xíp xí" vào đúng 14/7. 15 đã là hết tết. Tết này to không kém tết nguyên đán, ăn uống vui chơi linh đình, mừng mùa màng tốt tươi chứ không có khái niệm xá tội vong nhân gì cả. - (yenbaitv)
Theo truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi thì Rằm tháng 7 là ngày tết xá tội vong nhân, Diêm Vương cho phép người của cõi âm được nhận vàng mã của người dương cúng lễ nhân ngày giỗ. Nhưng đồ vàng mã sau khi cúng cho người âm thì trừ tiền ra, các đồ vàng mã khác như quần áo, đồ dùng phải gửi ở kho âm phủ. Từ ngày 12 đến 15/7 ÂL người âm mới được nhận đồ cúng tế từ kho.
Trên đây là những gì tôi còn nhớ, mong mọi người góp ý.
- (Tuan Anh vu)
Chuyện cúng bái là lòng thành tâm,thành kính đối với các đấng tối cao,đối với tổ tiên . Vì vậy chỉ cần sống có hiếu thì ngày nào cũng là ngày vu lan cả. Chỉ cần có lòng thành tâm cúng bái thì ngày rằm hay 14 có khác gì nhau. Tôi không hiểu nhiều về đạo phật nên suy nghĩ vậy. - (nguyen.theanh)
theo quam niệm dân gian thì có thờ có thiêng, ở quê tôi là cúng vào ngày 15. chúng ta tin vào ngưỡng nào thì cứ theo đó mà cúng. dân gian nói rằng tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn. - (daohoaviet)
và đúng hơn và hoàn thiện hơn nữa là các ý kiến trên đều hoàn toàn chính xác,thật ra thì mọi quan điểm lý giải của các bạn nói trên hoàn toàn "hoàn hảo",vì mỗi người xưa mỗi làng mỗi địa phương có văn hoá tín ngưỡng khác nhau,có nhà cúng đúng rằm người cúng trước 1 ngày tức ngày 14,người cúng sau tức ngày 16,tuỳ thổ nhưỡng văn hoá vùng miền thôi,còn cúng trước hay cúng sau theo tôi là bình thường - (lưu anh văn)
mình nghĩ cúng đúng rằm là tốt . cũng trước cũng ko sao . quan trọng là tâm mình thôi . phật tại tâm mình có tâm thiện thì mình cúng ngày nào cũng đc . đúng ngày sẽ tốt hơn để mình nhớ những ngày lễ quan trọng trong năm . để nhớ tới cội nguồn cũng la cách cho tâm mình thanh thản bình an . - (thoconanconon)
cúng rằm thì phải đúng rằm cúng.không thì cổ nhân đã gọi là cúng tháng 7. - (thanh)
Phú quý sinh lễ nghĩa, vấn đề này bạn nghĩ thế nào thì nó là thế đó... chả có vấn đề gì truớc hay đúng hay sau ngày 15 cả. Tất cả là do mình mà ra. - (ngonchym)
Trong miền Nam từ xưa đến nay cúng rằm thường là ngày 14, 15 còn cúng cô hồn là ngày 16. Nói chung mỗi miền mỗi khác không có quy định chung nào cả - (vinhtoduc)
về khách quan: thông thường người ta hay cúng trước ngày này vì: cúng vào các ngày thứ 7 hay chủ nhật con cháu trong gia đình đông đủ quây quần nhất nên tiện hơn
thứ 2: cũng theo lệ ngưòi ta hay cúng ngày sống trước ngày đã mất, ngày rằm chỉ thắp hương đơn giản, ăn uống thôi, còn đốt vàng mã... thì hay cúng trước đó..
không chỉ ngày rằm tháng 7 mà các dịp cũng lễ trong nhà cũng hay cũng trước là vậy - (Khoahoc)
Cúng ngày rằm (15) hay mồng 1 là truyền thống của dân tộc để tưởng nhớ đến các bậc sinh thành đã về với tổ tiên. Như vậy tùy thuộc vào Tâm của mình thôi. Bởi chắc chẳng có ai đi dưới đấy về mà trả lời là đúng hay sai khi cúng đúng/trước ngày 1, 15. Theo tập quán mà thực hiện là tốt rồi. - (ngxuanvinh)
Không có tục lệ nào cúng trước hay sao bạn à. Rằm tháng 7 nói riêng là mùa vu lang báo hiếu, ngày 15/7 đến chùa thắp hương cầu nguyện an lành cho cha mẹ còn sống, ai bất hạnh không còn cha mẹ thì cầu siêu tưởng nhớ cha mẹ nơi chín suối và kèm theo tục cài hoa hồng, vàng, trắng tượng trưng. Tháng 7 âm lịch nói chung là tháng các âm hồn được đặc xá cho về hưởng thực cúng thí. Nhà tù dương trần hay địa ngục cũng đều có tính nhân văn trong đó cả. - (diepchauminhtr)
Mình cũng chẳng biết, chỉ biết ở quê mình ăn rằm 14 to hơn 15. - (Mr.Duc)
Theo phong tục quê mình cho rằng đến ngày 13 là tàu/thuyền chở vàng mã rời bến mang đồ mã xuống cõi âm, nên nếu cúng vào đúng ngày 15 thì tàu chở mã đi mất rồi, do đó muốn đồ cho tổ tiên thì phải cúng, nhất là cần phải đốt mã trước ngày 15 (khoảng từ 10 đến 13). - (Dothien Hoang)
Cúng trước ngày rằm vài ngày 15/7 là quỷ được thả cửa ( xá tội vong nhân) vì vậy nếu ta đốt tền vàng quần áo vào ngày hôm đó thì người nhà mình dưới âm không nhận được mà quỷ sẽ tranh cướp mất - (dung)
đây là lễ của người Hoa, báo hiếu, cúng dường, cha mẹ, tổ tiên.. - (nguyễn)
14 hay 15 cúng ngày nào trong tháng 7 đều được, - (diemvuong)
Đọc hết lượt thấy mỗi bình luận của CUONGNV là đúng . - (Quan văn Tâm)
Không chỉ ngày rằm tháng 7 người ta mới cúng trước đó ít nhất 1 ngày mà cả các ngày rằm khác cũng vậy. Ví dụ cúng mồng 1 thì tối 30 hay cúng rằm thì tối 14.
- (huycuongkt)
Vì ngày 15 các cao hồn đều về chùa nghe tung kinh giảm tôi lỗi - (truongna)
Nhớ đến tổ tiên và người thân đã đi xa ở dưới cõi âm nên cúng lễ dịp này, nhà tôi cúng trước ngày 15 vì muốn tổ tiên và người thân dưới ấy được hường trước và chọn vẹn tình cảm của gia đình mình, còn đến ngày 15 thì các Đình và Chùa cũng có cúng lễ cho tất cả cùng được hưởng. . - (Trần Thủy)
Theo tôi nghĩ thì tất cả những điều luật về tâm linh đều do con người đặt ra. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những điều luật khác nhau. Tất cả đều hướng thiện và mong cho cuộc đời này có nhiều điều tốt lành. Các cụ có câu: "Tâm xuất Phật biết". Việc cúng ngày rằm tháng bảy đúng ngày hay trước vài ngày đều có ý nghĩa như nhau. Ở trần gian hay âm phủ thời nào chẳng có người ngay kẻ gian. Căn bản là sự thành tâm của người thắp nén nhang, dâng lễ vật mà thôi. - (Huỳnh Bá Chung)
Vào ngày rằm tháng 7, các vong đi lên nhiều quá nên làm trước phát cháo, ngô, khoai sắn cho các vong vào các ngày trước để tránh tắc đường, chen lấn, xô đẩy. Tiếp nữa là vào đúng ngày đấy cửa âm sẽ đóng vào đúng 12h trưa nên đi sớm về sớm khỏi bị ở ngoài. - (thulan)
Ngày rằm (15) trong gia đình thường có người ăn chay, người không. Do vậy, để cúng rằm mà mọi người cùng ...hưởng nên họ quyết định cúng trước ngày rằm, đơn giản là thế thôi??? - (Tôi yêu VN)
Cúng rằm 14,15 đều được, nhưng ngày 15 phải cúng trc 12h trưa vì sau 12h cửa âm sẽ đóng lại vong ko nhận đc đồ nữa. Mà buổi trưa ngày 15 khó chuẩn bị nên nhiều ng sẽ cúng tối hôm 14 cho tiện. - (hgtt)
Tôi chỉ có một điều. Rằm tức là ngày 15 âm lịch vậy rằm tháng bảy thì cứ đúng 15 tháng bảy mà cúng còn cùng trước sao không bảo tết 12 hay 13 tháng bảy đi cho rồi sao gọi là cúng rằm - (khaikv)
tại sao phải cúng rằm tháng 7 trứơc ngày 16 thì mới đúng chứ - (hùynhhưng)
Theo như mẹ mình nói thì "Tháng bảy âm ti địa phủ sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan, các vô hồn có thể ra ngoài dạo chơi như một đặt xá và kiếm thức ăn" nên người ta thường cúng cho những cô hồn lang thang vào tháng bảy.
Ở gần khu mình sống thì đa số người Quảng Đông thường cúng vào ngày 14 âm lịch, người Tiều thì 15 âm lịch, người Việt 16 âm lịch - (Jack)
vì mọi người muốn kéo dài ngày cúng cho vui...như lể tết vậy. - (trantram)
Người ta thường cúng trước ở nhà vì đến ngày 15 tháng 7 các linh hồn đều về hết các đình chùa, không ai ở lại để ăn đồ cúng của các gia đình nữa. - (thongvra)
theo minh thi ram thang bay tuc la ngay xoa tui vong nhan, len moi nguoi deu co the cung to tien chứ ko phai ngay ma cac ma quái den, da la tuc lệ va văn hóa viet nam thi chung ta hay lam theo va hay ton trong van hoa, ko len me tin hay vẽ them ra. - (nguyen van dang)
cúng rằm là 15,chẳng qua người ta hay suy diễn thôi.phong tục từ xưa,vùng miền ước lệ,người dương gian hay tính toán kiểu tắc đường về quê trước 1 ngày... - (nguyên đức tuân)
Các bạn ơi.
Điều này chẳng phụ thuộc vào điều nào cả. Ở nhà cúng rằm trước ngày 15, tại vì ngày 15 phải để dành cho việc lên Chùa nghe kinh Phật, hưởng được nhiều ơn đức hơn thôi các bạn ạ.
- (Lê Đình Tuấn)
Cung phai dung ngay 15 - (Duong truong)
Mình thấy mỗi người một ý nhưng quan niệm từ gia đình là. Ngày 14 cúng mặn và ngày 15 cúng chay, - (Lê Ly)
Ông cha ngày xưa cúng truyền thừa lại ta cứ cúng thôi. - (dreamtrinh)
Đó chính là tín ngưỡng dân gian hay còn gọi là Pháp thế gian đó bạn, cái này ko phải của Phật Giáo thường thì người miền Bắc tin rằng nếu cúng đúng ngày rằm sẽ rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình. Trong miền Nam thì thường họ cúng đúng vào rằm luôn. Ở miền Bắc cúng thổ công, gia tiên, ông bà bao giờ cũng trước ngày 12 sau đó sau ngày 15 trở đi mới cúng cô hồn, chúng sinh. Có người còn cho rằng nếu cúng thổ công gia tiên trùng vào ngày chúng sinh thì sợ ông bà mình ….không được ăn vì các cô hồn vồ hết. - (Bean Toan)
Cúng vàng mã hay hoá vàng mã không có trong Phật Giáo đó là truyền thong dân gian! Nhưng cúng âm linh Co Hồn thì có trong Phật Giáo! - (T Liễu Nguyên)
Lễ Vu Lan báo hiếu, hãy cúng bằng cả tấm lòng thì không sợ cha mẹ ông bà mình không nhận được. - (Hiểu Bình)
Ngày rằm tháng bảy. Còn gọi là ngày xoá tội vong nhân. Vậy mình nên làm cơm cúng vào đúng ngày rằm và nên cúng vào sáng sớm vì theo mình được biết thì bắt đầu 00h ngày rằm tất cả đc về với gd - (Khuat khang)
Ngày rằm tháng 7 có nguồn gốc được ghi rỏ trong Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ: Nhân vào một buổi sang đi khác thực, Đức Phật thấy một đông xương khô Ngài đảnh lễ. Tôn giả A nan thấy vậy nên hỏi về việc này nên được Đức Phat dạy rỏ về công ơn của Cha Mẹ ở kiếp này và nhiều kiếp trước gọi là Pháp Giới Đa Sanh Phụ Mẫu. Nhân sự kiện này Ngài Đại Hiếu Mục Kiên Liên nhớ đến người mẹ vừa quá vãng nên dung than thong quán sát thấy mẹ của mình bị đoạ vào chon địa ngục mà tự sức Ngài không cứu được nên về hỏi Đức Phật thì đức Phật dạy vào rằm tháng 7 cúng dường 10 phương Tăng và bố thí và phóng sanh và đem công đức đó hồi hướng cho cha mẹ hiện đời và nhiều đời thì cha mẹ sẽ nhờ đó mà vãng sanh về tịnh độ. Cúng cô hồn cũng là hình thức báo hiếu trong ý nghĩa Pháp Giới Đa Sanh Phụ Mẫu. - (T Liễu Nguyên)
tại vì cúng trước thì mua đồ sẽ rẻ và dễ hơn sau mùng 15/7 - (lucife)
vì rằm tháng 7 la ngày xoá tội vong nhân nên có nhiều ma trên trần gian , nếu cúng và đốt vàng mã vào ngày 15 thì bị ma lang thang cướp hết , ma nhà mình không nhận được . - (caotrunghieu)
Thường rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân. Các linh hồn được đi chơi, nên người ta phải cúng lễ trướng ngày (Trong niên từ 01 đến 14). Chúng ta cúng và hoá tiền, vàng, áo, mũ trước ngày rằm để đúng ngày 15 các linh hồn có quần áo mới, tiền tiêu. Đó chính là lý do mà ta cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch. - (Nhat)
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành! - (Xuan loc)
.Nếu con cháu mà không cúng các cụ trước thì ngày rằm các cụ sẽ chưa nhận được lại phải chờ đến năm sau mới nhận đc.Bởi ngày 14,7 là chuyến đò chở mã xuất bến ,nên phải cúng trước ngày rằm - (huy nguyễn)
các bạn muốn biết rõ hãy tìm đọc kinh vu lan báo hiếu phụ mẫu thì rõ thôi - (tăng)
có người âm hả các bác? - (Danang)
khong ai chung minh dieu nay dau a ,dieu chinh xac la muon an che som thoi - (tam)
Mọi người nói cứ như thể mọi người đã xuống dưới đó rồi vậy. Cốt là ở cái tâm mình thôi. - (Silver)
Ca dao có câu "Hôm nay 14, mai rằm. Ai muốn ăn oản lên nằm với sư"! Hic! Chả biết thế nào? Chắc lên từ đêm 14 rạng ngày 15. - (Nguyễn Văn Nội)
tất cả đều do quan niệm của con người mà ra cả.thế giới tâm linh thật sự có tồn tại,vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cả.vậy nên con người ta quan niệm thế nào thì thế giới tâm linh là như vậy. mọi sự giải thích chỉ là cho hợp lý vs cách suy nghĩ của người dương gian.vì ko biết chính xác nên ta phải làm theo quan điểm của số đông và sợ ko dám làm ngược lại vì sẽ thấy ko an tâm,mà nếu chẳng may bản thân hay gia đình có chuyện gì thì lại nghĩ là do ko làm giống mọi người. - (heroiszero)
Sai het sai het ngay xa toi vong nhan khong phai ai cung duoc ve . Cung nhu tren tran gian vay ngay an xa. - (cautrung)
tại vì trước 15/7 giá vàng mã rẻ hơn - (dinhnhiqni)
Cũng như nghỉ 2/9 hoặc 1/5, có ai về đúng ngày đó đâu, thường về quê trước 1 đến 2 ngày. - (Trần Canh)
Theo ý tôi cúng trước ngày 15 là dịp các vị buôn bán tăng giá vàng mã,làm như thế mới có lời nhiều.Nguyên nhân do các vị đó? - (cachang)
Theo phật giáo thì mở cửa từ ngày 2-14 còn theo đạo giáo thì hình như đúng ngày 15 mới mở. - (Mình Không)
ơ thế sao rằm tháng 7 mổ gà mổ lợn để cúng không phải là xát sinh hả? .. gieo nhân nào ăn quản đấy - (dainghia_vt9x)
các bạn phải phân biệt ngày rằm tháng 7 trong dân gian và trong Phật giáo có ý nghĩa khác nhau. Ngày rằm tháng 7 trong Phật giáo gọi là ngày Lễ Vu Lan có bắt nguồn từ sự tích của tôn giả Mục Kiền Liên. Còn trong dân gian ngày rằm tháng bảy được gọi là ngày xá tội vong nhân là ngày cúng cô hồn, đây cũng là ngày cúng quan trọng nhất trong năm "Cúng quanh năm cũng không bằng rằm tháng bảy" - (Vịt Con Xấu Xí)
Theo luật nhân quả, thì nếu bạn có tâm niệm thiện, nuoi dưỡng lòng từ bi, tạo nhiều nghiệp lành, biết sám hối tội lỗi thì nghiệp xấu sẽ giảm, chứ Phật không ban phước hay gián họa cho ai..."sống thuận theo chân lý, thì chân lý sẽ soi sáng trong bạn" - (Võ minh phước)